ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THEO CHUẨN QUỐC TẾ VỚI 10 DẠNG BÀI TEST KHÔNG THỂ BỎ QUA

0
4657

Ngày nay, vòng thi đánh giá năng lực đã trở nên phổ biến với các công ty hàng đầu trong quá trình tuyển dụng nhân viên. Đây cũng là xu hướng được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp trên toàn thế giới trong thời gian tới để đánh giá ứng viên và nhân viên của mình. Hiện tại, Global HRDC & Jobtest cung cấp 10 loại bài test phổ biến nhất khi phân loại năng lực nhân sự, được đảm bảo chất lượng bởi IBM Kenexa.

1. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯ DUY PHI NGÔN NGỮ

Nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi nhân viên của mình có tầm nhìn để giải quyết vấn đề, ví dụ như sự linh hoạt, nhanh chóng nắm bắt hành vi mua sắm của khách hàng hoặc nghiên cứu thị trường để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp của team sale. Đây chính là khả năng tư duy phi ngôn ngữ – xác định nhanh quy tắc logic và xu hướng dữ liệu mới, từ đó có giải pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Nhóm mục tiêu: Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp và Quản lý Tập sự.

Có 3 hình thành phần trong mỗi trường hợp. Hai hình bên ngoài được chuyển vào giữa và chèn vào hình còn lại. Lựa chọn C là chính xác.

 

2. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện – Critical Thinking là một trong những kỹ năng được đánh giá cao nhất hiện nay trong cả học tập và làm việc, đòi hỏi sự quyết định hợp lý dựa trên nguồn thông tin phức tạp, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho tổ chức.

Bài test tư duy phản biện gồm một loạt các tình huống liên quan đến ngôn từ hoặc số liệu. Nhân viên có khả năng này sẽ dễ dàng xử lý kết luận, suy luận từ báo cáo; thấu hiểu thông tin tài chính, thống kê,…đặc biệt cần thiết cho vị trí quản lý chuyên môn.

Nhóm mục tiêu: Các cấp quản lý và sau đại học; Quản trị viên tập sự.

 

Thực tế là Vincent và Thomas sống trên cùng một đường cho biết rằng họ sống trong cùng một khu phố. Không có lí do hợp lí nào cho các lựa chọn khác cả.

 

3. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯ DUY HỆ THỐNG

Có liên quan chặt chẽ với bài test tư duy phi ngôn ngữ, khả năng tư duy hệ thống cũng đánh giá khả năng tuân theo một loạt các hướng dẫn logic hoặc suy luận ra các nguyên lý được trình bày bằng các biểu tượng, sơ đồ đó. Tuy nhiên, điều đặc biệt là bài test này đặc biệt phù hợp với các công việc liên quan đến công nghệ thông tin, phản ánh chặt chẽ cách thức mà các nhà phân tích và lập trình viên tiếp cận để thiết kế phần mềm; thông qua các câu hỏi bằng biểu đồ, sơ đồ quy trình,…

Nhóm mục tiêu: Kỹ sư và chuyên gia CNTT, Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp và Quản lý Tập sự.

Dãy A: Mỗi ngôi nhà có 03 cửa sổ.

Dãy B: Mỗi ngôi nhà có 04 cửa sổ.

Hình: nhà có 04 cửa sổ → Thuộc dãy B.

 

4. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍNH TOÁN & PHÂN TÍCH

Được thiết kế để đo lường khả năng giải thích, phân tích và rút ra các kết luận logic dựa trên thông tin từ bảng biểu và hình vẽ. Bài đánh giá tư duy tính toán và phân tích cho phép nhà tuyển dụng thấy được khả năng hiểu được số liệu một cách nhanh chóng và đưa ra các quyết định hợp lý, chính xác của ứng viên.

Bài kiểm tra sẽ yêu cầu thí sinh thực hiện các phép tính đơn giản với số liệu có sẵn hoặc đọc được từ biểu đồ. Thí sinh có thể sử dụng máy tính cầm tay khi làm bài, với thời gian quy định nhằm đánh giá mức độ chính xác và nhanh của ứng viên trong phần này.

Nhóm mục tiêu: Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp và Quản trị viên tập sự – đặc biệt là công việc liên quan đến tài chính, ngân hàng, tư vấn,…những vị trí cần tính toán, làm việc với con số.

Đáp án B.

5. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TƯ DUY LOGIC

Tương tự bài đánh giá khả năng tư duy phi ngôn ngữ và hệ thống, bài test tư duy logic đo lường khả năng của cá nhân làm việc linh hoạt với thông tin không quen thuộc và giải quyết các vấn đề. Đặc biệt, loại bài kiểm tra này dành cho tất cả các kỳ thi tuyển dụng, thi vào ngân hàng, các MNCs, FMCG, Y tế, Xây dựng, Bán lẻ, Năng lượng … và các bài kiểm tra đầu vào khác của các tổ chức khác nhau; với dạng bài chính lá chọn hình dạng bị thiếu từ một số câu trả lời cho trước sau khi tìm ra quy tắc logic.

