7 kỹ năng đặc biệt cần thiết cho nhà lãnh đạo trong thời đại công nghệ

0
2236
7-ky-nang-dac-biet-can-thiet-cho-nha-lanh-dao-trong-thoi-dai-cong-nghe

Các doanh nghiệp có tầm hoạt động toàn cầu luôn sở hữu cho mình một đội ngũ nhân sự hùng mạnh, đặc biệt là những nhân sự cấp cao. Vì thế, việc trao dồi kiến thức cũng như những kỹ năng đặc biệt cho những nhà lãnh đạo trong thời đại 4.0  là vô cùng cần thiết.

Jobtest sẽ bật mí cho các bạn 7 kỹ năng đặc biệt dành cho nhà lãnh đạo trong thời đại công nghệ hóa này nhé:

1. Quản trị sự biến động

Quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu được gọi là Hoạch định. Tố chất quản trị sự biến động bao gồm các khả năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp cũng như tổ chức công việc cá nhân. Vì thế, nhà lãnh đạo phải dự kiến các trở ngại, khó khăn và biến động của môi trường kinh doanh đang ngày càng thay đổi rõ rệt trong thời đại công nghệ số, từ đó đưa ra những kế hoạch dự phòng.

“Doanh nghiệp sẽ ra sao trong 5,10,20 năm mới?” Đây chính là câu hỏi trăn trở về con đường phát triển doanh nghiệp của những nhà lãnh đạo có tầm vóc.

Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và xu thế toàn cầu hóa ảnh hưởng mạnh thì câu trả lời cho câu hỏi trên không còn giới hạn trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.

2. Trao quyền và truyền cảm hứng

7-ky-nang-dac-biet-can-thiet-cho-nha-lanh-dao-trong-thoi-dai-cong-nghe

Trở thành một nhà lãnh đạo “vạn người mê” thì việc bạn dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và chấp nhận thay đổi là chưa đủ. Một người sếp tâm lý luôn được mọi người kính trọng, bạn hãy động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tốt. Khen và phê bình đúng lúc, đúng mức .

Để giúp doanh nghiệp ngày càng trở nên lớn mạnh thì việc huấn luyện và phát triển cho nhân viên cũng như các kỹ năng quan trọng và trao quyền cho nhân viên cũng là kỹ năng của một nhà lãnh đạo tốt. Đừng trách nhân viên của mình “một đi không trở lại” vì bản thân chưa tạo điều kiện cho tiềm năng của họ phát triển

3. Ứng xử và giao tiếp

Đối với nhà quản trị thì điều này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội cao. Mục tiêu của việc này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp.Việc giao tiếp tốt và ứng xử chính là cơ sở quan trọng để xử lý mâu thuẫn và thương lượng.

4. Truyền thông

Những yêu cầu của kỹ năng này chính là gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ và hiệu quả. Bên cạnh đó, kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà lãnh đạo là nói, thuyết phục và trình bày. Bạn sẽ dễ dàng thất bại nếu chẳng thể thuyết phục được người khác dù ý tưởng có tuyệt vời. Mô hình các nhà lãnh đạo “lẳng lặng mà làm” không còn chỗ đứng vì “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim cương”.

Không biết lắng nghe có lẽ mà điểm yếu mà nhiều nhà lãnh đạo hay mắc phải. Sự phát triển cần được nghe và chấp nhận sự khác biệt.

5. Tự động viên

Một trong những kỹ năng quan trọng để giúp tinh thần luôn trong trạng thái lạc quan và tích cực nhất với công việc. Động viên bản thân luôn luôn cần thiết, bởi vì những người khác không phải lúc nào cũng công nhận và động viên bạn.

Chẳng cần phải so sánh với ai khác, chính bản thân mình là thức đo quan trọng nhất. Hãy tự đặt những câu hỏi cho bản thân mình đã làm tốt hết mức của mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con đường của mình.

Nhà lãnh đạo thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn cao và quyết tâm theo đuổi chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.

6. Kiến thức chuyên môn/ nghề nghiệp

Kiến thức mà mỗi nhà lãnh đạo nào cũng cần phải có, đó chính là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Khối kiến thức còn lại  chính là về tổng quát doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức  về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Bên cạnh đó, các nhà quản lý phải luôn cập nhật, trang bị cho mình thêm kiến thức vì chúng luôn thay đổi, nhất là trong thời đại công nghệ số.

