Mục lục
Có một vấn đề trong quy trình tuyển dụng luôn khiến người làm Tuyển dụng phải đau đầu. Đó chính là làm thế nào để đánh giá chính xác năng lực của ứng viên và tìm ra được người phù hợp cho vị trí công việc cũng như văn hóa của doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này còn phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Tuy nhiên, hình thức tuyển dụng truyền thống hiện nay lại không đáp ứng được nhu cầu này. Thứ nhất là quy trình sàng lọc ứng viên chủ yếu bằng phương pháp thủ công dựa vào kinh nghiệm của nhân viên tuyển dụng. Thứ hai là phương pháp và kỹ thuật phỏng vấn thiếu tính hệ thống và cấu trúc. Cuối cùng là các tiêu chí đánh giá thiếu nhất quán. Vì thế, quyết định tuyển dụng thường mang nặng cảm tính và định kiến cá nhân. Vì năng lực ứng viên không được đánh giá chính xác trên cơ sở khoa học nên việc tuyển sai người là điều khó tránh khỏi. Vậy đâu là giải pháp để khắc phục? Đó chính là sử dụng bài Đánh giá năng lực trực tuyến trong quá trình tuyển dụng.
Thực trạng tuyển dụng ngày nay
Theo nghiên cứu và kết luận của IBM Kenexa – một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn nhân sự thì 76% người phỏng vấn thường có xu hướng chọn những ứng viên mà họ thích. Sự tương đồng về nền tảng, ngoại hình và phong cách sẽ tác động rất lớn đến người đưa ra quyết định tuyển dụng. Điều này khiến sự lựa chọn trở nên vô cùng cảm tính vì năng lực của ứng viên chưa được quan tâm đúng mức.
Theo IBM Kenexa, 76% doanh nghiệp tuyển dụng dựa trên cảm tính.
Hơn nữa, việc này vô tình tạo ra một lực lượng nhân sự với phong cách tương tự nhau. Và hậu quả là nó sẽ giết chết sự sáng tạo, bứt phá và tiềm năng đổi mới của tổ chức.
Vì thế doanh nghiệp cần một hình thức tuyển dụng khoa học và khách quan hơn để đánh giá chính xác nhất năng lực của ứng viên. Đặc biệt là để đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp bắt buộc phải có những phương án lựa chọn nhân sự khôn ngoan.
Nhân sự chính là sức mạnh của doanh nghiệp. Vì thế, trong giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp không được phép chọn sai.
Sự thay đổi tất yếu
Nhiều năm trước đây, các doanh nghiệp trên thế giới đã nhận ra những mặt hạn chế trong quá trình tuyển dụng truyền thống. Đó cũng chính là lúc mà các bài đánh giá năng lực được nghiên cứu và phát triển để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng theo hình thức mới.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng, mọi người đều có thể mắc sai lầm nhưng dữ liệu thì không. Vì thế, doanh nghiệp phải dựa vào kết quả của những bài đánh giá đã được nghiên cứu để lựa chọn nhân viên, thay vì dùng kinh nghiệm, trực giác, lời giới thiệu,…
Bài đánh giá năng lực là gì?
Năng lực là tổng hợp của 3 yếu tố chính: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ. Bài đánh giá năng lực trong tuyển dụng sẽ tập trung đo lường 3 yếu tố này.
Kiến thức và kỹ năng của ứng viên sẽ được xác định qua việc trả lời những câu hỏi trong bài đánh giá năng lực. Tùy thuộc vào đặc thù công việc mà các bộ đề sẽ khác nhau. Ví dụ: bài đánh giá dành cho nhân viên bán hàng sẽ tập trung vào khả năng giao tiếp hay ngôn ngữ, khả năng xử lý tình huống, tư duy phản biện,… Hoặc nhân viên kế toán sẽ phải trả lời những câu hỏi liên quan đến khả năng tính toán và phân tích cũng như xử lý số liệu, khả năng làm việc chi tiết chính xác cao.
Nhân viên chỉ thật sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi có thể hòa hợp được với văn hóa tổ chức.
Việc phân tích được thái độ, động lực hay động cơ làm việc cũng như tính cách của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Ứng viên thường được chọn vì kỹ năng nhưng lại bị sa thải vì thái độ. Do đó, việc tìm hiểu trước về thái độ, phong cách làm việc trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng sẽ hạn chế việc phải tuyển nhiều lần mới tìm được người phù hợp.
Có thể thấy, bài đánh giá năng lực sẽ giúp nhà tuyển dụng có được cái nhìn chính xác, khách quan và khoa học nhất về năng lực của ứng viên. Sự nhìn nhận toàn diện này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định tuyển dụng sáng suốt và có độ chính xác cao hơn hẳn phương pháp hiện nay, vốn mang nặng “PHỎNG ĐOÁN” và “CẢM TÍNH CHỦ QUAN CÁ NHÂN”.
Chức năng của bài đánh giá năng lực
Tùy thuộc vào đối tượng thực hiện mà bài đánh giá năng lực sẽ có những chức năng khác nhau. Như đã đề cập, bài đánh giá năng lực được dùng chủ yếu trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, nó còn được áp dụng để đánh giá nhân viên để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và lộ trình thăng tiến rõ ràng.
Chọn lọc ứng viên
Qua bài đánh giá năng lực, doanh nghiệp sẽ xác định được:
Đây là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để doanh nghiệp xác định năng lực của ứng viên. Hơn nữa, việc dùng chung một bài đánh giá cho tất cả các ứng viên trong cùng một vị trí sẽ đảm bảo tính khách quan và công bằng cho quá trình tuyển dụng.
