5 Mẫu giấy xác nhận công tác mới nhất, chuẩn nhất

0
2619

Trong bài viết này, Jobtest sẽ chia sẻ với bạn 5+ mẫu giấy xác nhận công tác mới nhất để hoàn thiện hồ sơ cho công ty, để chứng minh tài chính hoặc cho các mục đích tương tự. Chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cách viết giấy xác nhận này một cách chi tiết từng mục một. Vì thế, đừng ngại đọc hết bài viết này nhé!

Mẫu giấy xác nhận công tác

1/ Giấy xác nhận công tác là gì?

Giấy xác nhận công tác còn được biết đến với những tên gọi khác như giấy xác nhận nghề nghiệp; giấy xác nhận công việc; hay giấy xác nhận quá trình làm việc. Mục đích là để chứng minh thời gian làm việc cụ thể, thực tế của người lao động tại đơn vị công tác.

2/ Đặc điểm của Giấy xác nhận công tác

Gồm 2 đặc điểm chính như sau:

  • Đáp ứng đủ nội dung theo yêu cầu: Người lao động chỉ cần xác nhận các thông tin cơ bản cá nhân gồm họ tên, địa chỉ tạm trú, ngày sinh. Kèm theo thông tin về đơn vị công tác như tên công ty, địa chỉ công ty; phòng ban và chức danh khi làm việc. Ngoài ra, không cần đến xác nhận lý lịch, mức lương, hay thu nhập.

Đặc điểm của giấy xác nhận công tác

  • Về tính bảo mật: Người lao động có quyền được xác nhận công việc tại đơn vị đã công tác. Đại diện đơn vị nên đồng ý ký, đóng dấu xác nhận các thông tin trên cho người lao động. Giấy xác nhận công tác không đề cập đến yếu tố mức lương hay thu nhập – vấn đề được nhiều đơn vị muốn bảo mật, tránh cạnh tranh trong thị trường lao động. 

3/ 05 Mẫu giấy xác nhận công tác

Mẫu giấy xác nhận công tác 01:

Link tải về

Mẫu giấy xác nhận công tác 01

Mẫu giấy xác nhận công tác 02:

Link tải về

Mẫu giấy xác nhận công tác 02

Mẫu giấy xác nhận công tác 03:

Link tải về

Mẫu giấy xác nhận công tác 03

Mẫu giấy xác nhận công tác 04:

Link tải về

Mẫu giấy xác nhận công tác 04

Mẫu giấy xác nhận công tác 05:

Link tải về

Mẫu giấy xác nhận công tác 05

4/ Hướng dẫn viết Giấy xác nhận công tác

  1. Phần Kính gửi trong Giấy xác nhận phụ thuộc vào người lao động làm việc cho doanh nghiệp hay cơ quan, đơn vị nào. Ví dụ nếu làm cho doanh nghiệp, có thể gửi đến Ban Giám Đốc. Còn nếu làm cho cơ quan nhà nước thì có thể gửi đến Thủ trưởng cơ quan/đơn vị. 
  2. Người khai cần điền đầy đủ thông tin cá nhân gồm Họ tên, ngày sinh, địa chỉ nơi đăng ký thường trú/tạm trú chi tiết.
  3. Người lao động cần khai đúng tên cơ quan, tổ chức theo đúng Quyết định thành lập công ty hay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  4. Địa chỉ cơ quan hay công ty cũng cần ghi đúng theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay Quyết định thành lập.
  5. Ghi đúng số điện thoại cố định của cơ quan/đơn vị công tác. 
  6. Ghi rõ phòng, ban cụ thể người khai từng làm việc. 
  7. Ghi rõ phần chức danh/chức vụ của người khai. Ví dụ như nhân viên, phó phòng, trưởng phòng,…
  8. Phần Loại hợp đồng Lao động cần ghi rõ loại hợp đồng mình làm việc hoặc tích vào ô của loại hợp đồng phù hợp như: Hợp đồng không xác định thời hạn; hợp đồng Cộng tác viên; hợp đồng thời vụ; hợp đồng theo thời hạn nhất định như 1 năm, 2 năm, 3 năm. 
  9. Trong suốt quá trình làm việc, người lao động có thể được thuyên chuyển đến nhiều vị trí, bộ phận khác nhau. Trường hợp này, người lao động cần kê khai chi tiết thời gian công tác tại từng bộ phận hay vị trí đó. 
  10. Phần “Lý do xin xác nhận công tác”: Tùy mục đích làm Giấy xác nhận mà người khai có thể chủ động điền vào như: Làm visa đi du lịch, xác nhận kinh nghiệm làm việc, hay làm hồ sơ xin đi du học,…

Mục đích của giấy xác nhận công tác

5/ Giấy xác nhận công tác dùng để làm gì?

Giấy xác nhận công tác được dùng cho rất nhiều mục đích khác nhau như:

  • Vay vốn ngân hàng; 
  • Làm hồ sơ đi du học; 
  • Xin visa du lịch; 
  • Chứng minh tài chính;

Bên cạnh đó, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu các ứng viên phải có giấy xác này để chứng minh kinh nghiệm làm việc thực tế.

Như vậy, việc có được giấy xác nhận công tác sẽ giúp người lao động được hưởng những quyền lợi họ xứng đáng được nhận sau một thời gian gắn bó cống hiến sức lao động cho công ty/doanh nghiệp.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here