Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên năm cuối

0
1544

Đơn xin thực tập là tài liệu không thể thiếu mà các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị trước khi đi thực tập tại một cơ quan nào đó nhằm phục vụ tốt cho quá trình viết luận án tốt nghiệp. Ngay bây giờ, hãy tham khảo một số mẫu đơn thực tập chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin dưới đây nhé:

1/ Mẫu đơn xin thực tập 01

Các sinh viên sẽ photo và điền đầy đủ thông tin trong mẫu đơn xin thực tập 01 để nộp cho Văn phòng khoa. Dưới đây là những thông tin mà bạn cần điền trong đơn số 1:

  • Kính gửi: Phần này bạn ghi “Văn phòng khoa + Tên chuyên ngành” hoặc tên một phòng ban chuyên tiếp nhận đơn của sinh viên;
  • Thông tin cá nhân: Phần này gồm có Họ tên, Tên trường/Khoa/Chuyên ngành, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại cá nhân;
  • Thông tin liên quan đến quá trình thực tập: Phần này gồm có Tên đề tài xin thực tập, Thời gian thực tập, Tên chi nhánh/phòng ban xin thực tập;
  • Thời gian làm đơn và ký tên.

Cuối cùng đừng quên dán ảnh thẻ 3×4 rồi mới nộp cho Văn phòng khoa nhé.

Link tải mẫu đơn xin thực tập 01

Mẫu đơn xin thực tập 01

2/ Mẫu đơn xin thực tập 02

Nếu như mẫu đơn xin thực tập 01 để nộp cho Văn phòng khoa thì mẫu đơn xin thực tập 02 sẽ được gửi trực tiếp đến đơn vị/phòng ban mà bạn muốn xin thực tập. Dưới đây là những thông tin mà bạn cần điền trong đơn số 2:

  • Kính gửi: Phần này bạn ghi rõ tên chi nhánh hoặc tên phòng ban mà bạn muốn đến thực tập. Ví dụ như “Kính gửi: Phòng Marketing công ty TNHH Mai Vàng”. Lưu ý bạn không được ghi nhầm tên Văn phòng hoa của Trường Đại học vào mục này nhé;
  • Thông tin cá nhân: Phần này ở mẫu đơn số 2 sẽ phải điền nhiều hơn so với mẫu đơn xin thực tập 01 vì nhà trường đã nắm rõ hồ sơ sinh viên còn công ty thì không biết gì về bạn cả. Phần này gồm có Họ tên, Ngày sinh, Giới tính, Nơi sinh, Số CMND/CCCD, Ngày cấp, Địa chỉ hiện tại, Số điện thoại liên lạc, Tên trường/Khoa/Lớp/Hệ đào tạo;
  • Thông tin liên quan đến đơn vị thực tập: Phần này gồm có Tên cơ quan, Địa chỉ thực tập, Điện thoại của công ty/phòng ban xin thực tập, Tên Giám đốc bộ phận hoặc tên của người trực tiếp quản lý thực tập sinh. Để có được những thông tin này, bạn cần đọc trong bản thông báo tuyển dụng hoặc hỏi trực tiếp nhân viên phòng hành chính nhân sự;
  • Thời gian làm đơn và ký tên.

Thủ tục cuối cùng là dán ảnh thẻ 3×4 có hạn không quá 6 tháng và đem đến văn phòng đơn vị xin thực tập để nộp nhé.

Link tải mẫu đơn xin thực tập số 2

Mẫu đơn xin thực tập 02

Cả hai mẫu đơn xin thực tập 01 và 02 ở trên đều dành cho sinh viên năm cuối hoặc sinh viên năm 3 đã đủ điều kiện thực tập theo quy định của trường. Nếu bạn là sinh viên chưa đủ điều kiện nhưng lại muốn đi thực tập sớm để trau dồi kinh nghiệm thì bạn cần lên Văn phòng khoa và xin mẫu đơn của trường. Nhìn chung thì thông tin trên các mẫu đơn xin thực tập cũng không khác nhau quá nhiều.