“Học, học nữa, học mãi” có lẽ là phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản trị. Học từ nhà truồng, từ bạn bè, tự học, học kinh nghiệm từ những khóa huấn luyện ngắn hạn… là những nguồn cung cấp lượng kiến thức vô giá cho những nhà lãnh đạo.

7. Xử lý thông tin và năng lực tư duy

Có bốn thành phần chính trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả để có thể tư duy được quyết định chính xác:

  • Đầu tiên là kỹ năng phân tích vấn đề và  đưa ra quyết định.

  • Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và định lượng. Các nhà lãnh đạo phải đọc hiểu được các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trình quản lý

  • Thứ ba là nhà lãnh đạo phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên đến mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy liên tục.

  • Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết. Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà lãnh đạo phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết.

Vì thế, một doanh nghiệp lớn mạnh luôn được định nghĩa sở hữu một đội ngũ lãnh đạo tài giỏi. Đi song hành cùng với vấn đề trao dồi các kỹ năng cho một nhà lãnh đạo tài ba, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng những điểm thiếu xót của họ thông qua việc đánh giá khách quan. chúng tôi mang đến công nghệ đánh giá khách quan chuẩn quốc tế đến các doang nghiệp, nhằm mục đích cải thiện rõ rệt những vấn đề tồn động trong doanh nghiệp ngày nay vẫn còn nhiều khó khăn.

Jobtest – Trang tuyển dụng và đánh giá năng lực trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam

Theo khảo sát, phương pháp tuyển dụng đánh giá nhân viên giúp tăng 17% chất lượng tuyển dụng, tăng 189% trong chất lượng đào tạo nhân viên, giảm 12% chi phí tuyển dụng và đặc biệt tăng 80% độ chính xác trong việc đánh giá KPI lương – thưởng cho nhân viên.

Đăng nhập ngay để trải nghiệm miễn phí dịch vụ của chúng tôi.

Với sự tin dùng của nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới, phương pháp đánh giá của Jobtest, không chỉ là công cụ mang tính khách quan từ nhiều phía mà còn khơi gợi tạo môi trường văn hóa gắn kết và hợp tác do nhân viên, đây không chỉ là đánh giá mà từ đó nhân viên có thể phản hồi lại với quản lý, cấp trên cũng như đồng nghiệp của mình.

Không những thế, những bài đánh giá của Jobtest cho phép nhân viên tự đánh giá kết quả của mình, thúc đẩy những điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của bản thân. Đây cũng là cơ hội để nhân viên có thể nói lên “tiếng lòng”, những thành tích đạt được và những mục tiêu sắp tới.

Mỗi doanh nghiệp đều có những quy trình đánh giá khác nhau vì vậy đòi hỏi cần có một hệ thống đánh giá linh hoạt, tùy biến với các dữ liệu. Jobtest mang đến trải nghiệm mới mẻ với hơn 5700 bài đánh giá phù hợp cho từng vị trí và ngành nghề, được tin dùng rộng rãi trên 4500 công ty phù hợp cho từng chiến lực và mục tiêu hướng tới.

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng khai thác mọi mặt của ứng viên, nhân viên và các cấp bậc quản lý lãnh đạo của mình của mình bằng những bài đánh giá tính cách, đánh giá năng lực, hay những bài đánh giá kết quả làm việc tùy vào mục tiêu đã đề ra. Hơn thế nữa, doanh nghiệp còn có thể thiết kế những bài đánh giá sao cho phù hợp, giúp doanh nghiệp đánh giá nhóm, đánh giá cá nhân, đứng trên nhiều góc nhìn khác nhau theo đặc thù của nhu cầu quản lý.

Kết quả đánh giá sẽ được lưu lại trong hồ sơ nhân viên và biểu thị bằng biểu đồ. Dựa vào đó, doanh nghiệp biết được những lỗ hỏng cần khắc phục và đưa ra chế độ khen thưởng sao cho phù hợp nhất để tăng cường năng lực và tạo động lực, giữ chân nhân tài.

Manh công nghệ dành cho Công ty tỷ $ đến cộng đồng Doanh nghiệp Việt

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here