Tuyển dụng để phù hợp văn hóa

0
901

Phù hợp văn hóa là sợi dây gắn kết doanh nghiệp lại với nhau. Đó là lý do tại sao văn hóa trở thành một đặc điểm chính trong tuyển dụng nhân sự. Theo Đoàn thể Quản trị nguồn nhân lực (SHRM), hậu quả của không phù hợp văn hóa tổ chức do việc thay thế nhân viên có thể gây thiệt hại khoảng 50-60% mức lương trung bình của một người. Nhưng trước khi đội tuyển dụng bắt đầu đo lường mức độ phù hợp văn hóa của các ứng viên thì họ cần định nghĩa và xây dựng những tiêu chuẩn về văn hóa của tổ chức – giá trị, mục tiêu, hành động – và đúc kết thành các tiêu chuẩn cho quá trình tuyển dụng.

Quá trình định nghĩa văn hóa của tổ chức có thể trải qua nhiều hình thức, từ làm việc với các chuyên gia tư vấn đến việc khảo sát và thảo luận nhóm từ nhân viên của công ty. Cuối cùng, CEO có thể là người đưa ra định nghĩa về văn hóa hoặc một list những tiêu chuẩn do nhân viên đề ra hoặc sự kết hợp của cả hai. Điều quan trọng trong tuyển dụng là những nhà quản trị, người phỏng vấn, nhà tuyển dụng và mọi thành viên trong công ty cần phải xác định những đặc điểm quan trọng của ứng viên để có thể phù hợp với văn hóa công ty. Ví dụ, nếu tinh thần khởi nghiệp là một yếu tố văn hóa của công ty và một ứng viên thể hiện có tinh thần khởi nghiệp thì đó có thể là một ứng viên tiềm năng và phù hợp với văn hóa công ty.

Sự phù hợp về văn hóa là khả năng ứng viên có thể thích nghi với những niềm tin, quan điểm, hành động cốt lõi tạo nên doanh nghiệp. Theo phân tích năm 2005 đã phát hiện ra rằng những nhân viên phù hợp với tổ chức, đồng nghiệp và cấp trên thì họ có sự hài lòng với công việc rất lớn và họ có khả năng gắn kết với tổ chức và có năng suất lao động cao.

Có rất nhiều cuộc nói chuyện gần đây về cách tìm ra những ứng viên phù hợp với văn hóa đã chỉ ra rằng điều này có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử với các ứng viên khác và thiếu sự đa dạng về các ứng viên. Điều quan trọng cần phải hiểu là việc tuyển dụng hợp văn hóa không phải là tuyển dụng những người có tính cách giống nhau. Những giá trị và thuộc tính xây dựng nên văn hóa tổ chức nên được phản ánh trong đội ngũ nhân viên có sự đa dạng về tính cách.

Ví dụ, nếu sự hợp tác là một giá trị tổ chức quan trọng thì những người có sự chân thành và niềm tin chắc chắn vào giá trị của sự hợp tác trong công việc sẽ có sự phù hợp văn hóa nhiều hơn so với những người chỉ có sự đóng góp cá nhân. Điều đó không có nghĩa là những người có background cụ thể hoặc có kinh nghiệm thì mới thể hiện sự hợp tác. Người quản lý tuyển dụng hiểu rằng niềm tin bên trong từ sự hợp tác có thể tìm thấy rất rõ từ các ứng viên đã từng làm việc ở các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các ứng viên dành sự nghiệp của mình cho quân đội.

Dưới đây là một số câu hỏi có thể đánh giá mức độ phù hợp văn hóa trong phỏng vấn:

  • Loại văn hóa mà bạn đang phát triển là gì? (Câu trả lời có phản ánh văn hóa tổ chức của bạn)

  • Giá trị mà bạn vẽ ra và nơi làm việc lý tưởng của bạn là gì?

  • Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

  • Dựa vào những gì bạn thấy, bạn hãy mô tả văn hóa của chúng tôi? Nó có phù hợp với bạn không?

  • Những hành động mà bạn sẽ mang đến từ công ty khác? Bạn có thể làm việc tốt trong môi trường của chúng tôi không?

  • Kể cho tôi về thời gian mà bạn đã làm việc ở một tổ chức không có sự phù hợp về văn hóa và lý do tại sao mức độ phù hợp lại thấp?

Bạn có thể đánh giá phong cách và đạo đức làm việc của các ứng viên thông qua việc làm rõ điều sau: Liệu họ có thể thành công trong một môi trường ảo hay môi trường có thể tương tác với mọi người trong cùng một không gian, liệu họ cảm thấy thoải mái trong một tổ chức có cấu trúc phân quyền hay một tổ chức có cấu trúc phẳng, liệu họ có xu hướng cộng tác với các nhóm hay là làm việc đơn lẻ.

Cuối cùng, một bức tranh sẽ được vẽ ra về những gì mà ứng viên có thế cống hiến cho doanh nghiệp của bạn. Đưa họ đến văn phòng và cho họ cơ hội nhìn thấy cách mà các ứng viên tương tác khi gặp nhau hay trong giờ ăn trưa. Chú ý thái độ của ứng viên, xem mức độ thoải mái của họ và thu nhập những ý kiến từ nhân viên. Những ứng viên có hành vi và giá trị phù hợp với tổ chức thì cơ hội phát triển cao.

Nếu bạn đánh giá khả năng phù hợp văn hóa của ứng viên trong suốt quá trình tuyển dụng, bạn sẽ thuê được chuyên gia, những người sẽ nắm giữ những vai trò mới, phát triển lâu dài và thành công trong doanh nghiệp và cuối cùng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiền bạc.

Nguồn: Harvard Business Review

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here