Giữ chân nhân viên – Chiến lược quản trị nhân sự dài hạn

0
3821
giu chan nhan vien

Giữ chân nhân viên chính là hành động khôn ngoan của các doanh nghiệp để hướng đến sự phát triển bền vững và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Đây là điều mà doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Trong bài viết sau, JobTest sẽ đề cập đến những chiến lược giữ chân nhân viên hiệu quả.

giu chan nhan vien

Những khó khăn trong việc giữ chân nhân viên

Theo thống kê của Life Work Solutions về tỷ lệ gắn bó của nhân viên thì có đến 50% doanh nghiệp thường gặp vấn đề trong việc giữ chân nhân tài. Đội ngũ nhân viên chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Đặc biệt là với những nhân viên đã có thâm niên lâu năm, nắm rõ quy trình làm việc, hiểu rõ văn hóa công ty.

giu chan nhan vien

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đã vô tình thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng. Vì thế, nếu doanh nghiệp không có chính sách rõ ràng thì việc giữ chân nhân viên là điều vô cùng khó khăn.

Những lý do nhân viên nghỉ việc

72.8% doanh nghiệp cho rằng nhân viên không còn gắn bó với doanh nghiệp là vì lý do liên quan đến lương.

Tuy nhiên, đây liệu có phải là suy nghĩ của nhân viên? Thật ra, sau một khoảng thời gian gắn bó, bất cứ nhân viên nào cũng trăn trở rất nhiều về quyết định nghỉ việc. Sau đây là những lý do thường gặp khi nhân viên quyết định rời đi. Hiểu được lý do này, doanh nghiệp sẽ tìm ra được phương án giữ chân nhân viên lâu dài.

giu chan nhan vien

Quyền lợi không còn được đảm bảo

Glassdoo – Trang web cho phép nhân viên đánh giá về doanh nghiệp mà họ đang làm bằng tài khoản ẩn danh đã thực hiện khảo sát về lý do nghỉ việc.

Theo đó, 46% nhân viên gắn bó trên 1 năm quyết định nghỉ việc vì quyền lợi không còn được đảm bảo.

Điều này, không chỉ đề cập riêng về lương mà còn là những phúc lợi, chính sách, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp kèm theo. Sự ổn định về quyền lợi sẽ đảm bảo đời sống vật chất cho nhân viên, khiến họ có cảm giác yên tâm cống hiến. Do đó, để giữ chân được nhân viên giỏi, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của họ

Mất niềm tin vào đội ngũ quản lý

Sau một thời gian làm việc, nhân viên sẽ nhìn rõ được năng lực của đội ngũ quản lý cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp. Việc quản lý nhân viên không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ như đánh giá nhân viên không công bằng, bất đồng giữa các nhân viên,… Tất cả điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy chán nản và đưa ra quyết định nghỉ việc.

Không còn phù hợp với công việc

Một số nhân viên sẽ không chấp nhận việc “dậm chân tại chỗ”. Họ luôn muốn được học hỏi nhiều hơn, làm được nhiều hơn. Và đây chính là động lực làm việc của họ.

Ngoài ra, cũng có một số nhân viên chỉ thích làm công việc ổn định, lặp đi lặp lại. Họ không thích sự thay đổi vì điều này khiến họ cảm thấy áp lực. Do đó, tùy thuộc vào tính cách và đặc thù công việc, doanh nghiệp nên có sự phân bố nguồn lực phù hợp để hướng đến mục tiêu giữ chân nhân viên giỏi.

Không được công nhận

Theo như lý thuyết tháp Maslow về nhu cầu của con người thì nhu cầu cao nhất chính là được khẳng định bản thân và công nhận năng lực. Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc thì nhu cầu này càng cao hơn nữa.

giu chan nhan vien

Do đó, doanh nghiệp nên có chương trình tuyên dương, công nhận những nhân viên có thành tích tốt trong tháng, quý, năm. Đây chính là động lực để nhân viên cống hiến hết khả năng của mình và gắn bó lâu dài với công ty.

