Trẻ em nói những điều rất phức tạp và đôi khi chúng ta có thể liên kết những lời nói đó để xác định chúng thuộc mẫu người D, I, S, C. Dưới đây là bốn tình huống mà chúng vô tình tiết lộ mình thuộc mẫu người nào.
Dominant – thống trị (con đại bàng): Tôi có một người bạn, anh ta rất thích chơi những trò chơi với đứa con mới tập đi của mình. Anh ta thường hỏi con gái của mình: “Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?”, Con bé tự tin đáp: “Con là người chịu trách nhiệm”. Là mẫu người lãnh đạo, đứa trẻ này đang điều khiển ngôi nhà và điều này có thể diễn ra trong những năm tiếp theo.
Interactive – ảnh hưởng (con vẹt): Trong lúc đang ở trên máy bay với đứa con trai 10 tuổi của mình, nó quay sang và nói với tôi rằng: “Nếu con là phi công, con sẽ nói kể chuyện cười suốt ngày luôn. Con sẽ nói qua microphone và 200 người ở đây sẽ không thể đi đâu được.” Con trai tôi khá là hài hước tuy nhiên đôi khi điều này cũng làm cho cô giáo của chúng cũng hay gặp rắc rối vì microphone luôn bị lấy đi.
Steadiness – ổn định (chim bồ câu): Tôi dẫn những đứa con của mình đi xem phim, trong một cảnh quay, có một cô diễn viên thoáng qua vẻ mặt buồn và dường như không ai nhận ra điều này. Nhưng có một cô bé ngồi dãy ghế trước mặt tôi đã quay sang hỏi mẹ cô bé: “Tại sao cô ấy buồn vậy mẹ?”. Người mẹ không thấy được điều đó nên đã giải thích “Cô ấy không buồn con ạ”. Khả năng của một đứa trẻ thuộc mẫu người S là có thể nhận ra cảm xúc thể hiện trên khuôn mặt của người khác.
Conscientious – tận tâm (con cú): Vào ngày đầu tiên của mùa xuân, tôi đi bộ với đứa con trai 6 tuổi của mình, thằng bé cứ nhìn chằm chằm qua cửa sổ và không đi đến vị trí của mình. Tôi bước đến và hỏi thằng bé đang nhìn gì. Thằng bé quay sang tôi và đặt câu hỏi với vẻ mặt rất trầm trọng “Mấy giờ thì mấy con chim quay lại vậy ba?” Là mẫu người C, cậu bé biết rằng những con chim sẽ quay lại vào ngày đầu tiên của mùa xuân và thằng bé muốn nhìn thấy chúng.
Trong thời gian sắp tới, khi ai nói một điều gì thú vị hoặc thích thú thì bạn nên chú ý xem họ thuộc mẫu người nào.