Mục lục
Đại dịch COVID – 19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và tâm lý người tiêu dùng. Các giám đốc Marketing (CMO) cần gấp rút tạo ra một kế hoạch tối ưu hóa chi phí Marketing để ngăn cản sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
Các nền kinh tế toàn cầu đang cố gắng ngăn chặn sự bùng phát và giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với sức khỏe và sự an toàn của quốc gia. Đây có thể được xem là một sự kiện “Thiên nga đen”. COVID-19 đã khiến chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu giảm dần do lo ngại về sự bùng phát vẫn đang tiếp tục. Điều này đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Biểu hiện qua việc giảm sút lực lượng lao động và nhu cầu của người tiêu dùng. Nghiêm trọng hơn nữa, đây là nguyên nhân của việc gián đoạn kinh tế trên toàn thế giới.
Những thách thức trước mắt
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đến ngân sách Marketing giữa các ngành.
Các giám đốc Marketing thường chưa có sự chuẩn bị trước cho những sự kiện toàn cầu bất ngờ như thế này. Trong một khảo sát của Gartner vào giữa năm 2019 cho thấy, các CMO vẫn cả thấy lạc quan. Họ tin rằng điều kiện môi trường thuận lợi sẽ mang lại kết quả kinh tế tích cực trong 18 đến 24 tháng tới.
COVID-19 sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt ngân sách. Trong khi đó có một số khoản đầu tư gần như không thể cắt giảm. Ví dụ như: đổi mới, nâng cấp trải nghiệm khách hàng, thu thập và xử lý dữ liệu số.
Tác động của COVID-19 đối với ngân sách Marketing
Dịch bệnh tác động thế nào đến các hoạt động Marketing? Sự lo sợ của người tiêu dùng về sẽ gây ra áp lực lên ngân sách Marketing trong ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hầu hết các CMO đều chưa có sự chuẩn bị trước cho một biến cố lớn như thế này.
Trong Khảo sát chi tiêu CMO 2019-2020 của Gartner đã thăm dò ý kiến của các nhà CMO từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. Trong đó, 86% người được hỏi cho biết tình hình kinh tế và kinh doanh trong tương lai sẽ tác động tích cực đến các chiến lược Marketing của họ. Ngoài ra, 61% CMO được khảo sát cảm thấy ngân sách Marketing sẽ tăng vào năm 2020. Khi được hỏi họ sẽ giảm đầu tư vào lĩnh vực nào để giữ cho chiến lược Marketing của tổ chức đi đúng hướng, các CMO đã lựa chọn quảng cáo truyền hình (32%), quảng cáo trực tuyến (32%) và hoạt động sự kiện (28%) là những lựa chọn hàng đầu của họ .
Bây giờ là lúc để lập kế hoạch, vì sự bất ổn vẫn còn ở phía trước. Các CMO phải nỗ lực phối hợp để giảm thiểu các tác động ngắn hạn và dài hạn mà COVID-19 sẽ gây ra đối với tổ chức của họ. Hãy hành động ngay hôm nay bằng cách xây dựng và thực hiện chiến lược tối ưu hóa chi phí Marketing.
Một số biện pháp tối ưu hóa chi phí Marketing
Thông thường, các nỗ lực cắt giảm chi phí được tạo ra và thực hiện như một biện pháp đối phó khi ngân sách bị siết chặt. Sau đây là 2 biện pháp doanh nghiệp nên cân nhắc:
Thành lập một nhóm nhân viên phụ trách việc tối ưu hóa chi phí
Những nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và điều chỉnh chiến lược tối ưu hóa chi phí Marketing. Điều này giúp các chiến lược Marketing luôn đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và chủ động trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch. Việc hành động nhanh chóng và dứt khoát cho phép doanh nghiệp của bạn ứng phó dễ dàng với các mối đe dọa từ thị trường bất ổn. Từ đó, các chiến dịch sẽ trở nên thực tế, phòng Marketing có thể phản ứng nhanh chóng với các gián đoạn mà COVID-19 mang lại theo cách tối ưu nhất.
Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn có tính tự chủ cao, vẫn sẽ có những rào cản trong việc quyết định tối ưu hóa chi phí Marketing. Do đó, hãy trao quyền cho nhóm nhân viên phụ trách việc đưa ra các quyết định chiến lược và điều chỉnh nhân sách. Điều này sẽ giúp bộ máy tổ chức trở nên linh hoạt và dễ dàng ứng biến với thay đổi của thị trường.
Xây dựng các kịch bản thích ứng
Xây dựng các kịch bản ngân sách để luôn thích ứng được với môi trường. Và đánh giá nhanh các tác động của dịch bệnh lên các chiến dịch Marketing.
Giữa một cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19, thời gian phản ứng phải ngắn. Hãy tập trung xây dựng các kế hoạch kịch bản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thể thích ứng với sự thay đổi phức tạp của thị trường.
Các bước khuyến nghị
Hãy làm theo các bước sau để nhanh chóng xây dựng ngân sách kịch bản hiệu quả với nguồn lực tối thiểu:
- Xác định các tình huống sẽ tác động đến ngân sách.
- Tìm ra các danh mục chi phí sẽ bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh
- Xác định các dấu hiệu khẩn cấp cần thay đổi chiến lược ngân sách
- Tiến hành đánh giá nhanh các thách thức và cơ hội mới
Sau đây là 4 câu hỏi sẽ giúp CMO kiểm soát tốt được tình hình của các chiến dịch Marketing
- Các mục tiêu của doanh nghiệp đã thay đổi như thế nào dưới sự tác động của môi trường bên ngoài?
- Các chiến dịch Marketing đã thay đổi thế nào để phù hợp với các mục tiêu trên?
- Các chiến dịch Marketing có thực sự hiệu hiệu quả như kỳ vọng?
- Nếu chiến dịch Marketing không hiệu quả, cần thay đổi thế nào để phù hợp?
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên tránh những sai lầm khi cắt giảm chi phí. Mọi quyết định của doanh nghiệp trong giai đoạn này đều cần phải thận trọng, hạn chế tối đa sai sót.
COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các tổ chức trên toàn cầu. Và doanh nghiệp của bạn cũng không ngoại lệ. Vì thế việc cân đối ngân sách là điều cần thiết phải thực hiện càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.