Mục lục
Bạn nghĩ rằng chỉ cần kết thúc phỏng vấn trực tiếp là xong việc rồi? Chưa đâu. Một cuộc khảo sát của Talent Inc. đã chỉ ra rằng 68% nhà tuyển dụng cho biết việc nhận được thư cảm ơn sau phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ.
Vì vậy, bất kể phỏng vấn tốt hay không tốt, thay vì ngồi chờ kết quả thì bạn nên viết một email cảm ơn trong vòng 24h sau phỏng vấn, bởi vì nó thực sự tạo ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng. Vậy chúng ta cần viết những gì trong mẫu thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn?
1. Có nên gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn không?
Dựa theo dẫn chứng mà chúng tôi vừa đưa ra ở phần mở đầu, chắc chắn câu trả lời là “Có”.
Biết cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn chính là một điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Nó giúp bạn tạo sự khác biệt lớn với các ứng viên có chất lượng tương đương nhưng lại không gửi email sau cuộc phỏng vấn.
Một bức email cảm ơn ngắn gọn sau phỏng vấn không chỉ tái khẳng định mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển mà còn là một cách “nhắc khéo” người phỏng vấn nhớ lại khoảng thời gian khi ngồi phỏng vấn với bạn.
Lưu ý: Không bao giờ là quá muộn để gửi một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn nhưng gửi email trong 24 giờ đầu tiên là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn gửi thư sau mốc thời gian này, có thể hiệu quả sẽ không được như ý muốn.
2. Tiêu đề thư cảm ơn sau phỏng vấn chuyên nghiệp
Mỗi ngày, phòng tuyển dụng của một công ty sẽ nhận được hàng chục, thậm chí hàng trăm email, ngoài email cảm ơn sau phỏng vấn còn có email nội bộ và email xin việc của ứng viên. Nếu không biết cách viết tiêu đề mail nổi bật thì cho dù bạn có nỗ lực viết nội dung thư ấn tượng thế nào đi chăng nữa, nhà tuyển dụng cũng không đọc được thư của bạn.
Trong dòng tiêu đề email, ứng viên chỉ cần nêu ngắn gọn và cung cấp đủ thông tin về lý do gửi email: bao gồm cụm từ “Thư cảm ơn phỏng vấn” kèm theo tên của bạn và chức danh của công việc mà bạn đã phỏng vấn. Một số ví dụ về dòng tiêu đề mà bạn có thể tham khảo đó là:
- Thư cảm ơn phỏng vấn – Họ và tên, Vị trí ứng tuyển;
- Thư cảm ơn phỏng vấn – Vị trí ứng tuyển, Họ và tên;
- Họ và tên, Vị trí ứng tuyển – Thư cảm ơn phỏng vấn.
3. Những nội dung cần có trong thư cảm ơn sau phỏng vấn
Khi viết một email cảm ơn ngắn sau cuộc phỏng vấn, bạn nên đảm bảo rằng email đó đáp ứng được 5 nội dung quan trọng này:
3.1. Cảm ơn người phỏng vấn
Hãy bắt đầu email của bạn bằng cách cảm ơn người phỏng vấn đã dành thời gian của họ cho bạn và đề cập đến mối quan tâm hơn nữa của bạn đối với vai trò này.
Nếu bạn đã nói chuyện với 3 hoặc 4 người trong một cuộc phỏng vấn, hãy gửi email riêng cho từng người trong số họ nếu bạn có thông tin liên hệ của họ.
Để có được thông tin này, điều quan trọng là xin danh thiếp của người phỏng vấn trước khi ra về. Nếu họ không có, hãy xin địa chỉ email của phòng nhân sự.
3.2. Thể hiện kiến thức chuyên môn của bạn
Bạn cũng nên nhắc nhở người phỏng vấn về trình độ của bạn, đảm bảo đề cập đến một số kỹ năng chính hoặc kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên. Chỉ rõ rằng đây là một trong những điểm mạnh của bạn và tại sao bạn lại là người phù hợp nhất cho vị trí này.
