“Văn hóa nghỉ việc” – Nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp ngày này

0
2225

Có những người nghỉ việc rồi vẫn được sếp và đồng nghiệp cũ trân trọng nhưng chẳng hiểu sao có những người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, mà có nhắc thì cũng là với ấn tượng cực xấu. Cái đó người ta gọi là sự khác biệt trong văn hóa xin nghỉ việc, và là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân.

Chốn công sở rất vui, ai cũng thừa nhận là vậy nhưng trong đó cũng tiềm ẩn cả những điều khó nói, như mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa sếp và đồng nghiệp rồi lại chuyện kèn cựa để thăng chức. Và có một điều phải thừa nhận là con số những người nhảy việc không phải là ít bởi qua thời gian họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm và “tăm tia” được nơi nào đó mới mẻ hơn, tiềm năng hơn cho sự phát triển của họ.

Tất nhiên, trước khi đến được nơi mới thì họ sẽ phải chia tay nơi cũ, người cũ. Có những người nghỉ việc rồi vẫn được sếp và đồng nghiệp cũ trân trọng nhưng chẳng hiểu sao có những người lại chẳng bao giờ được nhắc đến, mà có nhắc thì cũng là với ấn tượng cực xấu. Cái đó người ta gọi là sự khác biệt trong văn hóa xin nghỉ việc, và là văn hóa chia tay đúng mực của mỗi cá nhân.

Văn hóa nghỉ việc - nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp ngày nay

Vấn đề này được cựu giám đốc nhân sự, người chuyên tổ chức event cho phụ nữ, chị Giao Giao đề cập rất rõ ràng và mạch lạc, chạm đến nỗi lòng của rất nhiều người đang làm công tác quản lý ở các chốn công sở và khiến nhiều người nhìn lại hành trình đi làm của mình.

Chị chia sẻ: “Mình tuyển rất nhiều nhân viên đủ các cấp bậc. Tuyển vị trí khó mấy rồi cũng tuyển được, chỉ là thời gian, người có năng lực, người kém năng lực, người yếu đuối hay mạnh mẽ mình gặp đủ. Điều làm mình rất thất vọng, là nhân viên cả cấp cao lẫn cấp thấp, đều rất ít người biết cách cư xử đẹp khi nghỉ việc, khi chia tay. Giúp việc (lương 10 triệu/ tháng), cũng bịa lý do về quê nghỉ đột ngột, giám đốc cấp cao có 20 năm đi làm trong và ngoài nước, (thu nhập 3 tỉ/ năm) cũng cư xử y hệt nhau, chán là bỏ đi, không thèm dọn dẹp gì. Không phải do trình độ văn hoá, xuất thân, kinh nghiệm, tuổi đời, cũng lại chả phải vì họ bị đối xử tệ hại. Họ chả hề biết chia tay sao cho văn minh.”

Chị tâm niệm rằng mong văn hóa chia tay (công việc) đều sẽ được coi trọng y như lễ đính hôn, thư mời tuyển dụng, hay nhận lời ai làm việc gì. Hiểu được lòng chị, JobTest xin chia sẻ một số ý kiến dưới đây cho các bạn nhân viên có ý định “nhảy việc”.

1. Chia tay là chuyện…bình thường thôi

Trong đời không yêu nữa, không hợp nữa, không đi cùng nhau nữa thì chia tay lịch sự. “Có gặp gỡ ắt có chia ly”. Đừng nói xấu, đừng đổ lỗi cho ai. Lý do nghỉ việc nên cụ thể. Càng cụ thể càng rõ ràng càng tốt. Ví dụ như “Năng lực em không kham được công việc này. Em không phù hợp văn hoá công ty. Em muốn làm chỗ oai hơn…” nói thật dễ biết bao nhiêu. Đừng nghĩ mình nghỉ công ty sẽ sập, nếu mình nghỉ, đừng nghĩ không có ai thay được mình. Nghĩ cho mình cũng nên nghĩ cho người khác, sao cho việc nghỉ ít ảnh hưởng nhất đến người khác. Cần suy nghĩ đến trách nhiệm, hậu quả khi quyết định dừng chân ở công ty.

