Sự thật về suy nghĩ của các nhà tuyển dụng hiện nay

0
2124

Theo thống kê của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội, hàng năm có khoảng gần 200 ngàn sinh viên các trường Đại Học, Cao Đẳng chính quy trong cả nước không có việc làm sau khi tốt nghiệp và hơn 60% làm trái ngành. Số lượng sinh viên được đào tạo tại các trường đại học quá đông và ồ ạt nhưng chất lượng chưa thực sự tương ứng, các cử nhân sau khi ra trường không thể tìm được công việc thích hợp. Thực tế, gần 80% sinh viên sau khi ra trường đang chạy xe ôm công nghệ.

Suy nghĩ của nhà tuyển dụng thời nay

Sinh viên sau khi ra trường không định vị được bản thân có thể làm được những gì cho doanh nghiệp, năng lực của mình đang ở mức độ nào để đầu quân vào những công ty phù hợp. Hiện tượng sinh viên đầu quân nhầm công ty, làm nhầm việc gây ra không ít các ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Người nhầm việc, việc nhầm người! Tại sao nghịch lý này lại xảy ra? Vậy sự thật các nhà tuyển dụng đang mong muốn gì ở các ứng viên. Họ đang đi tìm  ở các sinh viên mới ra trường những yêu cầu gì mà sinh viên chưa biết đến.

1. Sinh viên nhầm việc dễ chán nản, không nhiệt tình

Rất nhiều sinh viên mới ra trường, sau khi được tuyển dụng vào làm tại các doanh nghiệp cảm thấy chán nản với công việc mình đang làm. Nguyên nhân là do đâu?

Sinh viên nhầm việc chán nản

Các sinh viên mới ra trường hầu hết không có nhiều hiểu biết về lĩnh vực mình đang làm, kĩ năng mềm cũng không có, đặc biệt là kĩ năng làm việc chưa tốt. Vì vậy, sinh viên mới ra trường rất khó hòa nhập được với môi trường làm việc doanh nghiệp.

Khi đi làm không có niềm vui và sự hào hứng khiến công việc không hiệu quả và sinh viên mất tinh thần. Có rất nhiều trường hợp, cứ mỗi ngày đi làm tinh thần uể oải nhàm chán, tra tấn đến tột cùng, giống như sống trong địa ngục và mất năng lượng khi làm việc. Công việc trì trệ, đi xuống, sếp thúc giục, la mắng càng làm sinh viên không thể hòa nhập được với công ty.

Lại một lần nữa sinh viên dừng chân lại, từ bỏ công việc và tìm kiếm một công việc khác. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Bao giờ bạn mới kết thúc hành trình tìm kiếm việc làm?”

2. Lương thưởng không cao

Các nhà tuyển dụng hay các doanh nghiệp lớn luôn chú ý đến năng lực của bạn trong công việc. Hiệu quả công việc tốt và sự cống hiến với công ty càng nhiều mức đãi ngộ của doanh nghiệp càng lớn.

Lương thưởng không cao

Nếu như sinh viên không chọn nhầm việc, làm việc hiệu quả thì không bao giờ cống hiến hết mình và các doanh nghiệp thì không thích trả lương cho những người làm việc như vậy. Họ đòi hỏi bạn phải làm được việc với sự nhiệt tình và ham học hỏi, luôn muốn cống hiến cho công ty.

3. Doanh nghiệp lao đao khi chọn nhầm người

Điều này thật sự rất đúng với nhiều doanh nghiệp trẻ hiện nay. Theo trang việc làm Vietnamworks.com, 75% Nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân sự cho công ty trong thời gian sau Tết. Con số này cho thấy, nhân sự của các công ty đang bất ổn. Một doanh nghiệp có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người trong công ty.

Doanh nghiệp lao đao chọn nhầm người

Việc sinh viên nhầm việc, doanh nghiệp nhầm người là nỗi lo của cả sinh viên và công ty. Việc tìm người đã khó mà tìm được người làm được việc và lâu dài còn khó hơn. Sinh viên nhầm việc khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty dường như đi xuống và bất ổn định.

VẬY CÁC NHÀ TUYỂN DỤNG THỰC SỰ CẦN GÌ Ở ỨNG VIÊN?

