Thi khối C gồm những ngành nào? Môn nào? Các ngành khối c “hot” nhất hiện nay

0
1581

Không giống như các khối ngành khác, khối C là khối thi thuộc chuyên ngành xã hội và có ít sự lựa chọn về ngành học cũng như trường đại học có ngành đào tạo khối C. Vì vậy mà điều này khiến các thí sinh trở nên băn khoăn và phân vân trong quá trình hoàn thành nguyện vọng và đăng ký hồ sơ dự thi.

Vậy thi khối C gồm những ngành nào? Các ngành khối C “hot” hiện nay là gì? Cùng tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ nhất ngay trong bài viết dưới đây!

Xem thêm:

Thi khối c gồm những nghành nào

1/ Các môn thi khối C

Trước đây, tổ hợp môn truyền thống khối C00 bao gồm ba môn Sử, Địa, và GDCD. Tuy nhiên, những năm gần đây để mở rộng và nâng cao chất lượng thi cử cho các em học sinh, Bộ GD và ĐT đã thực hiện chia tách khối C thành 19 tổ hợp môn khác nhau giúp các bạn thí sinh có phương pháp ôn thi hiệu quả hơn. 

Dưới đây là tổng hợp 20 tổ hợp thi khối C để giúp các bạn thí sinh tìm hiểu rõ thi khối c gồm những môn nào:

  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
  • C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
  • C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
  • C05: Ngữ văn, Vật lí, Hóa học
  • C06: Ngữ văn, Vật lí, Sinh học
  • C07: Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử
  • C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
  • C09: Ngữ văn, Vật lí, Địa lí
  • C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
  • C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
  • C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa
  • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
  • C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
  • C16: Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân
  • C17: Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
  • C19 Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân

2/ Khối C gồm những ngành nào?

2.1/ Tâm lý học

Theo nghiên cứu của Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ, tỉ lệ việc làm của ngành tâm lý học từ năm 2014 đến 2024 sẽ tăng 19%, hơn hẳn tỉ lệ việc làm so với ngành khác (trung bình tăng 7%).

Nghành tâm lý học
Ngành tâm lý học có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Khi mà thế giới ngày càng xã hội hóa và các vấn đề tâm lý của con người bị xáo trộn thì các nhà tâm lý học không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội mà họ có thể làm việc ở các lĩnh vực khác như chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng,… Ngoài ra, các nhà tâm lý học có thể trở thành bác sĩ tâm lý, giáo viên và giảng viên các môn giáo dục và hành vi đều là những sự lựa chọn phù hợp.

2.2/ Báo chí – Truyền thông

Trong những năm gần đây, ngành báo chí truyền thông là một ngành “hot” và thu hút nhiều thí sinh với số lượng đăng ký xét tuyển tăng theo từng năm. Khi học ở ngành này, bạn sẽ được trau dồi, rèn luyện và thực hành về khả năng tư duy nhạy bén cũng như nhiều kiến thức xã hội khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể công tác tại các tòa soạn, cơ quan báo chí, công ty truyền thông, công ty tổ chức sự kiện hoặc ứng tuyển tại các vị trí của phòng marketing của các công ty, doanh nghiệp theo nhiều lĩnh vực khác nhau.

2.3/ Ngành Luật

nghành luật
Pháp luật luôn gắn liền với con người và xuất hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống

Pháp luật luôn gắn liền với con người và xuất hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống, do đó nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Luật chưa bao giờ có dấu hiệu giảm “nhiệt”. 

Ra trường với tấm bằng cử nhân Luật trên tay, bạn thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nhà nước như Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ Tư Pháp, Sở Tư Pháp, UBND, HĐND,… Bạn cũng có thể làm việc tại các vị trí như tư vấn pháp chế, hành chính – nhân sự tại các doanh nghiệp hoặc thậm chí là tự mở văn phòng tư vấn luật pháp nếu ưa thích sự tự do và năng động.

Tuy nhiên, để có thể dễ dàng xin việc tại ngành này, bạn phải đạt được yêu cầu cao về kiến thức, tư duy, am hiểu về tâm lý con người, xã hội và có kỹ năng đàm phán, thuyết phục người khác,…

2.4/ Du lịch

Ngành du lịch bao gồm các chuyên ngành như Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch lữ hành,… Đây là những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực rất cao nên được đào tạo theo cơ chế đặc thù và chuyên nghiệp.

Khi học ngành này, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tour hoặc làm việc tại các văn phòng về dịch vụ du lịch có thu nhập cao và ổn định.