2. Đừng nghỉ việc vì tiền

Hãy thử làm mọi việc, học thêm kỹ năng sao cho mình giỏi hơn, chủ động hơn, đương nhiên mình sẽ có thu nhập xứng đáng hơn. Hãy tự tìm cách nâng cao kiến thức, năng lực của mình trước khi mơ mộng tìm công việc mới sẽ có lương cao trong khi năng lực không đủ đáp ứng các yêu cầu công việc. Điều này khiến bạn sẽ sớm thất vọng, vì chả có việc gì dễ mà lương cao cả. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi có quyết định nghỉ việc.

Đừng vì tiền mà thôi việc

3. Hãy tìm gặp Sếp

Nên có buổi gặp với sếp và trò chuyện thẳng về lý do hoàn cảnh, bày tỏ sự lo ngại. Mình có thể không tiếp tục công việc, ít nhất 2 tháng trước khi nghỉ, để người ta đủ thời gian tìm người thay. Đừng nói dối bịa ra lý do, đừng nghỉ đột ngột khi chưa có ai đảm nhiệm công việc, sự tử tế này sẽ mang cho bạn may mắn, tiếng tốt khi tìm công việc sau. Điều này rất cần thiết cho bạn nhé.

Hãy tận tâm làm việc đến ngày nào bạn còn nhận lương, và đừng nghĩ mình xin nghỉ rồi mình không cần làm việc tích cực nữa. Trừ khi bạn bị đối xử rất tệ, thì mới nên chọn cách viết Mail xin nghỉ theo thời gian báo trước của luật, vốn rất ít ỏi. Hãy tạo cuộc nói chuyện với Sếp, trước khi gửi mail. Hãy chuẩn bị việc bàn giao thật cẩn thận, chu đáo. Hãy hết lòng làm tròn trách nhiệm trước khi nghỉ. Bạn sẽ thấy mình nhẹ lòng khi ra đi.

4. Mong muốn nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên vào làm việc

Họ bỏ rất nhiều công sức, dành cho bạn nhiều hy vọng, giúp bạn tiến bộ, đồng nghiệp bạn tử tế thân thiện, giúp đỡ bạn rất nhiều, công ty giúp bạn có công việc lương thiện. Hãy biết ơn cả những điều nhỏ bé, đừng coi là đương nhiên, đừng nói xấu đừng quay lưng bội bạc. Bạn hãy chính trực, quân tử, khi chia tay. Đừng tham ít tiền hay đòi hỏi gì vô lý. Hãy tạo “tiếng tốt” để mọi người nhớ về mình với sự tôn trọng và quý mến kể cả khi bạn đã rời bỏ công việc.

Mong muốn của nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên

5. Đừng gửi một Email

“Chào cả công ty….. cảm ơn” không thôi. Hãy gặp từng người quan trọng với bạn, để tạm biệt, đừng thông báo việc bạn nghỉ, khi sếp bạn chưa thông báo. Hãy vui vẻ đúng mực, đừng tỏ ra hả hê, nghỉ việc như trả thù cá nhân. Hãy mời vài người thân ăn một bữa chia tay, hay tặng họ một món quà nhỏ. Bạn chắc sẽ có dịp gặp đồng nghiệp ở nơi khác, trân trọng mối quan hệ công việc, giúp bạn biết cách giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ một cách chân thành.

