Mục lục
Xem thêm:
Sử dụng các bài test năng lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng đầu vào của các doanh nghiệp lớn. Ở Việt Nam, mô hình ứng dụng bài test để sàng lọc và đánh giá ứng viên cũng chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã ứng dụng các bài kiểm tra này để có thể đánh giá được năng lực IQ, EQ của ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng phân bổ nhân sự hợp lý để tránh chảy máu chất xám hay bỏ lỡ bất kỳ nhân sự tiềm năng nào.
Bài test năng lực xoay quanh các khía cạnh nào?
Hiện nay, rất nhiều giáo sư tâm lý và các nhà quản trị nổi tiếng đã có công thức xây dựng các bài test nhân sự dựa trên quan điểm của cá nhân và thời đại. Mỗi bài test có mục đích đánh giá một vài khía cạnh năng lực và phù hợp với một số môi trường làm việc nhất định. Tuy nhiên, các dạng bài phổ biến nhất xoay quanh các nội dung kiểm tra IQ và EQ, để nhà tuyển dụng có thể đánh giá chuẩn xác nhất về đối tượng ứng viên và phần thể hiện của họ trong toàn bộ quá trình phỏng vấn.
Các bài test IQ/EQ thường được phân chia thành các dạng cụ thể như sau:
- Kỹ năng từ vựng, ngữ pháp, giao tiếp được đặt trong tình huống cụ thể. Đối với các doanh nghiệp không đặc thù, bài kiểm tra thể hiện tính tổng quát. Ngược lại, các doanh nghiệp đặc thù sẽ phải sửa lại một vài thông tin để bài kiểm tra sát với thực tế vận hành doanh nghiệp.
- Cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tư duy logic, sáng tạo.
- Năng khiếu cá nhân.
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản trị dự án, kỹ năng lên chiến lược,…
- Tư duy, lập luận chính trị.
- Khả năng điều chỉnh cảm xúc.
- Kiểm tra trí nhớ.
Tầm quan trọng của các bài test năng lực
Bài test năng lực đem lại những giá trị to lớn cho quá trình tuyển dung, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.
Rút ngắn và tiết kiệm thời gian tuyển dụng
Bài kiểm tra năng lực đóng vai trò như vòng loại trước hoặc sau quy trình phỏng vấn. Thông thường, nhiều doanh nghiệp sản xuất kiểm tra IQ của ứng viên bằng cách cho tất cả các ứng viên làm một bài kiểm tra đồng bộ, cùng thời điểm. Điều này giúp nhà tuyển dụng tối ưu hoá lịch trình phỏng vấn trong ngày và tiết kiệm thời gian với những ứng viên hoàn toàn không phù hợp.
Bên cạnh đó, thời gian tuyển dụng được tận dụng tối đa khi cùng một lúc, nhà tuyển dụng có thể sàng lọc hàng trăm ứng viên mà không cần tiếp cận với từng cá nhân. Nhờ có các câu hỏi từ bộ đề test năng lực, nhà tuyển dụng cũng có đánh giá sơ bộ về khả năng nhận thức, IQ hay EQ của ứng viên. Loại thẳng hồ sơ không phù hợp cũng là ưu điểm mà các bài test năng lực đem lại cho quá trình tuyển dụng số lượng lớn.
Đồng bộ hoá quá trình tuyển dụng
Đối với mỗi vị trí và lĩnh vực khác nhau, nhà tuyển dụng phải xây dựng bộ câu hỏi riêng nhằm đánh giá khách quan và chính xác nhất năng lực của ứng viên. Quá trình này tiêu tốn rất nhiều thời gian và ngân sách, thậm chí, bộ câu hỏi không đầy đủ gây ra ảnh hưởng không nhỏ cho cả ứng viên và doanh nghiệp.
Khi sử dụng các bài kiểm tra năng lực, doanh nghiệp lớn dễ dàng đồng bộ hoá quy trình tuyển dụng cho tất cả các vị trí. Đề kiểm tra tập trung vào các vấn đề tính cách, tư duy sẽ là “đầu lọc" hiệu quả giúp nhà tuyển dụng loại bỏ các CV không tiềm năng, hoặc tìm kiếm các vị trí phù hợp hơn cho ứng viên đó.
Đánh giá toàn diện các khía cạnh tư duy con người
Bài test có tính linh hoạt nhưng luôn tuân theo nguyên tắc nhất định. Vì thế, ứng viên khi thực hiện bài test phải vận dụng toàn bộ các kỹ năng, tư duy và kinh nghiệm của chính mình để dung hòa mọi nội dung được yêu cầu từ bài test. Vì thế, bài kiểm tra năng lực đóng vai trò như phương pháp đánh giá toàn diện các khía cạnh tư duy của con người, bao gồm cả kiến thức và các kỹ năng mềm. Một số bài test sử dụng ngoại ngữ cũng góp phần sàng lọc ứng viên phù hợp cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết các ngôn ngữ được dùng trong doanh nghiệp.
Cung cấp thêm thông tin cho ứng viên
Bài test năng lực không chỉ đem lại lợi ích cho ứng viên mà còn phản ánh môi trường doanh nghiệp – yếu tố giúp ứng viên nhìn nhận rõ nét hơn về vị trí ứng tuyển. Trong bài test năng lực, văn hoá công ty được cung cấp một cách trực quan và chính xác. Ứng viên có thể áp dụng các kiến thức này để phát triển bản thân trong doanh nghiệp và cho định hướng sự nghiệp sau này.
Về phía ứng viên, bài test thúc đẩy người làm bài kiểm tra phải tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, tìm hiểu văn hoá, chiến lược, hoạt động kinh doanh, đặc thù công việc để có được đáp án phù hợp nhất. Điều này phản ánh phần nào tính kiên nhẫn, tư duy logic và tích cách của ứng viên.
Giúp nhà tuyển dụng tạo nguồn ứng viên tiềm năng
Bài test giúp nhà tuyển dụng đánh giá thế mạnh của ứng viên để phân bổ nhân sự hợp lý. Vì thế, các doanh nghiệp lớn tận dụng thế mạnh của bài kiểm tra năng lực để tạo nguồn data ứng viên cho các mục đích trong tương lai. Xu hướng này được gọi là Talent Acquisition đang rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện đại.
Bên cạnh đó, bài test năng lực giúp nhà tuyển dụng đặt ứng viên vào đúng vị trí phù hợp với tính cách, năng lực của ứng viên. Đánh giá một cách khách quan khả năng tư duy của ứng viên cũng là ưu điểm lớn mà bài test năng lực đem lại.
Xu hướng sử dụng bài test năng lực của các tập đoàn lớn giúp nhà tuyển dụng tận dụng tối đa nguồn CV, tiết kiệm thời gian tuyển dụng và cung cấp thêm thông tin để ứng viên đánh giá về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đầu tư lớn vào công nghệ để tích hợp bài test với mạng lưới lưu trữ, đánh giá ứng viên. Từ đó, nhà tuyển dụng dễ dàng kiểm soát đầu vào, sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp.