Vài điều cần biết khi quyết định “theo đuổi” ngành Quản trị Nhân sự tại Việt Nam

0
2668

Trên thế giới, ngành Quản trị Nhân Sự (HR – Human Resources) đã trải qua những bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ việc bị xem nhẹ như một công cụ hỗ trợ hành chính, ngành Quản trị Nhân Sự đã trở thành trợ thủ đắc lực trong chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù là ngành quan trọng và đầy tiềm năng phát triển, nhưng hầu hết các sinh viên lại gặp không ít khó khăn trong quá trình học hỏi và tiếp cận. Đừng lo hãy cùng JobTest điểm qua những vấn đề mà sinh viên Việt Nam chúng ta thường phải đối mặt khi theo đuổi ngành HR nhé!

ngành nhân sự

1. HR – ngành “HIẾM” trong đào tạo hệ đại học

Đa số các trường đại học Việt Nam thu hút các sinh viên bằng các ngành kinh tế như: Quản trị Kinh Doanh, Tài Chính – Ngân Hàng, Kế Toán – Kiểm Toán,… Trong khi đó, Quản trị Nhân Sự dường như “vườn không nhà trống” trong lộ trình đào tạo của các trường đại học.

Theo khảo sát, hiện tại ở một số trường danh tiếng, lớn như: Đại học Kinh Tế TP. HCM, Đại học Kinh Tế – Tài Chính, Đại học Ngoại Thương cơ sở TP. HCM mới đào tạo ngành Quản trị Nhân Sự. Những trường đại học còn lại đa số chỉ có khóa học Hành chính – Nhân sự. Điều này cho thấy tại Việt Nam, HR vẫn đang bị xem nhẹ như công cụ hỗ trợ hành chính – văn phòng.

2. “HR-ERS” tìm tài liệu ở đâu?

Đam mê Quản trị Nhân sự, nhiều bạn trẻ quyết tâm tự học nhưng gặp khó khăn khi tiếp cận các nguồn tài liệu. Tài liệu trên Internet chỉ là các mẫu đánh giá, chấm công, lương thưởng,… Do ngành này còn khá mới ở Việt Nam nên tài liệu chuyên ngành khá khan hiếm.

Bên cạnh đó, hiện nay đã có các khóa học của một số trung tâm, nhưng chất lượng và mức phí chênh lệch giữa các trung tâm làm sinh viên e ngại. Điều này khiến các bạn trẻ yêu thích HR thường chọn con đường du học. Tuy nhiên, lựa chọn này không dành cho số đông bởi chi phí đào tạo tại nước ngoài không hề rẻ.

Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi HR, JobTest sẽ mách bạn một số cuốn sách hay ho để bạn có thể tham khảo:

1. 101 tình huống nhân sự nan giải – Paul Facon

2. Thuật Quản trị – Brian Tracy

3. Tối đa hóa năng lực nhân viên – William J. Rothwell

3. Bằng cấp nào là chuẩn mực cho HR?

Các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam hiện đang đi theo chuẩn mực quốc tế – điều này thể hiện rõ nhất qua hệ thống bằng cấp. Học Tài Chính – Kế Toán có ACCA, CFA, ICAEW; Quản Trị Kinh Doanh có MBA; Công Nghệ Thông Tin có MCITP hay CCIE. Tuy nhiên, lĩnh vực Quản trị Nhân sự vẫn vắng bóng những chứng chỉ nghề nghiệp tương tự.

Tìm hiểu về đào tạo HR, ta thấy rằng: khi ra nước ngoài làm việc hoặc làm tại công ty quốc tế có chi nhánh ở Việt Nam, người làm trong ngành bắt buộc phải có chứng chỉ PHR (Professional in Human Resources). Đây là chứng chỉ đầu tiên mà một chuyên viên cần phải đạt được nếu muốn tiến xa hơn về Quản Trị Nhân Sự.

Tài liệu luyện thi chứng chỉ PHR:

Hiện nay, chúng ta có thể tìm hiểu và theo học các chứng chỉ tại SHRM Việt Nam. Được thành lập năm 1948 tại Hoa Kỳ, SHRM hiện là tổ chức lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới dành cho những người làm nghề Quản trị Nhân Sự.

4. Làm gì khi chưa có kinh nghiệm?

HR quyết định đến tương lai của doanh nghiệp, sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm thường rất khó xin việc. Non trẻ trong tuổi đời, chưa có tuổi nghề, sinh viên chỉ được giao làm những công việc nhẹ. Nhưng đừng nản lòng bởi để tiến đến những vị trí cao hơn, bạn cần một lộ trình cụ thể. JobTest sẽ gợi ý cho bạn một số công việc dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm:

              1.Vị trí HR Admin (Hành chính)

Yêu cầu: sự cẩn thận, kỹ năng tin học văn phòng và hiểu biết về luật lao động.

Bạn sẽ học được: cách xử lý các giấy tờ hợp đồng lao động, bằng khen, chứng nhận, quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên (xe đi lại, máy tính, …), các báo cáo về kiểm kê tài sản. Đây là vị trí phổ biến trong ngành Quản trị Nhân sự.

              2. Vị trí tuyển dụng (Resourcing / Outsourcing)

Yêu cầu: thường xuyên trao đổi với các phòng ban, các cấp quản lý để nắm được nhu cầu và chất lượng nhân sự.

Bạn sẽ học được: cách sàng lọc các CV xin việc, lên lịch phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, thực hiện các bài kiểm tra năng lực ứng viên để tìm ra nhân sự phù hợp mà công ty đang cần.

              3. Vị trí tính lương (Execution of Payroll)

Yêu cầu: sự tỉ mỉ, cẩn thận, trung thực, hiểu biết về các chính sách của công ty.

Bạn sẽ học được: cách quản lý hệ thống tính toán lương dựa trên đánh giá năng lực và chính sách của công ty như: nhân viên mới, nhân viên hợp đồng, nhân viên nghỉ việc, số giờ nghỉ phép, làm thêm giờ, làm ca đêm, làm cuối tuần, phúc lợi…

Để biết tính cách, năng lực của mình có phù hợp ngành Quản trị Nhân sự hay không? Hay bạn còn đang lăn tăn, khó xử trong việc chọn lựa giữa các ngành nghề thì không sao cả, JobTest sẽ giúp bạn có một quyết định sáng suốt sau khi Test thử “miễn phí” tại ĐÂY. Chúc bạn thành công nhé!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here