3.3. Thể hiện sự quan tâm của bạn đến vị trí ứng tuyển
Nhiều nhà tuyển dụng không bao giờ liên lạc lại với các ứng viên vì họ không nghĩ rằng ứng viên không có hứng thú với vị trí này. Vì vậy hãy thể hiện rằng bạn rất muốn được làm việc ở vị trí này, chỉ cần 1-2 câu ngắn gọn là được.
3.4. Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc phỏng vấn
Thư cảm ơn sau phỏng vấn cũng là cơ hội hoàn hảo để bạn đưa ra phương án giải quyết cho các vấn đề nảy sinh trong cuộc phỏng vấn. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng mình đã trả lời sai hoặc trả lời chưa được cặn kẽ như bạn mong muốn một câu hỏi phỏng vấn nào đó, bạn có thể trình bày lại câu trả lời của mình chi tiết hơn tại đây.
3.5. Thông tin liên hệ của bạn
Kết thúc email của bạn bằng cách cảm ơn nhà tuyển dụng một lần nữa và để lại thông tin liên hệ bao gồm tên đầy đủ, email và số điện thoại của bạn.
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có cách phản hồi kết quả phỏng vấn khác nhau, có người thích nhắn tin, gửi email nhưng có người lại thích gọi điện trực tiếp cho nhanh chóng. Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng cho cả ba nếu bạn có thể. Đừng quên check email mỗi ngày, tránh trường hợp bạn không nhận được thư phản hồi của nhà tuyển dụng do email này nằm trong hộp thư rác.
4. Một số sai lầm cần tránh khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn
Hãy tránh xa 3 sai lầm dưới đây nếu như bạn muốn có một bức thư cảm ơn thật ấn tượng với nhà tuyển dụng:
4.1. Tránh mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp
Hãy đọc kỹ email cảm ơn của mình một lần nữa trước khi nhấn nút “Gửi” để đảm bảo thư không có bất kỳ một lỗi chính tả hay lỗi ngữ pháp nào cả, nhất là đối với thư cảm ơn sau phỏng vấn được viết bằng tiếng anh. Nếu chính tả không phải là điểm mạnh của bạn, hãy nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp mà bạn tin tưởng để xem xét thật kỹ lưỡng.
4.2. Đừng xin lỗi
Tất cả chúng ta đều không tránh khỏi một vài sơ sót trong quá trình phỏng vấn; tuy nhiên, việc sử dụng thư cảm ơn để xin lỗi về những lỗi bạn đã mắc phải thực sự là không cần thiết và không thích hợp.
4.3. Không sử dụng biểu tượng cảm xúc
Thư cảm ơn sau phỏng vấn của bạn cần phải giữ được giọng điệu chuyên nghiệp, chứ không phải là một bức thư hoặc thiệp cảm ơn gửi cho bạn bè. Vì vậy, tuyệt đối không chèn biểu tượng cảm xúc vào email gửi cho nhà tuyển dụng. Mặc dù chỉ là giao tiếp gián tiếp qua email nhưng hãy chú ý tạo ấn tượng tích cực giống như bạn đã làm trong cuộc phỏng vấn trực tiếp.
5. Mẫu thư cảm ơn sau phỏng vấn tiếng Việt và tiếng Anh
Dưới đây chúng tôi đã lọc ra 2 mẫu email cảm ơn sau phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh mà các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên hãy nhớ rằng các mẫu này chỉ cung cấp cho bạn cách định dạng email của mình và những thông tin nào nên được đưa vào thư. Bạn sẽ cần phải điều chỉnh nó để phù hợp với ngữ cảnh phỏng vấn của mình.
5.1. Mẫu số 1
5.2. Mẫu số 2
Trên đây là thông tin về các nội dung cần có trong thư cảm ơn sau phỏng vấn mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn ứng viên. Nếu bạn vừa tham gia một cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, hãy ngồi viết thư cảm ơn gửi tới họ ngay và xem hiệu quả của hành động nhỏ nhưng quan trọng này mang lại nhé!
Source: Jobtest