Môi trường làm việc thay đổi

Sự thay đổi trong môi trường làm việc, cũng như văn hóa công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ chân nhân viên. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo dù có biến động gì thì môi trường làm việc vẫn thân thiện, tích cực, thúc đẩy sự cống hiến của nhân viên.

Căng thẳng trong công việc

Trong một khoảng thời gian làm việc, nhân viên cần được nghỉ ngơi để giải tỏa căng thẳng. Áp lực công việc kéo dài sẽ khiến nhân viên cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống.

Tâm trạng mệt mỏi khiến năng suất làm việc của nhân viên không còn hiệu quả. Điều này dẫn đến suy nghĩ muốn tạm nghỉ một thời gian để lấy lại cân bằng. Đó là lý do, dù đã từng gắn bó lâu dài hoặc rất yêu thích công việc hiện tại, nhân viên vẫn quyết định rời đi.

Những giải pháp để giữ chân nhân viên

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần có những chiến lược lâu dài để giữ chân nhân viên hiệu quả. Tuy nhiên, hành động trước mắt doanh nghiệp cần phải làm là tìm hiểu nguyện vọng của nhân viên. Bất cứ khi nào có nhân viên muốn nghỉ việc, hãy nghiêm túc trò chuyện với họ.

Đây là lúc họ trả lời bạn thành thật nhất. Những suy nghĩ của họ lúc này có thể cũng là suy nghĩ của cả một phòng ban hay nhiều nhân viên khác. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ, trò chuyện với họ một cách chân thành và thoải mái. Đây chính là cơ hội để bạn xây dựng những chiến lược giữ chân nhân viên một cách lâu dài và chủ động hơn.

giu chan nhan vien

Trong dài hạn, bạn có thể sử dụng những phương pháp gợi ý sau đây để lập chiến lược giữ chân nhân viên

Hoàn thiện chế độ lương, thưởng, thăng tiến

Được tăng lương, được đảm bảo các chế độ phúc lợi và có cơ hội thăng tiến rõ ràng là điều mà tất cả nhân viên đều quan tâm. Đặc biệt là đối với nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

Thay vì đợi nhân viên đòi hỏi, doanh nghiệp nên chủ động hoàn thiện các chính sách này ngay từ đầu để nhân viên có động lực làm việc.

Hơn nữa, điều này còn góp phần giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút nhân tài trong những đợt tuyển dụng sau.

Tổ chức những chương trình tuyên dương nhân viên xuất sắc

Một trong những thiếu sót khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược giữ chân nhân viên chính là thiếu các chương trình khen thưởng. Các chương trình nên được tổ chức định kỳ theo tháng, quý, năm để nhân viên có động lực phấn đấu.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng cho toàn bộ nhân viên, doanh nghiệp nên xây dựng cơ chế đánh giá minh bạch. Sử dụng một phương pháp đánh giá nhân viên đầy đủ tính khoa học là vô cùng quan trọng. Thông thường, doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp Khung năng lực & Từ điển năng lực. Người quản trị nhân sự nên cân nhắc điều này để việc khen thưởng trở nên có ý nghĩa.

Tổ chức Team building định kỳ

Mỗi năm, ít nhất một lần, doanh nghiệp nên tổ chức chuyến Team building để nhân viên có dịp nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng. Hơn nữa, thông qua những chuyến đi này, mối quan hệ của các nhân viên sẽ được thắt chặt hơn. Đây là nền tảng để xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực, thúc đẩy sự cống hiến và gắn bó của nhân viên.

Nhìn chung, giữ chân nhân viên là cả một nghệ thuật trong việc điều hướng tâm lý nhân viên. Vì thế, người làm nhân sự cần xây dựng một chiến lược lâu dài và chi tiết để đạt được hiệu quả cao nhất. Giữ được nhân tài, doanh nghiệp sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh, là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here