5 câu hỏi đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên

0
3043

Đối với một nhà tuyển dụng, việc đánh giá một ứng viên thông qua buổi phỏng vấn là vô cùng khó khi chưa biết được các ứng viên làm việc ra sao, khả năng giao tiếp hay là cách mà ứng viên xử lý những bất cập trong công việc. Nhà tuyển dụng nên lựa chọn những câu hỏi để có thể dễ dàng nắm bắt được ứng viên của mình có những tố chất nào. Hãy thử nghiên cứu những câu hỏi gợi ý dưới đây hoặc sử dụng bài đánh giá năng lực về phương diện xử lý tình huống để tìm ra ứng cử viên phù hợp nhất.

Khi tham gia phỏng vấn nhà tuyển dụng sử dụng nhiều phương pháp để tìm hiểu được những kinh nghiệm và năng lực của ứng viên, và cách đánh giá bằng việc đưa ra những tình huống để người phỏng vấn xử lý đang là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Để đánh giá được khả năng xử lý tình huống của ứng viên có thể bằng cách đặt câu hỏi trực tiếp hoặc sử dụng bài đánh giá năng lực về phương diện xử lý tình huống.

Xem thêm: Những hạn chế trong công tác tuyển dụng và cách khắc phục

Bạn sẽ làm điều gì khi một khách hàng đang giận dữ ?

5 câu hỏi đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên

Một ứng viên xử lý tình huống tốt sẽ vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng, và bạn có thể kiểm tra về kỹ năng giải quyết vấn đề của họ. Khi đối mặt với một khách hàng đang giận dữ thì cách giữ bình tĩnh, lắng nghe và vận dụng ngôn ngữ cơ thể của ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá được xem người này có thật sự phù hợp. Nếu ứng viên có thể bày tỏ thành ý của mình khiến khách hàng hài lòng thì đây đúng là một người mà bạn cần tìm. Và ngược lại, nếu ứng viên ra sức bảo vệ quan điểm của mình thì chắc hẳn đây là người khá bảo thủ, không biết lắng nghe và có thể kết luận rằng những ứng viên như thế có khả năng xử lý tình huống kém.

Bỗng đến phút chót sếp thay đổi dự án, bạn sẽ làm gì?

Đối với những người đã và đang đi làm thì những sự việc thay đổi thình lình cũng là điều khá là khó khăn, nhưng nhờ đó các nhà tuyển dụng sẽ tìm ra được những “viên ngọc trai” trong “đại dương” vô vàng con người ngoài kia. Hãy tìm ứng viên có khả năng tìm ra cơ hội trong khó khăn và thử thách. Những ứng viên này họ sẽ chẳng ngần ngại gì vượt qua được những khó khăn tương tự, vì họ có sự linh hoạt và ứng phó nhanh nhạy tuyệt vời để giải quyết ổn thỏa, giảm thiểu những rỏ ro ở mức thấp nhất.

Hãy tưởng tượng tôi là khách hàng của bạn và bạn hãy thuyết phục tôi mua hàng

Dựa vào cách thuyết phục của ứng viên, bạn có thể kiểm tra được ứng viên này có khả năng đàm phán, thuyết trình và cả khả năng giao tiếp hay không. Khách hàng có những độ tuổi khác nhau để có những cách xử sự khác nhau, hay xem ứng viên ấy có thực sự tinh tế và sáng tạo hay không khi được bất ngờ giao cho một tình huống mà chưa được chuẩn bị từ trước.

Khi được đặt vào cương vị một khách hàng thì bạn có thể đặt đủ điều làm khó dễ cho ứng viên của mình. Qua đó, bạn sẽ nắm khá rõ được khả năng đàm phán, thuyết phục và khả năng giao tiếp của ứng viên. Hóa thân vào các độ tuổi để xem về độ tinh tế cũng như sáng tạo giải quyết khi gặp được những tình huống bất ngờ của ứng viên.

Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn sẽ làm gì?

Đây là câu hỏi khó đối với ứng viên nếu chưa từng trải nghiệm, nhưng sẽ đánh giá được cách mà ứng viên của mình có kĩ năng giao tiếp và dung hòa các mối quan hệ. Xem được cách mà ứng viên có thể vừa tạo ra hiệu quả công việc vừa dung hòa được mối quan hệ sao cho tốt đẹp nhất.

Trong công việc, bất đồng ý kiến là điều hiển nhiên bởi có nhiều sự góp ý thì doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn để tìm cái tối ưu nhất. Những người phỏng vấn khi gặp những bất đồng này sẽ xử trí ra sao, việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng giao tiếp và cách dung hòa các mối quan hệ của ứng viên. Người tìm việc sẽ làm sao để cân bằng được mục tiêu công việc và các mối quan hệ qua câu hỏi này.

Bạn đã gặp chuyện khó khăn gì nhất trong cuộc sống?

5 câu hỏi đánh giá khả năng xử lí tình huống của ứng viên1

Trong cuộc sống không thiếu nhiều khó khăn, ứng viên sẽ lựa chọn tình huống nào và giải quyết những khó khăn như thế nào, việc này sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được khả năng trình bày và giải quyết vấn đề , sự kiên trì khi gặp phải những hoàn cảnh không mong muốn.

Đánh giá được những hành vi, thái độ, kỹ năng của ứng viên để tìm kiếm được những phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng bằng cách xem xét khả năng xử lý tình huống được nhiều ưa chuộng vì sự tiện lợi, tiết kiệm. Ngoài ra, sử dụng những bài đánh giá xử lý tình huống giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí tuyển dụng, không còn sự đánh giá chủ quan từ nhà tuyển dụng qua những con số báo cáo. Đăng ký và trải nghiệm cách đánh giá này trực tuyển tại JobTest.vn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here