Định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

0
3320

Xem thêm: 

 

Kỹ năng định vị thương hiệu bản thân có vẻ là khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nếu sinh viên không tự định hướng nghề nghiệp thì chẳng có may mắn nào xuất hiện. Sinh viên nên tìm điểm “bám trụ” trong sự nghiệp giúp đuổi kịp với những biến đổi không ngừng của thị trường lao động gen Z.

Hãy Tìm Hiểu Bản Thân Và Vạch Ra Định Hướng Nghề Nghiệp Ngay Từ Khi Còn Ngồi Trên Ghế Nhà Trường! 

Là sinh viên – hãy thôi mộng mơ!

Có đến 80% sinh viên than phiền rằng họ không biết thực sự có bỏ lỡ bốn năm học tại đại học hay không? Đến tận thời điểm năm cuối, sinh viên vẫn loay hoay chưa tìm được định hướng cho bản thân. Một số bạn trẻ dành rất nhiều thời gian để làm các công việc part time. Với mục đích lấp đầy khoảng trống trong khoảng thời gian xin việc khó khăn. Tuy nhiên, tư duy như vậy liệu có đem lại bất kỳ kết quả nào hay không? 

dinh huong nghe nghiepCâu trả lời luôn luôn là không! Cho dù muốn hay không muốn, thì sinh viên cũng phải chấp nhận một sự thật rằng: họ buộc phải cố gắng tìm thấy mong muốn của bản thân, con đường sự nghiệp để có được một vị trí tốt trong doanh nghiệp. Hay nói cách khác, để ứng dụng rất nhiều những kiến thức, kỹ năng mềm sinh viên cần được định hướng nghề nghiệp và nhận ra tầm quan trọng của nó.

Sinh viên thường hay đặt ra quá nhiều kế hoạch cho bản thân. Khi được hỏi, sinh viên năm cuối nào về việc bạn ấy định hướng nghề nghiệp ra sao, mong muốn bản thân mình trở thành “ai” trong tương lai, thì câu trả lời đa phần đều rất vòng vo. Sinh viên lựa chọn định hướng A, định hướng B nhưng không có phương thức tiếp cận sâu rộng về vấn đề. Họ chưa biết cách kết nối bản thân với đặc thù công việc và môi trường, cũng chưa thực sự hiểu thế mạnh của chính mình.

Đừng để mọi thứ dừng lại ở suy nghĩ và tưởng tượng. “Tôi nghĩ…” và “Tôi cho rằng…” là điều gì đó khá mông lung, khiến sinh viên trở nên “hài hước” trong mắt nhà tuyển dụng. Chính bản thân sinh viên không tự tin vào chính mình, thì việc họ cố gắng làm người khác có thêm niềm tin, thực sự là điều không thể. Thay vào đó, hãy tìm kiếm thật nhiều, phỏng vấn thật nhiều và trải nghiệm thật nhiều để biến những điều đáng suy nghĩ thành những điều đáng để làm. Từ khối óc cho đến hành động, âu cũng là cả chặng đường dài.

Là sinh viên, hãy thôi mộng mơ! 

Đừng loay hoay với cuộc đời mình. Nắm bắt cơ hội và lập kế hoạch cho bản thân ngay từ bây giờ, bạn sẽ lột xác hoàn toàn

Hầu hết những người thành đạt đều tạo cho mình những thói quen. Có người đam mê tập Gym, có người đam mê đọc sách. Nhưng điểm chung lớn nhất chính là việc họ luôn lên kế hoạch cho cuộc đời mình bằng những cuốn sổ.

