Tư duy Logic – Nền tảng Xử lý vấn đề hiệu quả

0
7261

Theo báo cáo của LinkedIn Learning (nền tảng học trực tuyến MOOC), kỹ năng giải quyết vấn đề luôn nằm trong top kỹ năng năm 2021 mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Đây cũng là kỹ năng đang được rất nhiều người trẻ quan tâm và đăng ký học trên nền tảng LinkedIn Learning. Điều quan trọng, kỹ năng giải quyết vấn đề luôn được phát triển từ nền tảng tư duy logic

Vậy tư duy logic là gì? Có thể rèn luyện khả năng logic để nâng cao năng lực của mình không? Khả năng ứng dụng và tầm quan trọng của nó? Hãy cùng JobTest tìm hiểu kỹ hơn về tư duy này thông qua bài viết dưới đây nhé. 

Tư duy logic – lập luận lý trí quyết định thông minh

Tư duy logic (Logical Reasoning) là gì?

Tư duy logic là thuật ngữ dùng để thể hiện khả năng mà con người suy nghĩ, lập luận để giải quyết vấn đề nào đó, thông qua việc quan sát và phân tích các phản hồi, các hiện tượng… Tư duy này đòi hỏi các giả định phải được làm rõ và cố gắng tránh xa các định kiến, để có thể đưa ra quyết định lý trí nhất. 

Ví dụ: Một chuyên viên bán hàng đã điều chỉnh bài thuyết trình về sản phẩm để tập trung vào tính năng dễ dàng sử dụng. Bởi vì cô ấy đã làm khảo sát từ khách hàng và nhận được kết quả phản hồi, yếu tố lớn nhất khiến họ quyết định chọn sản phẩm của công ty này là khả năng dễ dàng sử dụng. Như vậy, thông qua các phản hồi cô ấy đã đưa ra quyết định một cách logic, thay vì phán đoán một cách cảm tính.

Các loại tư duy logic

Deductive reasoning (tạm dịch: tư duy diễn dịch)

Tư duy diễn dịch (deductive reasoning) là phương pháp suy luận đi từ các nguyên tắc tổng quát đã được chứng minh đến một kết luận cụ thể, tức là suy luận từ tổng quan đến cụ thể.

Inductive reasoning (tạm dịch: tư duy quy nạp)

Còn tư duy quy nạp là phương pháp suy luận theo hình chiếc phễu ngược, nghĩa là bắt đầu với một trường hợp cụ thể và chuyển sang một kết luận tổng quát. Trong nghiên cứu khoa học, tư duy quy nạp có tầm quan trọng cao trong việc khai phá các công thức, nguyên tắc, lý thuyết mới.

Abductive reasoning (tạm dịch: tư duy tổng hợp)

Cuối cùng, tư duy tổng hợp (abductive reasoning) là một dạng logic dùng để đoán những nguyên nhân thông qua việc quan sát, từ đó giải quyết cho hệ quả. Abductive reasoning mang tính chất giải quyết vấn đề đời thường cao hơn, một người có thể dựa trên các dữ kiện quan sát được mà phán đoán đưa ra các khả năng, sau đó là quyết định cho vấn đề nào đó. 

Theo Study.com, khi so sánh với deductive reasoning, abductive reasoning là phương pháp không trang trọng (informal), chỉ thường được dùng trong những quyết định được đưa ra hàng ngày (daily decision-making), hơn là cho một bài viết học thuật.

Minh hoạ các loại tư duy logic (Theo Braingymmer)

Tầm quan trọng và Ứng dụng của tư duy logic

Tư duy logic là nền tảng giúp bất kỳ một người nâng cao khả năng lập luận, phân tích và đưa ra hướng xử lý cho một bài toán, một câu đố, một vấn đề hay quyết định kinh doanh nào đó. 

Tư duy một cách logic và từ đó giải quyết vấn đề, thường đi qua 5 bước dưới đây: 

  1. Thu thập thông tin về tình hình hiện tại

    Xác định vấn đề hiện tại là gì và những tiền đề áp dụng. Giả sử bạn muốn lái xe ra ngoài để mua đồ nhưng bên ngoài trời đang mưa lớn.

  2. Phân tích thông tin

    Thông tin nào phù hợp với tình huống và thông tin nào không. Trong trường hợp này, thực tế là việc mưa lớn có liên quan đến sức khoẻ của bạn. 

  3. Hình thành một kết luận

    Bạn có thể kết luận gì từ thông tin này? Các con đường có thể nguy hiểm hơn vì mưa lớn. 

  4. Hỗ trợ kết luận

    Bạn có thể xem thông tin giao thông để thấy rằng hôm nay có nhiều vụ tai nạn hơn, trong trường hợp đó, điều này ủng hộ kết luận rằng việc lái xe ra đường hôm nay nguy hiểm hơn.