3/ Thực tập tốt nghiệp là gì?

Thực tập tốt nghiệp là thời gian mà các sinh viên được trực tiếp làm việc giống như một nhân viên thực tế tại một cơ quan, tổ chức có liên quan tới ngành học. Thông thường mỗi năm học thì các trường đại học sẽ tổ chức 2 kỳ tiếp nhận đơn xin thực tập của sinh viên đã đủ điều kiện thực tập. Thời gian thực tập sẽ kéo dài từ 3-6 tháng, rất nhiều sinh viên sau khi kết thúc kỳ thực tập đã được công ty giữ lại trở thành nhân viên chính thức. 

Trong quá trình đi thực tập, bạn sẽ được áp dụng những gì được học trong trường để làm việc tại công ty dưới sự hướng dẫn của người trực tiếp phụ trách thực tập sinh. Sau khi hết thời hạn thực tập, bạn sẽ nhận được giấy đánh giá thực tập có đóng dấu xác nhận của công ty đó và quay về trường để chuẩn bị cho Khóa luận tốt nghiệp.

4/ Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp

Các trường đại học bắt buộc sinh viên trước khi ra trường phải thực tập tốt nghiệp nhằm 2 mục đích:

  • Làm quen với khối lượng công việc và cách xử lý các vấn đề liên quan tới công việc mà bạn sắp tới sẽ làm sau khi tốt nghiệp;
  • Hiểu và áp dụng được những kiến thức trong sách vở vào môi trường làm việc thực tế.

Mục tiêu của thực tập tốt nghiệp

5/ Sinh viên nên làm gì để học hỏi kinh nghiệm khi đi thực tập

3-6 tháng thực tập trôi qua rất nhanh, nếu như bạn không muốn kỳ thực tập của mình chỉ bị sai đi làm việc lặt vặt thì hãy chứng tỏ giá trị bản thân đóng góp được gì cho công ty. Dưới đây là 2 lời khuyên bổ ích dành cho các thực tập sinh để có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhất:

  • Thái độ cầu tiến, lễ phép và khiêm tốn với các tiền bối. Nếu sếp dạy bạn làm điều gì đó, kể cả biết rồi thì cũng không nên ngắt lời và bảo “Em đã biết rồi”. Thay vào đó hãy nghiêm túc tiếp thu và đừng quên cảm ơn họ. Khiêm tốn chưa bao giờ là thừa, nhất là đối với với sinh viên chân ướt chân ráo bước ra xã hội;
  • Chủ động nhận việc và mạnh dạn hỏi nếu như không biết. Các tiền bối trong công ty nào cũng đánh giá cao những thực tập biết chủ động hỏi và nhận việc phù hợp với năng lực bản thân. Tuy nhiên đừng lạm dụng việc hỏi quá nhiều khiến họ cảm thấy đang bị bạn làm phiền.

Lưu ý khi thực tập tốt nghiệp

6/ Một số lưu ý khi viết đơn xin thực tập

Để có được một mẫu đơn xin thực tập “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng”, hãy xem xét và áp dụng những lưu ý dưới đây:

  • Hình thức trình bày gói gọn trong 1-2 trang A4, văn phong mạch lạc;
  • Ghi điểm nhờ vào các hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia khi còn đi học;
  • Xây dựng cho bản thân mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn một cách rõ ràng;
  • Tham khảo thêm các tài liệu chuyên nghiệp phục vụ cho quá trình xin việc.

Hy vọng với những chia sẻ bổ ích trên đây, chúng tôi có thể giúp cho các bạn sinh viên trong quá trình chuẩn bị mẫu đơn xin thực tập và có được một kỳ thực tập suôn sẻ, đạt thành tích tốt. Chúc các bạn thành công.

Bạn có thể quan tâm:

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here