Những hạn chế trong công tác tuyển dụng và cách khắc phục

0
6904

Đội ngũ nhân lực là một yếu tố chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy mà quy trình tuyển dụng luôn được thực hiện một cách chặt chẽ và khắt khe. Bởi, việc tuyển dụng những nhân viên có năng lực và phù hợp với doanh nghiệp sẽ giúp quá trình đào tạo và quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển “chóng mặt” của thời đại số hóa khiến nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với những hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân sự.

Nếu doanh nghiệp của bạn cũng gặp phải vấn đề này thì hãy cùng JobTest tìm hiểu cụ thể về những khó khăn, hạn chế trong quá trình tuyển dụng nhân sự và cách khắc phục trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Những hạn chế trong quá trình tuyển dụng nhân sự

Chưa cập nhật đủ thông tin

Theo một cuộc khảo sát gần đây, hơn 70% các ứng viên sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp trước khi quyết định ứng tuyển thông qua website hoặc mạng xã hội. Vì vậy mà có thể thấy các thông tin truyền thông đóng vai trò mấu chốt trong quyết định của ứng viên.

nhung-han-che-trong-cong-tac-tuyen-dung-nhan-su
Thông tin truyền thông đóng vai trò mấu chốt trong quyết định của ứng viên.

Không chỉ thể hiện các thông tin về số lượng, yêu cầu tuyển dụng mà đây cũng là nơi cung cấp những thông tin về tầm nhìn, sứ mệnh, và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó mà việc thường xuyên cập nhật các bài viết cũng như hình ảnh là điều mà doanh nghiệp nên làm để giúp ứng viên có đầy đủ đủ thông tin và cái nhìn tổng quan trước khi quyết định ứng tuyển.

Thiếu sự tương tác với ứng viên

Việc tương tác trong quá trình tuyển dụng nhân sự không những giúp ứng viên giải đáp thắc mắc về công việc mà còn là điều kiện để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về ứng viên. Vì thế, sự tương tác “nhiệt tình” là một điểm cộng lớn của nhà tuyển dụng:

  • Phản hồi email ứng viên
  • Tiếp nhận thông tin ứng viên tại một kênh thống nhất
  • Trả lời những khúc mắt của ứng viên mà không có lý giải nào cho sự chậm trễ

Thiếu tập trung vào ứng viên

Một trong những sai lầm trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp là không đặt ứng viên vào trung tâm. Nếu như việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu và nhiệm vụ của phòng marketing thì việc lựa chọn những ứng viên có năng lực và phù hợp với công ty chính là trách nhiệm của phòng nhân sự.

thieu-tap-trung-vao-ung-vien
Thiếu tập trung vào ứng viên là một trong những hạn chế trong quá trình tuyển dụng.

Do đó, nhà tuyển dụng không nên quan tâm về số lượng mà nên tập trung vào ứng viên xoay quanh quá trình tuyển dụng nhân sự. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mục tiêu đối tượng là những ứng viên chưa có kinh nghiệm hay đối tượng cần tuyển là quản lý cấp cao mà từ đó lựa chọn ra phương thức truyền thông hợp lý.

Những khó khăn thường gặp trong tuyển dụng nhân sự

Hồ sơ xin việc ảo

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì việc tạo một hồ sơ khi xin việc là vô cùng dễ dàng và đơn giản. Nhất là khi phải đối phó với dịch bệnh kéo dài, các doanh nghiệp phải thực hiện quá trình tuyển dụng và phỏng vấn bằng hình thức trực tuyến thì đây cũng là cơ hội mà nhiều ứng viên sử dụng CV ảo để ứng tuyển.

ho-so-xin-viec-ao
Nhiều ứng viên sử dụng CV ảo khi tham gia ứng tuyển,

Nói dối về bằng cấp, chứng chỉ, gian lận thành tích hoặc kỹ năng, kinh nghiệm làm việc trong hồ sơ xin việc là điều mà nhiều công ty gặp phải khi tổ chức tuyển dụng. Điều này không chỉ gây ra nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân sự mà còn khiến nhà tuyển dụng mất thời gian để sàng lọc những ứng viên thật sự có năng lực và phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc

Một trong những lý do khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự là vì nhân sự không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhiều ứng viên có bằng cấp, chứng chỉ trái với vị trí ứng tuyển, không có kỹ năng, kiến thức tương thích với vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, những sinh viên mới ra trường được đánh giá là thiếu kỹ năng sống, kỹ năng sáng tạo, làm việc nhóm và giao tiếp trong môi trường làm việc.