2.5/ Sư phạm tiểu học, mầm non

Tình trạng thiếu giáo viên sư phạm mầm non và tiểu học vẫn còn đang diễn ra, theo thống kê của Bộ giáo dục, bậc mầm non thiếu hơn 45.000 và bậc tiểu học thiếu hơn 20.000 giáo viên, vì vậy đây là nhóm ngành có cơ hội việc làm khá tốt.

nghành sưu phạm
Tình trạng thiếu giáo viên sư phạm mầm non và tiểu học vẫn còn đang diễn ra

Không chỉ công tác và giảng dạy tại các trường công lập, học ngành sư phạm cũng có thể làm việc tại các trường tư thục, gia sư tại gia, gia sư tại các trung tâm. Ngoài ra, bạn còn có thể làm việc ở các lĩnh vực như báo chí, truyền thông, dịch thuật, v.v…

2.6/ Quan hệ công chúng

Trước nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc một thương hiệu có thể sống và phát triển bền vững luôn là mơ ước của các doanh nghiệp. Hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đang rất cần một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp để thực hiện công tác việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, giúp công ty, tổ chức truyền tải được thông điệp tới khách hàng, nâng cao thị phần trên thị trường và khẳng định thương hiệu.

2.7/ Đông phương học

Để cung ứng được một nguồn nhân lực am hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế và chính trị trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập giữa các nước trong khu vực thì ngành Đông phương học được xem như là ngành mũi nhọn để giải quyết vấn đề này. Đây là một ngành học có nhiều triển vọng và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

2.8/ Quản lý nhà nước

Bối cảnh đổi mới quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đề cao ứng dụng công nghệ rất cần đội ngũ nhân sự có chuyên môn về quản lý nhà nước. Hiện nay các cơ quan đơn vị nhà nước rất cần nhân sự trong lĩnh vực này từ trung ương đến cấp phường xã.

2.9/ Quan hệ quốc tế

Tại Việt Nam, các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, nước ta cũng thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia khác. Hiện Việt Nam có quan hệ ngoại giao với khoảng 180 nước thành viên Liên Hợp Quốc và quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, nước ta còn là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và thế giới.

Những con số trên phản ánh vị thế của Việt Nam trên toàn cầu và phần nào hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế. 

Nghành quan hệ quốc tế
Các nguồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng tại Việt Nam.

2.10/ Công tác xã hội

Nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề này mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa phần nhân viên làm công tác xã hội chưa được đào tạo cơ bản.

Hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Thế nhưng cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực này, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.

2.11/ Quản trị nhân lực

Nền kinh tế ngày càng phát triển, vai trò của ngành quản trị nhân lực cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là bộ phận cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, chiêu mộ cũng như phát triển nguồn nhân tài.

Theo thống kê của thị trường lao động thì nghề nhân sự đang là một trong những nghề được tuyển dụng nhiều nhất và có mức lương hấp dẫn nhất.

Nghành quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là bộ phận cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động.

3/ Các trường khối C có thể chọn

3.1/ Một số trường đại học có ngành đào tạo khối C tại miền Bắc

  • Đại học An ninh Nhân dân
  • Học viện An ninh Nhân dân
  • Đại học Kiểm sát
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Học viện Biên phòng
  • Đại học KHXH&NV – Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Hành chính Quốc gia
  • Học viện Báo chí Tuyên truyền
  • Đại học Văn hóa
  • Đại học Giáo dục
  • Đại học Lao động và Xã hội
  • Đại học Nông nghiệp
  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Công đoàn
  • Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

3.2/ Một số trường đại học có ngành đào tạo khối C tại miền Nam

  • Đại học KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP HCM
  • Đại học Luật TP HCM
  • Đại học Cảnh sát Nhân dân
  • Học viện Hành chính Quốc gia
  • Đại học Sư phạm TP HCM
  • Đại học Mở TP HCM
  • Đại học Văn hóa TP HCM
  • Đại học Công nghệ TP HCM
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Hồng Bàng
  • Đại học Văn Hiến
  • Học viện Cán bộ TPHCM

Có thể thấy việc lựa chọn ngành nghề là điều vô cùng quan trọng đối với các bạn chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, chính vì vậy các em cần xem xét kỹ mọi mặt trước khi lựa chọn, nên lựa chọn ngành nghề theo đúng sở thích và đam mê, thế mạnh của mình, bên cạnh đó là yếu tố học phí và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp được phần nào đó cho các em trong quá trình lựa chọn trường, ngành nghề đúng đắn, phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân để các em tự tin để bước tiếp con đường học thức của mình.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here