Nhóm mục tiêu: Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp và Quản lý Học viên.

Hình đi xuống và sọc và không sọc luân phiên. Chọn B.

Quy luật 1: Mỗi bước, từ trên xuống dưới, mỗi biểu tượng di chuyển tới 1 vị trí bên phải. Quy luật này tiếp diễn ở cột tiếp theo.

Quy luật 2: Mỗi bước, từ trái qua phải, đường thẳng trong hình tròn xoay 45 độ. Quy luật này tiếp diễn ở hình tiếp theo.

Chọn C.

6. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ

Một yêu cầu tối thiểu cho bất kỳ vị trí tuyển dụng nào trong tất cả các doanh nghiệp là khả năng đọc hiểu. Trong bài đánh giá này, các câu hỏi tương ứng với các đoạn văn được đưa ra, với yêu cầu phải quyết định xem câu nào đúng, sai, hoặc không thể khẳng định bằng thông tin có trong đoạn văn. Mức điểm cao của bài test này cho thấy khả năng sử dụng tốt các tài liệu hướng dẫn, soạn thảo văn bản và truyền đạt thông tin cho đồng nghiệp, quản lý, khách hàng,…chính xác, có hiệu quả.

Nhóm mục tiêu: Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp và Quản lý Tập sự.

DNA barcoding has revolutionized the field of taxonomy because it is a faster, more accurate way of classifying animal samples. True, False or Cannot Tell?

False.

7. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Còn được gọi là bài kiểm tra khả năng lãnh đạo. Chính nhà quản lý có thể thực hiện bài test này, đo lường khả năng lãnh đạo hiện tại của mình đã đem lại hiệu quả cao hay chưa, hiểu rõ về phong cách lãnh đạo của bản thân để hành xử phù hợp cho nhiều tình huống khác nhau. Thông qua bài đánh giá, họ cũng hiểu được đâu là cách xử lý phù hợp nhất/ít phù hợp nhất cho những tình huống điển hình để điều chỉnh phản ứng. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể làm bài test để khám phá tiềm năng lãnh đạo.

Nhóm mục tiêu: Giám đốc, Quản lý, Chuyên gia, Sinh viên tốt nghiệp & Quản trị viên tập sự.

Giải pháp 1.

8. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CHI TIẾT

Những công việc đòi hỏi chính xác cao yêu cầu nhà tuyển dụng phải tìm được ứng viên cẩn thận, tỉ mỉ và có khả năng làm việc chi tiết. Không chỉ đọc được thông báo thông thường, những nhân viên này còn có khả năng phát hiện lỗi trong dữ liệu thật nhanh chóng và chính xác.  Bài test là các dữ liệu số, địa chỉ, bảng,.., được đối chiếu để tìm ra lỗi sai.

Nhóm mục tiêu: Công việc hành chính và văn phòng, Sinh viên tốt nghiệp, Quản lý tập sự,..nhất là trong lĩnh vực kế toán, tài chính, chăm sóc sức khỏe,…

Chọn D.

9. BÀI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHẨN ĐOÁN LỖI

Đối với ngành kỹ thuật, việc tiếp cận vấn đề một cách logic để tìm ra lỗi là vô cùng cần thiết, là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn ứng viên. Với máy móc ngày càng hiện đại và tiên tiến, nhân viên kỹ thuật còn phải hiểu biết điện tử để tìm và sửa lỗi trong hệ thống điện tử. Bài test đo lường khả năng chẩn đoán lỗi này của ứng viên thông qua hình ảnh và ký hiệu được sử dụng trong các thiết bị chuyển mạch khác nhau

Nhóm mục tiêu: Chuyên gia Kỹ thuật và kỹ sư (cơ khí, điện, điện tử, tự động hoá, công nghệ thông tin, kết cấu …).

Chọn D.

10. BÀI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỔNG HỢP

1 bài test cực kỳ khác biệt và chuyên biệt là bài test năng lực tổng hợp. Không chỉ tích hợp các dạng test trên, bài đánh giá tổng hợp còn được phân theo chuyên ngành hoặc vị trí riêng: marketing, trưởng phòng nhân sự, chuyên viên C&B,…đảm bảo đo lường và đánh giá chuẩn xác nhất trong quá trình tuyển dụng, tìm được nhân tài phù hợp với công việc. Đây là phương pháp đáng tin cậy trong tuyển chọn các ứng viên phù hợp nhất hoặc các ứng viên tiềm năng nhất cho chương trình quy hoạch phát triển lãnh đạo và bổ nhiệm.

Hy vọng với những bài đánh giá năng lực trên nền tảng của JobTest, bạn sẽ hiểu hơn về khả năng của mình, cũng như xây dựng được quy trình tuyển dụng phù hợp. Việc thực hiện bài Test sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng. Vì thế, hình thức này đang được sử dụng rất phổ biến
 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here