Số sinh viên tốt nghiệp đến từ trường đại học đang tăng nhanh hơn so với các công việc cùng cấp độ. Điều này chắc chắn dẫn đến số lượng ứng tuyển cao hơn, lớn hơn và hạn chế vị trí ứng tuyển phù hợp hơn, các vấn đề quản lý và sàng học hồ sơ ứng viên cũng tăng lên. Điều này đặc biệt có liên quan đến các tổ chức có hồ sơ cộng đồng cao. Trong các tổ chức này, chúng tôi nhìn thấy trong nghiên cứu của mình, có xu hướng thu hút ứng viên nhưng không lấy ứng viên đã tốt nghiệp. Dĩ nhiên đây vẫn sẽ là “điểm hot” nơi mà các sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao có thể tham gia vào thị trường tìm việc. Trong các trường hợp, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận truyền thống để thực hiện tập trung vào các cá nhân. (Như thể nào để chúng ta có thể có được sự chấp nhận cho các đề nghị của chúng ta?).
Chọn đúng người cho đúng việc, đánh giá tính cách, kỹ năng, mức độ phù hợp của từng cá nhân, nhà quản lý hay nhà lãnh đạo là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thành bại của doanh nghiệp.
Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng và các thuộc tính khác (knowledge, skills, abilities and other attributes, KSAOs). Những năng lực này rất cần thiết để các ứng viên thực hiện thành công các vai trò khác nhau trong doanh nghiệp. Đối với tuyển chọn nhân sự, các năng lực giúp xác định tổ hợp các công cụ thích hợp dùng để xếp hạng mức độ phù hợp của ứng viên. Bên cạnh đó, các năng lực còn giúp xác định sự giống nhau giữa các công việc mà chúng ta có thể đẩy mạnh khi đề nghị các cơ hội nghề nghiệp trong lúc tập huấn cho ứng viên.
Với những hiểu biết căn bản về khả năng của mình, bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình những kế hoạch hiệu quả để trở thành một người lãnh đạo xuất chúng, bằng cách phát triển các kỹ năng đang nằm ở mức độ trung bình lên một mức độ cao nhất có thể. Đáng tiếc là, chúng tôi nhận thấy, chỉ chưa đến 10% các nhà lãnh đạo ưu tiên thực hiện các kế hoạch phát triển cá nhân với những mục tiêu cụ thể để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba hơn. Rõ ràng, nếu không có kế hoạch, bạn chỉ đang dựa vào may mắn và hoàn cảnh để trở nên hiệu quả hơn.
Hệ thống bài đánh giá hành vi của IBM Kenexa cung cấp công cụ đánh giá năng lực công việc, giúp bạn dự đoán được năng lực nhân viên của mình bằng việc khám phá ra những điểm mạnh và nhu cầu phát triển của họ. Các bài đánh giá năng lực nghề nghiệp cho phép bạn đặt ra những câu hỏi và những tình huống thực tế để có thể đánh giá kỹ năng giải quyết tình huống của những ứng viên cấp quản lý hoặc chuyên nghiệp.
Trong hầu hết các tình huống, chính tính cách của đồng nghiệp và quản lý ảnh hưởng đến thành công hàng ngày của tổ chức. Nếu một đội không thể phối hợp công việc với nhau hay một người quản lý không thể thúc đẩy nhân viên của họ, thì chất lượng dịch vụ và năng suất sẽ rất thấp.
Bài đánh giá chuẩn năng lực nhằm mục đích để đo lường các thuộc tính như trí thông minh, năng khiếu, tính cách và đam mê. Chúng cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu sắc về ứng viên ứng tuyển sẽ làm việc tốt với những người khác, xử lý căng thẳng, và liệu ứng viên có thể đáp ứng được những đòi hỏi trí tuệ của công việc hay không.
Bài Đánh Giá Khả năng lãnh đạo (LBA) là một bài kiểm tra đánh giá theo tình huống dựa trên nghiên cứu sâu rộng của IBM Kenexa với London of Business School và nhiều công ty blue-chip trên toàn cầu về các hành vi của một nhà lãnh đạo theo bốn nhóm hiệu năng cao: Tư Duy, Phát triển, Truyền Cảm hứng và Hành động tạo kết quả. Công cụ đánh giá này bao gồm 36 yếu tố và rất hiệu quả cho công tác tuyển dụng và phát triển. Bài đánh giá làm sáng tỏ rõ ràng về việc lập các kế hoạch hành động và phát triển, cung cấp cho cá nhân một bức tranh tổng thể về cách thức để cải thiện hiệu quả lãnh đạo. Đối với tổ chức, báo cáo theo nhóm hoàn toàn bảo mật khi trả lời các câu hỏi liên quan đến Lựa chọn Việc làm, Tuyển dụng và Phát triển và Quản lý nhân tài.