Ứng viên tốt thì luôn “đắt đỏ”

Có một sự thật không thể phủ nhận đó là những ứng viên giàu tiềm năng và có năng lực thường có nhiều cơ hội để theo đuổi. Bởi họ biết mình là ai, họ có những gì để nhận thức rõ giá trị của bạn thân mà vì thế các doanh nghiệp nghiễm nhiên ngược lại trở thành “ứng viên” và được đưa lên bàn cân để cân, đo, đong, đếm để ứng viên lựa chọn.

ung-vien-tot-thi-luon-dat-do
Doanh nghiệp ngược lại trở thành “ứng viên” khi tìm kiếm nhân tài.

Vì vậy, muốn thu hút được những ứng viên “đắt như tôm tươi” thì doanh nghiệp cần “ quan tâm” ứng viên thật tốt:

  • Thể hiện thiện chí ngay từ email phản hồi hoặc cuộc gọi điện hẹn phỏng vấn đầu tiên.
  • Tương tác và giải đáp các câu hỏi của họ về quy định, văn hóa công ty. Không nên tạo không khí căng thẳng mà nên xem đây là một cuộc “trao đổi” qua lại giữa nhà tuyển dụng và người tham gia ứng tuyển.
  • Sự có mặt của các nhà quản lý cấp cao sẽ khiến buổi phỏng vấn trở nên chuyên nghiệp và các ứng viên sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của nhà tuyển dụng dành cho họ.

Khó tiếp cận số lượng lớn ứng viên

Đối với những vị trí cần tuyển số lượng lớn, doanh nghiệp thường mất nhiều thời gian trong công tác tuyển dụng để tìm đủ số lượng ứng viên. Điều này gây ảnh hưởng đến các dự án và hoạt động của công ty.
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên tập trung tiếp nhận thông tin của ứng viên tại một kênh thống nhất hoặc sử dụng các dịch vụ tuyển dụng để đảm bảo tiếp cận ứng viên một cách hiệu quả nhất.

Ứng viên không gắn bó lâu dài

Ngoài các yếu tố nêu trên, thì việc ứng viên không gắn bó lâu dài cũng là một khó khăn trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Không phản hồi sau khi có email được tuyển dụng, hoặc bỏ ngang việc khi thử việc được vài tuần, thậm chí vài ngày không còn là chuyện hiếm gặp, khiến nhà tuyển dụng “ lao đao” và mất nhiều thời gian và chi phí để tìm kiếm các ứng viên khác.

ung-vien-khong-gan-bo-lau-dai
Ứng viên bỏ việc giữa chừng khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí.

Để giải quyết vấn đề này, trong quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp nên sử dụng các bài kiểm tra đánh giá năng lực để phân tích một cách khoa học và hiệu quả về kiến thức, kinh nghiệm cũng như sự phù hợp của ứng viên đối với doanh nghiệp của mình. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có cơ thể để lựa chọn một cách chính xác và khách quan nhất.

Cách khắc phục

Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu vững mạnh và uy tín. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cập nhật hình ảnh và bài viết lên trang web để ứng viên có được thông tin cần thiết về doanh nghiệp của bạn. Khi thương hiệu công ty đủ mạnh, các anh tài sẽ tự tìm tới và chấm dứt những ngày tháng bạn phải chạy khắp nơi và “đỏ mắt” tìm nhân tài.

Tuyển đúng vị trí

Nhà tuyển dụng nên sử dụng các bài kiểm tra đánh giá năng lực để tìm ra ứng viên có chuyên môn và kỹ năng, bài kiểm tra tính cách để tìm ứng viên phù hợp với môi trường và văn hóa công ty, từ đó có thể dễ dàng sàng lọc, lựa chọn và đánh giá các ứng viên một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

Rút ngắn thời gian tuyển dụng

Các công việc như tìm kiếm ứng viên, xét duyệt hồ sơ, lên lịch và phỏng vấn ứng viên cần được tự động hóa, giảm bớt yêu cầu làm việc thủ công. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể và nên sử dụng các dịch vụ tìm kiếm nhân lực để tránh mất nhiều thời gian và công sức nhưng lại không tiếp cận được số lượng lớn ứng viên.

Thu hút ứng viên

Bên cạnh đó, một chiến lược tuyển dụng đa kênh sẽ giúp bạn chinh phục thách thức trong tuyển dụng. Hãy đảm bảo rằng các bài quảng cáo tìm việc từ doanh nghiệp của bạn sẽ được tìm thấy trên mọi kênh: biển quảng cáo, tờ rơi, sách báo, mạng xã hội, bản tin, diễn đàn, trang website, sự kiện nghề nghiệp, v.v…

thu-hut-ung-vien
Thu hút ứng viên bằng các kênh truyền thông sẽ mang lại hiệu quả.

Kết luận

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đội ngũ nguồn nhân lực trong sự thành công của một doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng và đầu tư vào quá trình tuyển dụng nhân sự. Nắm được những hạn chế và tìm ra cách khắc phục sẽ giúp công tác tuyển dụng trở nên nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, việc tìm kiếm “nhân tài” không còn là là điều khó khăn và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here