Là sinh viên, chẳng có gì ngoài quỹ thời gian lớn, tâm hồn nhiệt huyết và khả năng tìm kiếm tuyệt vời. Vậy nhưng rất nhiều bạn lại chưa tận dụng hết tài nguyên của chính mình và bỏ phí khoảng thời gian tuyển vời để lập kế hoạch trải nghiệm, để “vấp ngã” và đứng lên vững vàng hơn. 

dinh huong nghe nghiepTâm lý e dè thử thách cũng là điều gì đó kỳ lạ níu chân sinh viên khỏi những quyết định lớn trong tương lai. Mấu chốt là họ chưa biết cái lập kế hoạch “thất bại”. Nghĩa là ngoài việc nhìn nhận ra những tiềm năng trong công việc, hãy tự do để bản thân mắc sai lầm. Đó mới là cơ hội lớn giúp sinh viên lấy được niềm tin vào chính bản thân mình. Nếu không thử, sinh viên không thể biết được những khó khăn nào thực sự sẽ xảy ra trong tương lai. Họ cũng không thể có phương án dự phòng nếu không thực sự biến bản thân thành người tham gia vào cuộc chơi. Nói mồm, sẽ chỉ là hình thức võ đoán, không đem nỗ lực đến được với thành công. 

Vậy thì điều tuyệt vời mà khoảng thời gian sinh viên đem lại chính là cơ hội được thử thách và vấp ngã. Kể cả có sai lầm ngay từ những bước chân đầu tiên, thì người tài giỏi sẽ luôn biết cách đứng lên và lấy lại danh tiếng cho chính mình. Quan trọng là, sinh viên – họ có những ý tưởng nào cho hàng loạt các khó khăn sắp tới. 

Đừng ngại ghi lại toàn bộ những gì mình nghĩ, mình kỳ vọng và mình có thể làm được vào một cuốn sổ. Khi nhìn lại, chắc chắn sinh viên sẽ biết được mình đang dừng lại trên chặng đường nào của sự nghiệp. Bước tiếp, lùi lại hay rẽ ngang, tất cả đều phụ thuộc vào lựa chọn của bạn.

Cứ đi rồi sẽ đến. Mọi hành trình đều dẫn đến thành công!

Khi đặt chân vào bất kỳ hành trình mới mẻ nào, sinh viên thường lo sợ điều gì? Khả năng thành công, tài nguyên sẵn có, thử thách mới hay chỉ đơn giản là họ lo sợ bản thân chưa thực sự thích điều mà họ sẽ làm. Đúng vậy, “thích” và “hợp” hóa ra lại không giống nhau!

Vậy nhưng điều đáng mừng là bất kỳ nhà lãnh đạo tài năng nào cũng từng đi lầm đường, lạc hướng trong sự nghiệp rỡ ràng của mình. Họ cho phép bản thân trải nghiệm và so sánh nhiều con đường cùng một lúc, thay vì chỉ chăm chú nhặt nhạnh những may mắn hiếm hoi trên con người được cho là an toàn nhất.

dinh huong nghe nghiep

Điều thần kỳ nằm ở chỗ, đến một thời điểm nào đó, họ sẽ thấy rằng quá không hề lấy mất thời gian của họ. Ngược lại, nó cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng mềm quý giá mà không doanh nghiệp hay công việc ổn định nào có thể đem lại. Vận dụng vốn quý này là cách giúp sinh viên đi đúng hướng trước khi tuổi 25 đầy hoài bão đang cận kề. 

Sinh viên – ngoài trách nhiệm lớn với nhiệm vụ học tập, hãy luôn tìm kiếm mục tiêu cho mình. Nếu họ thích trở thành một nhân viên kinh doanh tài năng, đừng ngại học thêm các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm. Nếu muốn trở thành một lập trình viên với thu nhập cao ngất ngưởng, đừng ngại học code và tham gia vào các cộng đồng công nghệ. Tương lai là kết quả của quá khứ và hiện tại, chỉ cần bạn sẵn sàng, chịu thử thách và chịu thay đổi.

Đầu tư thời gian để tìm hiểu bản thân và vạch ra định hướng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đem lại điều kỳ diệu cho tương lai. Ở một thời điểm vào đó, khi con người nhìn lại hành trình mà bản thân đã trải qua, thì cũng là lúc họ đang đứng ở đỉnh cao của một mục tiêu nào đó – nơi mà họ đã biết được giá trị của bản thân mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here