  5. Bảo vệ kết luận của bạn

    Kết luận này có đúng với trường hợp của bạn không? Kết luận này được bảo vệ chặt chẽ hơn nếu thực tế bạn không có áo mưa. 

Trong môi trường công việc, tư duy logic giúp các nhân viên xử lý sự kiện và thực hiện các giải pháp hợp lý thay vì chỉ hành động theo cảm xúc của họ. Thực tế, các bài test về khả năng tư duy logic đóng vai trò quan trọng trong tất cả các kỳ thi tuyển dụng, thi vào ngân hàng, các MNCs, FMCG, Y tế, Xây dựng, Bán lẻ, Năng lượng….

Tính ứng dụng phổ biến của tư duy logic

Dưới đây là một số ví dụ về cách tư duy này ở nơi làm việc. Hãy xem qua các đầu mục này và suy nghĩ liệu bạn đã ứng dụng tư duy logic – thay vì cảm tính vào việc phân tích, quan sát hành vi, sự kiện và đưa ra hướng giải quyết hoặc đưa ra phương hướng hành động chưa nhé.

  • Thực hiện các nghiên cứu thị trường để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với một sản phẩm mới trước khi đưa ra chiến lược quảng cáo.
  • Xây dựng hồ sơ tuyển dụng cho các chuyên viên bán hàng mới dựa trên việc đánh giá năng lực của các nhân viên xuất sắc trong công ty.
  • Phân tích đánh giá của khách hàng trước khi xây dựng nội dung đào tạo cho nhân viên.
  • Thu thập và phân tích phản hồi từ người dùng về trải nghiệm của họ với phần mềm trước khi cho ra thị trường phần mềm mới.
  • Đưa ra quyết định người đảm nhiệm vị trí leader sau khi so sánh các bằng chứng trong quá khứ về hành vi lãnh đạo của các ứng viên tiềm năng.
  • Phỏng vấn các nhân viên sắp nghỉ việc để phát hiện các nguyên nhân chính yếu và khoảng thiếu hụt giữa mong đợi của nhân viên và thực tế nhận được.

Làm thế nào để đánh giá và cải thiện tư duy logic?

Không ngừng rèn luyện Tư duy logic – não bộ cũng cần luyện tập để khỏe mạnh

Tư duy logic là điều mà bạn hoàn toàn có thể trau dồi theo thời gian. Cũng giống như các bộ phận khác trên cơ thể, não bộ rất cần được luyện tập để luôn hoạt động nhạy bén, khỏe mạnh và minh mẫn. JobTest xin gợi ý đến bạn vài cách rèn luyện hiệu quả sau:

  • Cố gắng phân biệt giữa Quan sát và Suy luận:

Quan sát có nghĩa là sử dụng các giác quan của bạn như nghe, nhìn, ngửi, chạm để thu thập dữ liệu hoặc thông tin cần thiết. Suy luận là kết luận rút ra từ quan sát đó. Quan sát thực tế hơn, trong khi suy luận là quan điểm của một người dựa trên quan sát. Như vậy, hãy cố gắng phân biệt giữa các sự kiện đã được thiết lập và các phỏng đoán.

Sự thật là những điều được chứng minh là đúng dựa trên những sự kiện thực tế, trong khi phỏng đoán là một phỏng đoán được tính toán dựa trên một số kiến thức trước đó hoặc thông tin không đầy đủ. Khi bạn đã hiểu rõ về các sự kiện, quan sát, suy luận, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định tốt hơn.

  • Đưa ra kết luận logic bằng cách suy nghĩ với các câu lệnh điều kiện

Đừng xem thường những hành vi nhỏ trong đời sống, vì chúng góp phần hình thành nên tư duy lớn. Với những sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, hãy cố gắng suy nghĩ với các câu điều kiện và tìm ra nguyên nhân, hệ quả của những sự kiện, dù chỉ là một sự kiện nhỏ. Tập thói quen quan sát, phân tích nguyên nhân, kết quả là một cách rèn luyện hành vi cho não bộ, hình thành phản xạ tư duy sâu sắc và nhanh nhạy khi xảy ra các vấn đề lớn hoặc bất ngờ khác. 

Ví dụ, chúng ta hãy giả định rằng mỗi khi trời mưa, bên ngoài trời lại lạnh. Câu điều kiện được hình thành là: “Nếu trời mưa, bên ngoài sẽ lạnh”. Trong câu điều kiện, nếu tiền đề (phần đầu của câu) đúng, thì kết luận (phần thứ hai) cũng đúng. Cố gắng hình thành câu điều kiện với những sự việc khác (VD: Nếu tôi làm rơi điện thoại, nó sẽ vỡ; Nếu tôi không ăn, tôi sẽ đói v.v…) và liên tục kiểm tra xem mối quan hệ của tiền đề và kết luận có phù hợp với nhau không. 

