Mục lục
Bạn có biết đối thủ cạnh tranh có thể tìm mọi cách để giết chết công ty bạn và “sao chép”; bất kỳ thứ gì từ công ty bạn. Từ sản phẩm đến chiến lược và hệ thống… đối thủ của mình đều có khả năng “copy” và “paste” qua nhà của họ, nhưng chắc chắn một thứ mà họ không thể xây được đó chính là Văn hóa. “Văn hóa chiến thắng” (Winning Culture) là yếu tố mà mỗi doanh nghiệp cần chú trọng phát huy, nó đóng vai trò quan trọng trong sự kiến tạo nền móng bền vững và tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội cho doanh nghiệp.
Văn hóa tạo ra chiến thắng!
Văn hóa là tập hợp tất cả các hành vi của nhân viên trong một tổ chức tập thể. Đó là những quan niệm, hành vi đặc trưng diễn ra thường xuyên của các nhân viên theo sự hướng dẫn từ phía nhà lãnh đạo, là mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, là những giá trị hữu hình và vô hình trong việc điều phối công việc tập thể.
Khát khao chiến thắng được đề cập đến như một nền tảng thành công cho nhà lãnh đạo – Trích từ sách lãnh đạo phong cách Obama xuất bản năm 2010. Nhà lãnh đạo sẽ truyền cảm hứng để xây dựng nên một tập thể với nhiều cá nhân tiến thủ, nỗ lực vì sự phát triển và lợi ích của công ty theo ý muốn cá nhân của mình. Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chiến thắng trong việc thể hiện và truyền đạt giá trị bền vững Văn hóa của cả công ty.
Đối với một nhà lãnh đạo cần có những yếu tố quan trọng doanh nghiệp nói chung và lãnh đạo nói riêng để hướng công ty đến với “văn hóa chiến thắng” của công ty.
Tầm nhìn dài hạn
Tầm nhìn sâu rộng sẽ tạo ra một nền văn hóa bền vững. Khi tạo ra tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp có thể bao quát được những mục tiêu xa hơn để định hướng từng bước đi của công ty. Đó chính là “Bóng đèn” thắp sáng lối đi tập thể trên con đường đã vạch ra.
Người lãnh đạo chính là người tiên phong để tạo dựng tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của công ty. Là người đứng đầu, bạn phải trả lời những câu hỏi mục tiêu của mình với công ty là thế nào, liệu tầm nhìn này có phù hợp với tốc độ phát triển của công ty nói riêng và xã hội nói chung trong nhiều năm tới? để nhìn ra “bức tranh toàn cảnh” đủ rộng phát triển công ty của mình.
Yếu tố giá trị con người luôn là mấu chốt
Chắc chắn một doanh nghiệp thành công không thể từ một người lãnh đạo giỏi mà đó chính là cả công sức của những nhân viên tài năng. Yếu tố con người luôn là điểm máu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thế mạnh cạnh tranh của cả doanh nghiệp luôn bắt nguồn từ những cá nhân xuất sắc, luôn năng nổ và nhiệt huyết với công việc.
Vậy nhà lãnh đạo đóng vai trò gì trong việc xây dựng và phát triển con người?. Bản thân nhà lãnh đạo phải xây dựng được “thương hiệu” cá nhân của mình, sau đó sẽ chính là người truyền cảm hứng với các nhân viên đi theo. Bên cạnh đó nhà lãnh đạo còn phải biết cách đào tạo và điều hướng nhân tài luôn có sự phối hợp nhịp nhàng làm nên thành quả chung, thay vì những mảnh ghép rời rạc hoạt động riêng lẻ. Người khám phá và kết nối những nhân tài chính là vai trò của người lãnh đạo tạo ra chiến thắng cho toàn công ty.
Môi trường làm việc
Môi trường làm việc hiệu quả chính là nơi thúc đẩy nhân viên làm việc một cách hiệu quả nhất. Tạo ra môi trường làm việc như mơ sẽ giúp nhân viên thoải mái về nơi làm việc, tăng sự đoàn kết và gắn bó với công ty. Một cuộc thí nghiệm đã được thực hiện ở Pixar, không gian làm việc không còn là những căn phòng cách âm cứng nhắc, họ mở rộng nơi làm việc “thoáng” hơn để các thành viên công ty có thể gặp gỡ và tương tác với nhau nhiều hơn. Kết quả sau 3 tháng cho thấy, hiệu suất và sự gắn kết của nhân viên tăng lên đến 30% so với khi làm việc độc lập theo vị trí nhân viên được phân bổ sẵn.
Một nhà lãnh đạo từng chia sẻ: “Tôi không bao giờ đóng cửa văn phòng làm việc của mình. Nhân viên của tôi sẽ chẳng cần phải gõ cửa để bước vào, tôi không muốn có bất kỳ khoảng cách nào giữa mình và cấp dưới.” Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết cách ứng xử văn minh và cởi mở với cấp dưới của mình. Chẳng ngại gì, nhân viên của bạn sẽ tự chủ động cống hiến hết mình vì người sếp quá thân thiện này.
Nguyên tắc tập thể
Một nguyên tắc vàng cho nhà lãnh đạo nữa đó chính là hãy thiết lập hệ thống công ty. Dựa vào các giá trị của công ty, sự tôn trọng và công bằng trong một tập thể. Chắc chắn chẳng ai thích một người lãnh đạo tài ba nhưng lại quá bảo thủ hay những người quá thiên vị, hãy linh động khéo léo điều chỉnh các nguyên tắc để phù hợp cho từng tình huống cụ thể nhằm đảm bảo lợi ích chung của cả công ty và quyền lợi của nhân viên mình.
Văn hóa là điều tất yếu tạo nên thành công về lâu dài cho một doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo không những phải giỏi về kinh nghiệm của mình mà còn phải cân bằng và phát triển tập thể nhân viên tài ba. Để thực hiện điều này, bạn hãy là tấm gương sáng trước và truyền cảm hứng đến nhân viên của mình. Trước khi phát triển một doanh nghiệp thành công, hãy là một người lãnh đạo thành công để tạo dựng giá trị và uy tín trước các nhân viên của mình. Jobtest mong những bài chia sẻ này phần nào giúp các bạn khắc phục được những sai lầm của mình và ngày càng phát triển hơn nữa trong các vấn đề sự nghiệp của bản thân và toàn bộ công ty. Chúc các bạn thành công!