5 bí quyết chinh phục ngay bài đánh giá năng lực Aptitude Test của các kỳ thi MT và Big 4

0
3565

Aptitude Test – Bài Đánh Giá Năng Lực vẫn luôn là “nỗi ám ảnh” của bất kì ứng viên nào trong các kỳ Management Trainee của các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như Suntory Pepsico, FrieslandCampina, Procter & Gamble, Unilever,… hay thậm chí là các kỳ tuyển riêng của Big 4. Nắm trước được các dạng câu hỏi trong đề thi cũng như luyện tập một cách hiệu quả thông qua các bài test tuyển dụng của Jobtest sẽ giúp bạn chinh phục ngon ơ vòng thi tưởng chừng rất khó khăn này.

đánh giá năng lực

1. Kiểm Tra Khả Năng Tính Toán và Phân Tích (Numerical Reasoning Test)

Đây là các câu hỏi kiểm tra khả năng toán học dưới dạng đề là các biểu đồ và bảng thông tin. Câu hỏi chủ yếu là tính toán được tỷ lệ phần trăm và các tỷ số số. Phần kiểm tra này sẽ đánh giá năng lực quan sát, đọc hiểu cũng như khả năng làm việc với con số của ứng viên. Tùy vào vị trí làm việc mà mức độ khó và số lượng câu hỏi thuộc dạng này sẽ khác nhau.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bài kiểm tra Khả Năng Tính Toán và Phân Tích tại đây.

2. Kiểm Tra Khả Năng Nhttps://jobtest.vn/vi/danh-gia-nang-luc/nang-luc-tong-hop/bai-danh-gia-kha-nang-tinh-toan-phan-tichgôn Ngữ (Verbal Reasoning Test)

Các ứng viên sẽ được cung cấp những bài đọc và phải dựa vào thông tin trong bài để đưa ra các đáp án “đúng”, “sai” hoặc “không thể kết luận” cho nhận định cuối mỗi bài đọc. Ứng viên phải có khả năng đọc, hiểu, tư duy và chú ý những chi tiết nhỏ khác nhau trong thông. Để có câu trả lời đúng, thí sinh phải sử dụng kỹ năng đọc, hiểu và tư duy. Việc đọc kỹ, chú ý đến những chi tiết nhỏ về sự khác nhau giữa thông tin của câu hỏi và bài đọc là vô cùng quan trọng. Cũng như bài kiểm tra tính toán nhanh, số lượng câu hỏi và mức độ khó của bài đánh giá năng lực tùy thuộc vào từ vị trí tuyển dụng.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bài kiểm tra khả năng Tư Duy Ngôn Ngữ tại đây.

3. Kiểm Tra Khả Năng Tư Duy Phi Ngôn Ngữ

Với những dạng câu hỏi khá giống nhau, các bài đánh giá năng lực này thường được gọi chung là Non-Verbal Test. Khác với bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ là tư duy dựa trên các thông tin bằng chữ, bài kiểm tra này đo lường “trí thông minh mềm” – khả năng tư duy trừu tượng – thông qua các ảnh, hình, khối và yêu cầu phải tìm ra được quy luật của chúng. Có hai dạng câu hỏi phố biến là tìm hình tiếp theo phù hợp với dãy đã cho hoặc tìm hình không phù hợp trong nhóm.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bài kiểm tra khả năng Tư Duy Phi Ngôn Ngữ tại đây.

4. Kiểm Tra Khả Năng Xử Lý Tình Huống (Situational Judgement Test)

Chương trình MT của các công ty đa quốc gia nhằm tìm ra những quản trị viên tập sự xuất sắc nhất, vậy nên aptitude test chắc chắn còn đòi hỏi đánh giá được khả năng lãnh đạo của ứng viên thông qua các tình huống mô phỏng. Ứng viên thường được yêu cầu tìm ra “cách giải quyết mà bạn có khả năng thực hiện cao nhất” và “cách giải quyết bạn sẽ ít có khả năng làm nhất” để đánh giá năng lực nhận định tình huống và hướng xử lý của bạn, liệu bạn có tìm ra giải pháp tốt nhất trong các giải pháp được đưa ra.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bài kiểm tra khả năng xử lý tình huống tại đây

5. Kiểm Tra Tư Duy Phản Biện (Critical Thinking Test)

Dù chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các câu hỏi của bài aptitude test, phần đánh giá năng lực tư duy phản biện lại quan trọng không kém vì cho thấy được khả năng đưa ra quyết định hợp lý dựa trên nguồn thông tin phức tạp. Các câu hỏi này yêu cầu cả kỹ năng tư duy phản biện bằng lời nói và số liệu. Ứng viên thường được yêu cầu chỉ ra liệu giả thiết đưa ra trong bài có đủ để giải quyết vấn đề được hỏi.

Bạn có thể tìm thêm thông tin về bài kiểm tra Tư duy phản biện tại đây.

“Practice Makes Perfect.” – Không có cách nào tốt hơn là luyện tập để cải thiện khả năng tư duy và vượt qua dễ dàng bài test đòi hỏi đáp án chính xác trong thời gian ngắn. Hệ thống các bài test đánh giá năng lực từ Jobtest sẽ giúp bạn nâng cao kết quả này nhờ bộ ngân hàng câu hỏi lớn, có giải thích đáp án đúng và các báo cáo sau bài test.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here