6. Đừng bao giờ nhận một công việc vội vàng

Thiếu cân nhắc, để khó xử khi chia tay. Nhớ coi sếp có tử tế nhân hậu không. Hãy cư xử lịch thiệp lễ độ với sếp. Hơn cả cách Sếp đối với bạn. Công việc nào cũng đầy áp lực, đừng nghĩ nghỉ việc là giải pháp. Đừng nghỉ khi đang thử việc trừ khi cả hai không thể tiếp tục. Thời gian tối thiểu bạn xem có hợp 1 công việc hay không, trung bình là 6 tháng. Tốt nhất là đặt mục tiêu thời gian làm một công việc 2 năm, để học được cặn kẽ các năng lực của một công việc cụ thể. Nếu vượt qua 6 tháng đầu, bạn sẽ trụ lại công việc được lâu.

Đừng bao giờ nhận việc một cách vội vàng

7. Hãy chia tay với đầu óc “khôn ngoan”

Chia tay xong phải dứt điểm không nặng nề dây dưa, tránh cho nhau những hệ luỵ về sau. Gặp gỡ đẹp chả nói nên điều gì. Hãy chia tay đẹp làm nên nhân cách một người tử tế.

Một số nhà tuyển dụng ngán ngẫm việc sẽ chia tay sớm hay muốn đánh giá tính cách, văn hóa ứng xử của nhân viên, họ thường sẽ đặt câu hỏi liên quan đến chủ đề này trong cuộc phỏng vấn: “Nếu muốn nghỉ việc bạn sẽ làm gì để chia tay cho lịch sự, từ chối sao cho đàng hoàng không?”. Qua câu trả lời họ sẽ chọn được ứng viên nào phù hợp với văn hóa của công ty và giảm thiểu hiệu quả tỷ lệ nghỉ việc của các nhân viên mới.

Quy trình “chia tay” công việc đang làm của nhân viên chuyên nghiệp là như thế nào?

Việc “chia tay” được xem là đúng mực cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu quy định

    ► Chú ý: Thời hạn báo trước

  • Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng là 3 ngày, 2 tháng là 7 ngày

  • Hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm là 30 ngày.

  • Hợp đồng vô thời hạn là 45 ngày.

Bước 2: Xin gặp riêng quản lý của mình để chia sẻ và thông báo lý do

Bước 3: Xem xét của quản lý

Bước 4: Xác nhận của phòng nhân sự

Bước 5: Duyệt cho nghỉ việc

Bước 6: Bàn giao đầy đủ và chính xác trách nhiệm công việc cho người được chỉ định; Bàn giao tài sản công ty cấp như điện thoại, máy tính, xe, nhà cửa, …(nếu có).

Bước 7: Quyết định cho nghỉ việc

Bước 8: Thanh lý các chế độ còn lại

Đặc biệt, ngày cuối cùng làm việc dành thời gian ghé qua chỗ làm việc của những cộng sự với mình để nói lời cám ơn và chào tạm biệt.

Có thể xem quy trình thôi việc qua hình ảnh sau:

Lời khuyên chân thành của Jobtest cho nhà tuyển dụng….

Để giải quyết vấn đề này tối đa và hiệu quả nhất, các nhà tuyển dụng các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi tuyển chọn nhân sự cho công ty. Các nhà tuyển dụng nên ưu tiên tuyển ứng viên có nhân cách, có tự trọng, đặc biệt biết văn hóa “chia tay” một cách văn minh là điều không thể thiếu. Bên cạnh đó, để giúp các nhà quản trị nhân sự tránh “va vào” trường hợp đáng tiếc, ngán ngẫm trên, mô hình đánh giá “ĐÚNG NHÂN TÀI – HỢP VĂN HÓA” (TCAS) của Jobtest là sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp.

Mô hình này sẽ cung cấp toàn diện và tối ưu các giải pháp và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, tìm kiếm nguồn nhân lực thông minh – hợp văn hóa công ty. Như vậy, vấn đề nghỉ việc của ứng viên sẽ được giảm thiểu đáng kể và không còn làm đau đầu các nhà tuyển dụng nữa. Qua đây, có thể dễ dàng đánh giá năng lực nhân viên thiết thực nhất trong mô hình này.

Tìm hiểu thông tin chi tiết của mô hình tại đây.

Bạn có thể quan tâm:

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here