Mục lục
Thực tập sinh là gì? Họ làm những công việc gì? Mức lương ra sao? Làm thế nào để trở thành thực tập sinh trong một công ty lớn? Đó là những câu hỏi hết sức quen thuộc mà chúng tôi nhận được từ các bạn sinh viên sắp ra trường. Theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời ngay nhé!
Bạn có thể quan tâm:
- Biên tập viên là gì? Học ngành nào để làm biên tập viên?
1/ Thực tập sinh là gì?
Thực tập sinh là công việc thực tế cho người học có cơ hội cọ xát với môi trường thực tế, đây là giai đoạn mà các sinh viên được trực tiếp làm việc tại môi trường chuyên nghiệp giúp họ học được những kỹ năng cần thiết, có thêm kinh nghiệm và hiểu hơn về nghành nghề mà mình chọn. Thông thường thời gian thực tập sinh kéo dài từ 6 tuần đến 6 tháng.
Có thể nói thực tập sinh là một phần bắt buộc trong quá trình học của sinh viên trước khi tốt nghiệp. Sau khi kết thúc kỳ thực tập, các bạn sinh viên sẽ quay lại trường để làm báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp.
2/ Những lợi ích làm thực tập sinh là gì?
Bạn thấy đấy, hiện nay nhiều bạn sinh viên mới chỉ có năm nhất, năm hai nhưng đã đi ứng tuyển trở thành thực tập sinh tại các công ty. Tại sao vậy? Lý do là bởi đi thực tập sớm sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích thiết thực như:
2.1 Làm tăng giá trị CV
Lợi ích đầu tiên sau khi kết thúc chương trình thực tập sinh là bạn có kinh nghiệm làm việc. Sau này khi ra trường xin việc, CV của bạn chắc chắn sẽ nổi bật hơn nhiều ứng viên đồng trang lứa vì đã có thời gian làm thực tập sinh tại một doanh nghiệp cụ thể. Đây chính là điểm cộng rất lớn dành cho sinh viên mới ra trường, từ đó bạn cũng có thể tự tin ứng tuyển ở những vị trí với mức lương tốt hơn.
Tuy nhiên, khiêm tốn không bao giờ là thừa, hãy thật khéo léo thể hiện được những thành tích bạn đạt được khi làm thực tập sinh nhé.
2.2 Tìm hiểu được bản thân muốn hay không muốn làm gì
Trong một số trường hợp, sinh viên thực tập được công ty giữ lại và thăng chức thành nhân viên chính thức. Điều này chỉ xảy ra khi bạn có một quá trình làm việc xuất sắc trong thời gian thực tập. Tuy nhiên, cũng có nhiều bạn sinh viên sau khi thực tập lại nhận ra bản thân mình không phù hợp với nghề này và quyết định chọn một con đường khác sau khi ra trường.
2.3 Học hỏi bằng việc quan sát thực tế
Trong thời gian là một thực tập sinh, bạn sẽ có cơ hội khám phá các phòng ban khác nhau của công ty để hiểu được quy trình vận hành của một tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua những trải nghiệm thực tế, bạn sẽ có được cái nhìn rõ nét và tổng quan hơn về khối lượng công việc nếu như trở thành nhân viên full-time. Đây là thứ mà bạn chẳng thể có được nếu như chỉ học mỗi kiến thức sách vở ở trên trường.
2.4 Nhận được những phản hồi chuyên nghiệp
Chỉ khi thực sự hòa mình vào một tập thể chuyên nghiệp thì bạn mới biến mình trở thành con người chuyên nghiệp. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên chân thành, những ý kiến đóng góp từ các anh chị tiền bối, những người có thâm niên trong nghề. Đó là thứ vô cùng quý giá sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân và có ích cho sự nghiệp sau này đấy.
2.5 Tạo dựng mối quan hệ hữu ích cho tương lai
Ít nhất sau khi kết thúc quá trình thực tập sinh, bạn sẽ quen biết được các nhân viên trong phòng ban mà bạn công tác. Chưa kể nếu bạn biết cách giao tiếp thì mối quan hệ của bạn còn có thể mở rộng sang cả những phòng ban khác trong công ty.
Tin tôi đi, không bao giờ thiệt thòi khi bạn làm quen được với nhiều đồng nghiệp đâu. Họ sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc hơn đấy.
2.6 Có thêm thu nhập, cảm nhận rõ hơn về giá trị của đồng tiền
Chỉ khi nào bạn tự làm ra tiền bằng trí tuệ và sức lao động của mình thì bạn mới biết trân trọng giá trị của nó và chính mình cũng thực sự cảm thấy thoải mái khi tiêu xài. Bạn càng biết trân trọng giá trị đồng tiền thì sau này bạn càng làm được nhiều việc lớn lao hơn.
3/ Mô tả công việc và yêu cầu thực tập sinh
Dưới đây là những thông tin chi tiết mô tả công việc và yêu cầu mà các thực tập sinh cần đáp ứng được:
3.1 Mô tả công việc thực tập sinh
Khi trở thành thực tập sinh tại doanh nghiệp nào cũng vậy, bạn sẽ được làm việc trực tiếp với một người quản lý. Bạn sẽ là cánh tay trợ thủ cho người quản lý ấy trong công việc và làm theo những gì họ phân công.