Theo nghiên cứu và tổng hợp của Aon về các hình thức đánh giá nhân viên thì các doanh nghiệp cho rằng bài đánh giá năng lực đã giúp:
Đánh giá nhân viên
Thay vì so sánh giữa các nhân viên với nhau thì việc xem xét quá trình tiến bộ của chính họ dựa trên kết quả của những bài đánh giá trước sẽ hợp lý hơn.
Bài đánh giá năng lực sẽ giúp doanh nghiệp:
- Xác định những năng lực còn thiếu của ứng viên để xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp
- Xác định nhân viên có tiềm năng lãnh đạo
- Phát hiện và đầu tư vào những nhân viên sáng giá
- Nuôi dưỡng văn hóa học tập và phát triển
Thăng chức cho nhân viên
Bài đánh giá năng lực sẽ hỗ rất nhiều cho quyết định thăng chức nhân viên. Khi đó, nó sẽ được thiết kế để đo lường:
- Năng lực lãnh đạo
- Trí tuệ cảm xúc và sự hợp tác
- Khả năng học hỏi và tư duy chiến lược
- Khả năng thích ứng và thay đổi
Cách làm này sẽ đảm bảo tính minh bạch cho quá trình thăng chức trong doanh nghiệp. Hơn nữa, những nhân viên cũng có thể hình dung được những gì họ cần hoàn thiện để có thể đảm nhận những vị trí cao hơn. Điều này sẽ tạo nên sự gắn kết và lòng trung thành của nhân viên.
Bài đánh giá năng lực giúp tăng gấp 4 lần thời gian gắn bó của nhân viên.
Lợi ích khi sử dụng bài đánh giá năng lực
Bài đánh giá năng lực đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp so với hình thức tuyển dụng truyền thống
Loại bỏ hoàn toàn yếu tố cảm tính
Doanh nghiệp sẽ dựa trên kết quả của bài đánh giá năng lực để chọn người phù hợp thay vì phán đoán dựa trên cách trình bày CV, hay những công việc mà ứng viên tự kể. Ứng viên sẽ phải chứng minh năng lực thật sự của mình qua bài đánh giá. Và điều này khiến quy trình tuyển dụng trở nên chính xác và công bằng hơn bao giờ hết.
Mọi người đều có thể mắc sai lầm nhưng dữ liệu thì không.
Tiết kiệm chi phí
Theo khảo sát của Aon, việc tuyển dụng bằng bài đánh giá năng lực sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 80% chi phí. Việc chọn sai người sẽ khiến quá trình tuyển dụng phải lặp lại nhiều lần gây nên tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp. 98 triệu VND/năm là chi phí tuyển dụng trung bình cho 5 vị trí mỗi tháng.
Đây là một mức phí khổng lồ đối với những công ty vừa và nhỏ. Nếu sử dụng bài đánh giá năng lực, 83% doanh nghiệp sẽ tuyển được ứng viên phù hợp ngay từ đầu.
Điều này giúp doanh nghiệp đạt được cả 2 mục tiêu: vừa cắt giảm chi phí, vừa tuyển được người phù hợp.
Xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp
Phần lớn nhân viên không xác định được khả năng mà họ đang thiếu. Vì thế, doanh nghiệp cũng không có cơ sở để xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp. Những chương trình đào tạo chung chung vừa tốn thời gian, vừa không khác gì việc “ném tiền qua cửa sổ”.
Ngược lại, khi sử dụng bài đánh giá năng lực, doanh nghiệp sẽ biết được nhân viên đang thiếu khả năng nào. Điều này sẽ tránh việc đào tạo sai, khiến nhân viên mất tinh thần làm việc, khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian và chi phí.
Phương pháp đánh giá năng lực online
Tại JobTest, tận dụng lợi thế của công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo AI, những bài đánh giá năng lực ngày nay đã được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm Online. Chỉ cần kết nối Internet, ứng viên và nhân viên đã có thể thực hiện đánh giá. Điều này giúp các doanh nghiệp không mất thời gian và chi phí để bố trí phòng. Ngoài ra, người làm bài cũng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thực hiện.
Hơn nữa, những bài đánh giá năng lực này cần được thiết kế tùy theo lĩnh vực kinh doanh và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp cho từng vị trí. Việc sử dụng những bài trắc nghiệm có sẵn trên Internet sẽ không đem lại kết quả như mong đợi. Doanh nghiệp cần tìm một đơn vị uy tín để cung cấp những bài đánh giá được xây dựng đúng theo đặc điểm và yêu cầu của doanh nghiệp.
Những bài đánh giá năng lực hiện nay phần lớn do công ty IBM Kenexa cung cấp. Công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn nhân sự & đánh giá năng lực, là một trong những đơn vị cung cấp các bài đánh giá năng lực uy tín trên thế giới.
Tại Việt Nam, JobTest là đối tác chiến lược của IBM Kenexa, đồng thời là đơn vị cung cấp nền tảng đánh giá kỹ năng, năng lực và tính cách đầu tiên dựa trên phân tích khoa học. Điều này đem lại kết quả chính xác nhất cho người thực hiện bài đánh giá.
Sử dụng bài đánh giá năng lực trong quá trình tuyển dụng và đánh giá nhân viên là một bước tiến vượt bậc trong ngành nhân sự. Đây là cách tối ưu để giảm bớt gánh nặng tuyển dụng cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc chọn đúng người phù hợp còn tạo ra một tiền đề vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp sau này.