  • Tham gia các trò chơi trí tuệ:

Bên cạnh việc giúp chúng ta thư giãn, giải trí, các trò chơi tư duy nếu được áp dụng hợp lý và điều độ, cũng là một cách góp phần nâng cao khả năng phán đoán, ghi nhớ, tập trung, phân tích và lập luận. Một số trò chơi có thể kể đến như: Cờ Vua, Cờ Tỷ Phú, Ma Sói, Bài Tiến Lên, Board game Avalon, Board game Coup,…

Các câu đố, trò chơi giải mã, giải mật thư, truy tìm dấu vết (thường xuất hiện trong các trò chơi team building) cũng là một cách rất hay để rèn luyện óc quan sát và tư duy logic của bạn.

  • Đọc hoặc xem các bộ phim trinh thám

Đọc hoặc xem truyện tội phạm và tiểu thuyết trinh thám đòi hỏi người đọc phải tư duy logic. Hãy thử và giải quyết những bí ẩn trước khi tác giả đưa ra cốt truyện. Một mẹo tuyệt vời là: “Khi bạn đã loại bỏ điều không thể, bất cứ điều gì còn lại, dù khó có thể xảy ra, chắc chắn phải là sự thật.” Vì vậy, khi suy luận phá án, hãy loại bỏ những điều không thể và giải pháp có thể sẽ trở nên rõ ràng hơn với bạn. 

  • Xây dựng các giá trị phân tích thiết yếu 

Cố gắng đảm bảo quá trình suy nghĩ của bạn được củng cố bởi các giá trị sau: dự đoán (suy nghĩ về những gì sắp xảy ra), tư duy phản biện (đặt câu hỏi mọi thứ), diễn giải, quyết định (đi đến kết luận) và học hỏi (từ những sai lầm của bạn) .

  • Thực hiện những bài kiểm tra logic thường xuyên

Các bài test tư duy logic thường bao gồm các câu hỏi với một loạt các hình dạng/vật thể khác nhau và được sắp xếp theo quy luật nhất định. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra quy luật này và vận dụng để trả lời câu hỏi trong khoảng thời gian cho trước. Từ việc làm bài test thường xuyên, bạn sẽ nâng cao khả năng quan sát, nhận định các hình dạng, kiểu mẫu, vật thể, khả năng phán đoán quy luật của các sự vật và đưa ra kết quả.

Hiện nay, trên mạng cũng có một số trang có thể test miễn phí. Tại JobTest, chúng tôi cũng cung cấp những bài test miễn phí và các gói test với các cấp độ tư duy logic khác nhau. Các bạn có thể tham khảo qua nhiều trang web để trải nghiệm đa dạng các bài test. 

Hiểu thêm về bài đánh giá tư duy logic 

Là đơn vị chuyên phân phối các bài test chuẩn quốc tế từ IBM Kenexa, JobTest hiện đang cung cấp bài đánh giá khả năng tư duy logic với trung bình 10 câu hỏi trắc nghiệm trong 1 bài, thời gian tối đa là 10 phút. 

Bài test cũng được thiết kế với giao diện thân thiện, có thể linh hoạt thay đổi ngôn ngữ Anh hoặc Việt. Đối tượng hướng đến của bài test này khá đa dạng: từ học sinh, sinh viên đến người đi làm. Thông qua bài test, người thực hiện/nhà tuyển dụng có thể đo lường khả năng phân tích và đưa ra quyết định dựa vào các thông tin có sẵn. Mỗi câu hỏi sẽ bao gồm chuỗi hình ảnh, vật thể được sắp xếp theo quy luật nhất định. Người thực hiện sẽ xác định các quy tắc logic này và chọn câu trả lời chính xác nhất.

Câu hỏi mẫu trong bài test tư duy logic của JobTest

Điểm nổi bật là sau mỗi bài test, JobTest đều gợi ý cho bạn những cách hiệu quả để cải thiện khả năng tư duy này. Và chỉ cần chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ thấy mình tiến bộ hơn mỗi ngày.

Đặc biệt, đối với các nhà tuyển dụng cần mua test để đánh giá ứng viên. Các câu hỏi có thể được điều chỉnh, cải biên theo lĩnh vực doanh nghiệp. Từ đó nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá xem ứng viên có khả năng chuyên biệt mà họ đang tìm kiếm trong lĩnh vực kinh doanh của họ không. 

Kết luận

Tư duy logic rất cần thiết cho mọi hoạt động trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu bạn phụ trách những vị trí liên quan đến việc lập kế hoạch thì hãy dành thời gian rèn luyện tư duy này mỗi ngày. Việc học tập, rèn luyện, phát triển bản thân chưa bao giờ là muộn nên đừng chần chừ hay lo ngại bạn nhé. Việc học là vì mình, không phải vì bất kỳ ai khác. 

Các bài test nổi bật khác trên JobTest TẠI ĐÂY.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here