Tư Duy Phản Biện
- Số lượng câu hỏi: 08 câu hỏi/ bài
- Thời gian thực hiện: 20 phút/ bài
- Đối tượng hướng đến: Học sinh, sinh viên hoặc người đã đi làm
- Nội dung đánh giá: Đo lường khả năng phân tích, thấu hiểu vấn đề và đưa ra những lập luận phản biện phù hợp.
- Mục đích đánh giá: Giúp người thực hiện tự đánh giá năng lực bản thân. Ngoài ra, bài trắc nghiệm còn được dùng trong quá trình tuyển chọn ứng viên hoặc nhân viên cho cấp quản lý lãnh đạo, các vị trí làm việc liên quan đến phân tích, hoạch định và dự báo.
Danh sách bài test ()
Ngày nay, tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong đời sống và công việc. Việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề luôn là yếu tố cần rèn luyện. Những cá nhân có kỹ năng tư duy phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội và được đánh giá cao giữa tập thể. Vậy tư duy phản biện là gì mà được đánh giá cao trong mọi công việc?
Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng. Bao gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra. Nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện hay còn gọi là Critical Thinking trong tiếng anh. Khái niệm này đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về niềm tin có cơ sở. Nó bao gồm khả năng vận dụng suy nghĩ độc lập (independent thinking) và suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking).
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung và thống nhất nào về định nghĩa tư duy phản biện. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa giải thích về tư duy phản biện đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự rõ ràng và khả năng lập luận.
Đặc điểm của tư duy phản biện
Không quá khó để nhận ra các đặc điểm của tư duy phản biện. Người có tư duy phản biện thường có khả năng:
- Hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm.
- Nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận.
- Tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
- Giải quyết vấn đề một cách có hệ thống.
- Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
- Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác.
Một đặc điểm chủ quan của tư duy phản biện đó là không chỉ tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều kiến thức chưa chắc là người có tư duy phản biện tốt. Ngược lại người có tư duy phản biện tốt thường có khả năng suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết. Bên cạnh đó còn biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó.
Tư duy phản biện thường bị nhầm lẫn với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù khả năng phản biện yêu cầu các kỹ năng có thể sử dụng để bác bỏ một luận điểm trái chiều nhưng kỹ năng này có tính logic trong lập luận, dựa trên sự thiết lập cơ sở lý luận thuyết phục, không nhằm cho việc đấu tố hay chỉ trích người khác. Thông thường khả năng phản biện sẽ dựa trên tinh thần xây dựng. Tư duy phản biện giúp chúng ta thu nạp kiến thức, tăng mức độ thấu hiểu lý thuyết đã biết, củng cố cách lập luận, nâng cao hiệu quả xử lý công việc và giải quyết vấn đề.
Tư duy phản biện là một trong những khả năng cần thiết dành cho nhân viên ngành Luật, Giáo dục, Kinh tế, Tài chính,... Bên cạnh khả năng phản biện bạn cũng có thể tham khảo thêm các khả năng khác như tư duy logic, hoặc khả năng xử lý tình huống.