1. Ham học hỏi và tinh thần cầu tiến sẽ có nhiều đất diễn

Dù làm bất cứ công việc gì tinh thần ham học hỏi và cầu tiến trong công việc luôn được đề cao. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có đức tính này. Bởi vì chính những sự cầu tiến là lý do quan trọng để nhân viên của họ cống hiến hết mình, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Bất cứ vị trí nào trong doanh nghiệp, dù là vị trí lễ tân cho đến vị trí có chuyên môn cao thì các nhà tuyển dụng vẫn đề cao thái độ ham học hỏi và cầu tiến của nhân viên.

Nếu như bạn có khả năng chuyên môn cao mà không có những động lực để duy trì nhiệt huyết đó thì rất dễ làm cho doanh nghiệp đi xuống. Nhà tuyển dụng chắc chắn không muốn điều đó xảy ra. Một người mất tinh thần thì sẽ không bao giờ làm chủ bản thân và đi đúng hướng đến cuối đường.

2. Làm việc Teamwork hiệu quả – ai cũng cần.

Tất cả các nhà tuyển dụng xây dựng doanh nghiệp trên sứ mệnh chung và định hướng chung. Vì vậy, nhân viên của công ty cũng phải có định hướng rõ ràng trong công việc và đi đúng hướng cùng công ty. Kỹ năng làm việc nhóm luôn được xem là 1 kỹ năng quan trọng.

Nếu như đơn giản, bạn làm việc trong đội kinh doanh mà không có kĩ năng tương tác với các thành viên trong nhóm công việc của bạn không bao giờ hiệu quả và đạt kết quả tốt. Điều đó hiển nhiên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Kĩ năng làm việc teamwork vô cùng quan trọng và luôn là yếu tố hàng đầu được các nhà tuyển dụng đánh giá trong thời gian thử việc. Khi bạn vượt qua vòng phỏng vấn không có nghĩa là bạn đã được nhận.

Các nhà tuyển dụng luôn cho bạn khoảng thời gian thử việc tầm 2 tháng. Đây cũng là lúc bạn thể hiện các kĩ năng mềm của bạn. Từ tác phong làm việc đến thái độ hay thậm chí là hiểu biết của bạn về chuyên môn cũng như là con người bạn.

3. Giao tiếp tốt thực sự là một lợi thế

Các nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến kỹ năng này trong quá trình làm việc của bạn. Kĩ năng giao tiếp không chỉ cần thiết bên ngoài xã hội mà còn là yếu tố quan trọng trong doanh nghiêp. Một doanh nghiệp có bền vững hay không không chỉ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh mà còn phụ thuộc vào văn hóa, con người tại doanh nghiệp đó.

Giao tiếp tốt là một lợi thế

Đối với các nhà tuyển dụng, họ luôn mong muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện, hài hòa. Nhân viên của họ cũng rất cần sự trao đổi tương tác, hòa đồng với nhau. Vì vậy giao tiếp giữa nhân viên thử việc với mọi người trong công ty cũng là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Chỉ khi bạn thật sự hài hòa thân thiện với môi trường làm việc, con người trong doanh nghiệp bạn mới có thể hòa nhập và làm quen được. Khi đó chính bản thân bạn cũng đóng góp một phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là tiêu chí mà các nhà tuyển dụng cần ở bạn.

Giao tiếp tốt là điều tiên quyết trong các cuộc họp, các buổi đàm phán hay các chương trình hợp tác với khách hàng. Có nhiều bạn cho rằng chỉ cần quan tâm đến những điều mà doanh nghiệp cần ở mình, để làm sao đáp ứng được họ. Nhưng thực sự bạn đã quên mất, một tiêu chí hết sức quan trọng để bạn tìm được công việc có mức lương cao gấp 1.5 lần những gì bạn nghĩ cộng với môi trường văn hóa phù hợp, tránh xa nhưng khổ đau công sở đó là bạn cần hiểu được – nhà tuyển dụng không cần gì ở bạn.

NHÀ TUYỂN DỤNG THỰC SỰ KHÔNG CẦN GÌ?

1. Kỹ năng chuyên môn quá cao

Các nhà tuyển dụng hiện nay, không quá khắc khe về kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, tùy tính chất công việc khác nhau mà đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao hay không. Nếu như vị trí mà bạn ứng tuyển là những vị trí nhưng hành chính nhân sự, lễ tân,….thì các nhà tuyển dụng không quá cao về kĩ năng chuyên môn.