Mỗi ngành nghề sẽ có chỉ tiêu công việc riêng dành cho thực tập sinh. Nhưng nhìn chung thì một hoặc hai tuần đầu tiên sẽ là thời gian cho thực tập sinh làm quen văn hóa công ty và các phòng ban, thỉnh thoảng sẽ được quản lý giao cho một vài công việc lặt vặt như photo tài liệu, thông báo cho đồng nghiệp khác lịch họp,…
Thời gian tiếp sau đó mới là lúc thực tập sinh chính thức bước vào làm việc. Một số công việc phổ biến mà thực tập sinh thường phải làm gồm có:
- Trực số hotline và giải đáp các thắc mắc của khách hàng gửi về công ty;
- Quản lý tài liệu trong phòng ban, tạo các bài powerpoint nếu cần thiết;
- Tham gia vào các sự kiện mà công ty tổ chức, hỗ trợ phần setup nếu được yêu cầu;
- Quản lý lịch hẹn, đặt chỗ hoặc vé máy bay cho chuyến công tác của cấp trên;
- Tham gia vào các chiến dịch marketing mà công ty đang áp dụng như like, share, comment bên dưới bài chạy quảng cáo.
3.2 Yêu cầu công việc đối với thực tập sinh
Nhà tuyển dụng khi tuyển dụng thực tập sinh thì không đòi hỏi quá nhiều giống như nhân viên chính thức. Nhưng bạn vẫn phải đảm bảo tối thiểu một số yêu cầu dưới đây:
- Sinh viên năm cuối hoặc sinh viên có khả năng sắp xếp lịch học để đi làm tối thiểu 5 ca/tuần;
- Chủ động và sáng tạo trong công việc được giao;
- Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, PPT;
- Có khả năng giao tiếp tốt.
4/ Mức lương của thực tập sinh
Tùy từng ngành và tùy theo chế độ đãi ngộ của từng công ty mà thực tập sinh có được trả lương hay không.
- Đối với ngành dịch vụ (F&B, khách sạn, du lịch, …): thực tập sinh không được trả lương nhưng sẽ được phát đồng phục miễn phí và một bữa ăn miễn phí trong ca.
- Đối với ngành tư vấn, báo chí, sale: thực tập sinh thường sẽ không có lương cứng mà tiền lương tính theo phần trăm doanh số hoặc bằng số tiền nhuận bút*số bài viết.
- Đối với thực tập sinh chưa có kinh nghiệm: mức lương dao động từ 1,5 triệu đến 3 triệu đồng/tháng.
- Đối với thực tập sinh đã có kinh nghiệm: những người này khi đầu quân vào công ty không mất thời gian đào tạo lại nên mức lương mà nhóm thực tập sinh này có thể nhận dao động từ 10 triệu đến 20 triệu đồng/tháng.
Như vậy chúng ta có thể thấy thực tập sinh càng chứng tỏ bản thân mình mang lại nhiều giá trị cho công ty thì mức lương sẽ càng hậu hĩnh.
Tuy nhiên với những thực tập sinh chưa có kinh nghiệm, lương chỉ là một phần nhỏ trong số những điều cần xem xét kỹ lưỡng khi chọn công ty thực tập. Bạn cần cân nhắc xem nếu đi thực tập ở đó thì mình có thể học hỏi được những kiến thức hay kỹ năng gì mới hay không, có thể mở rộng mối quan hệ cho công việc sau này hay không,..Cái gì cũng cần phải đánh đổi, nên bạn hãy chọn ra phương án có lợi nhất nhé.
5/ Tìm việc thực tập sinh ở đâu?
Không phải tự nhiên mà nhiều công ty rất thích tuyển dụng thực tập sinh chưa có kinh nghiệm để đào tạo từ đầu, hơn là tuyển người đã có kinh nghiệm. Lý do bởi điều mà chỉ có ở các thực tập sinh chính là tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, tinh thần học hỏi và đổi mới.
Thông thường các công ty sẽ tuyển dụng thực tập sinh nhiều nhất vào 2 đợt trong năm là tháng 6 (dương lịch) và sau Tết nguyên đán. Để tìm được một công việc thực tập sinh, ngoài cách liên lạc cho phòng hành chính nhân sự của công ty ghi trên thông báo tuyển dụng, bạn có thể dùng 2 cách sau:
- Tham gia vào các group uy tín chuyên tuyển dụng thực tập sinh trên mạng xã hội. Ví dụ như group Internships & Jobs in Vietnam, group Internship & Jobs in HaNoi,… Hàng ngàn bạn sinh viên đã thành công kiếm được việc làm trên các group này;
- Apply CV trực tiếp trên các website hoặc app hỗ trợ tìm việc làm như Indeed, JobsGo, TopCV, Timviec.com,..
Cơ hội với thực tập sinh là luôn luôn rộng mở. Hy vọng các bạn sinh viên có thể tìm được một công việc thực tập sinh phù hợp với chuyên ngành và năng lực của bản thân nhé. Chúc các bạn thành công!
Source: Jobtest