Chỉ cần bạn nắm chắc về tin học văn phòng là bạn có thể được nhận. Nếu bạn ứng tuyển vào những vị trí kĩ thuật như thiết kế, sale….thì các nhà tuyển dụng đòi hỏi bạn đảm bảo về kĩ năng chuyên môn.

Đây cũng vẫn là kĩ năng quan trọng để bạn khẳng định giá trị bản thân với nhà tuyển dụng. Không có nghĩa là nó quá quan để giúp bạn hoàn thành tốt buổi phỏng vấn. Như phân tích ở trên, tùy thuộc vào đặc thù công việc mà bạn ứng tuyển. Tuy nhiên nền tảng về chuyên môn cũng một phần giúp sinh viên nắm bắt và thực hiện tốt công việc.

2. Bằng tốt nghiệp loại giỏi có tốt?

Bằng giỏi có thực sự cần thiết khi ra trường hay không? Các phụ huynh hay chính các bạn sinh viên vẫn có quan điểm rằng khi ra trường cần một tấm bằng với điểm số cao. Thường thì mọi người vẫn có tư duy như khi còn học ở phổ thông, cố gắng đạt thành tích điểm số cao trong học tập.

Nhưng thực chất, bốn năm học đại học là lúc các bạn sinh viên bắt đầu cuộc sống tự lập và là quá trình trau dồi kiến thức xã hội, kĩ năng giao tiếp và sinh tồn. Nếu sinh viên quá tập trung và việc học đạt điểm số, có bằng giỏi khi ra trường chưa chắc đã xin được một công việc phù hợp.

Vì khi rời khỏi ghế nhà trường, các nhà tuyển dụng không để ý đến tấm bằng giỏi của bạn. Mà các nhà tuyển dụng chỉ thực sự quan tâm đến khả năng tiếp thu và tư duy của bạn mà thôi.

3. Đại học danh tiếng – có làm được việc?

Đại học danh tiếng - liệu có tốt

Có phải sinh viên ở các trường danh giá như Ngân Hàng, Tài Chính… ra trường đều xin được việc hay không? Theo thống kê năm 2018, tỷ lệ sinh viên các trường đứng top về kinh tế được nhận vào làm ở các công ty chỉ chiếm 10% đến 15%.

Có những công ty từ chối nhận hồ sơ của sinh viên chỉ vì Bằng giỏi của trường ĐH có tiếng. Họ nói rằng: “Với một tấm bằng xuất sắc như thế này, chúng tôi không dám nhận vì không đáp ứng được môi trường làm việc của bạn”.

Vì vậy, các bạn học trường nào không quan trọng, quan trọng là nhà tuyển dụng chỉ cần những người phù hợp với doanh nghiệp của họ. Nếu sinh viên của các trường đại học đứng top 20 hoặc top 30 trong các đại học cả nước, có đầy đủ các tinh thần ham học hỏi, làm việc teamwork, kĩ năng giao tiếp tốt và biết làm tốt công việc được giao thì chắc chắn các doanh nghiệp luôn chào đón.

KẾT LUẬN

Để giảm thiểu số lượng sinh viên nhầm việc hay ra trường thất nghiệp và giúp các nhà tuyển dụng chọn đúng người có tố chất phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển, Các nhà quản lý nhân sự cần có một kế hoạch cụ thể, cùng với việc áp dụng công nghệ vào đánh giá tuyển dụng để giảm thiểu các rủi ro đánh mất đi các ứng viên tiềm năng của mình.

Hệ thống đánh giá toàn diện ứng viên của JobTest bao gồm tính cách, sở trường, sở đoản, đam mê, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, động cơ và động lực phù hợp văn hóa sẽ giúp các Doanh nghiệp giải quyết vấn đề này. Hệ thống đánh giá trực tuyến và ứng dụng trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới IBM Watson Talent.

Test thử MIỄN PHÍ tại đây. Qua các bài Test đánh giá, sinh viên biết được ngành nghề đang theo đuổi cần những tính cách năng lực gì và điểm yếu của mình ở đâu, từ đó sẽ xây dựng lộ trình cụ thể cải thiện và nâng cao năng lực bản thân. JobTest chúc bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here