Điều thất bại lớn nhất của Người cầu toàn

0
1897

Cầu toàn là một tính cách của những người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Bên cạnh mặt tốt là mọi thành phẩm tạo ra luôn ở trên mức gần như tuyệt đối thì trong công việc những người cầu toàn luôn hà khắc với bản thân và đôi khi lại phản tác dụng khiến họ khó đạt thành công lớn.

Họ là những người luôn đặt tiêu chuẩn rất cao với những việc họ làm. Nhất là trong môi trường làm việc nhóm thì mọi công việc được bàn giao, họ có xu hướng thường khó chịu với đồng nghiệp vì cho rằng những kết quả tạo ra không “vừa mắt”.

Có nhiều người thường nghĩ, người cầu toàn có thiên hướng làm quản lý. Quá cầu toàn đôi khi lại chính là điểm trừ, không chỉ khiến việc quản lý trở nên khó khăn hơn mà còn tạo ra môi trường không mấy vui vẻ.

1. Việc này để tôi tự làm cho rồi

Người cầu toàn luôn tin rằng không ai có thể hoàn thành được việc này tốt hơn họ. Nếu họ là một người quản lý doanh nghiệp thì xu hướng của họ thích giám sát một nhóm nhân viên chuyên môn được giao nhiệm vụ một cách chi tiết với từng bước đi được vạch ra. Họ không thích thuê ngoài vì không thể kiểm soát được mọi khía cạnh của công việc doanh nghiệp. Họ không cảm thấy yên tâm vì điều đó.

Vấn đề sẽ đến khi doanh nghiệp cần mở rộng, khối lượng công việc tăng lên, họ sẽ ngay lập tất rơi ngay vào tình trạng rối như mớ bòng bong nhưng công việc cần giám sát. Lúc này mọi việc sẽ bị trì hoãn với thời gian không đủ, đây là cơn ác mộng của người cầu toàn.

Để giải quyết vấn đề này thật sự rất khó nhưng trước tiên hãy hiểu rằng không một ai có thể hoàn hảo cả. Nhưng cũng có những công việc đặc thù thì tính cách này cần hơn cả, ví dụ như phòng kế toán. Đặt mình ở vị trí thấp nhất, quản lý từ những nhóm nhỏ một người một việc và từ từ phát triển lên, để bản thân người cầu toàn có thể làm quen và thích nghi tốt với công việc.

2. Họ không dễ nhận phản hồi tiêu cực

Người cầu toàn luôn tin rằng họ sẽ cho ra được những sản phẩm tốt nhất nên họ không chấp nhận những phản hồi tiêu cực.

Chúng ta thường kiếm tìm những lời khuyên, góp ý để công việc được tốt hơn thì ngược lại người cầu toàn cho rằng chỉ khi họ tập trung vào công việc thì lúc đó kết quả tạo ra mới được tốt nhất. Họ có xu hướng thích làm việc độc lập, họ không quan trọng về thời gian hoàn thành công việc được đặt ra.

Tôi sẽ cho các bạn một ví dụ điển hình đó là Steve Jobs. Do tính cách cầu toàn của mình ông bắt những nhân viên phải trình để được ông phê duyệt mọi khía cạnh của việc phát triển sản phẩm hay bất kì thay đổi nhỏ nào.

Ông vô tình tạo ra áp lực lớn cho cả mình và nhân viên, không lâu sau ông bị đình chỉ công tác một thời gian tại Apple. Thật may mắn, khi quay trở lại ông đã thay đổi tính cách của mình một hướng tích cực hơn và tạo ra không khí làm việc trở nên suôn sẻ hơn, đặt biệt khi ông phát hiện của mình bị bệnh.

“Tôi nghĩ vòng lặp phản hồi là một điều vô cùng quan trọng, nó giúp bạn nghĩ lại về những việc bạn đã làm và cách nào để thay đổi nó tốt hơn”, tỷ phú Elon Musk chia sẻ.

3. Người cầu toàn có xu hướng trì hoãn

dieu-that-bai-lon-nhat-cua-nguoi-cau-toan

Ở cấp bậc quản lý, khi những nhiệm vụ mới, đơn của việc phát triển dịch vụ thì đây chính là lúc bạn thấy rõ sự khác biệt giữa người bình thường và người cầu toàn. Nghe có vẻ không đúng nhưng thật sự là thế.

Đối với một người bình thường họ sẵn sàng đưa ra sản phẩm mới, mẫu thử nghiệm và cải tiến sản phẩm liên tục bằng những phản hồi trực tiếp từ phía khách hàng.

Ngược lại, người cầu toàn họ sợ phải nhận phản hồi tiêu cực, nên buộc rằng họ phải trì hoãn vì trong mắt họ sẽ luôn có một thứ gì đó cần phải sửa chữa, thay đổi và họ nhất định sẽ cảm thấy không vừa lòng. Đó là lý do mà người cầu toàn thường có xu hướng trì hoãn trong công việc.

4. Người cầu toàn thường bị thiếu cân bằng trong cuộc sống

dieu-that-bai-lon-nhat-cua-nguoi-cau-toan-1

“Tất cả là vì một cuộc sống chất lượng và tìm kiếm sự cân bằng hạnh phúc giữa công việc, bạn bè và gia đình”, quan điểm của Philip Green.

Vì suy nghĩ mọi công việc sẽ hoàn hảo nếu mình là người đảm nhận, họ có xu hướng ôm đồm, tham công tiếc việc nên vì thế chẳng còn thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của mình. Bạn sẽ dễ nhận thấy, họ thường bỏ những thú vui, hạn chế tụ tập hơn trước, hay mất ngủ và mệt mỏi do luôn nghĩ đến công việc của mình. Nếu không kiểm soát và phục hồi sức khỏe thể chất tinh thần sau những giờ làm việc liên tục thì có lẽ đây chính là “địa ngục trần gian” đối với những người cầu toàn.

5. Người cầu toàn dễ đánh mất sự sáng tạo

dieu-that-bai-lon-nhat-cua-nguoi-cau-toan-2

Sáng tạo thường là điểm mấu chốt để giúp cho một doanh nghiệp thành công. Vấn đề đặt ra cho những người cầu toàn là họ luôn tìm những lỗ hổng để lấp đầy mà quên rằng ở ngoài chiếc hộp kia còn rất nhiều điều thú vị, họ bị khối lượng công việc làm mất đi tính sáng tạo vốn có của bản thân mình.

Nhiều người sẽ hỏi rằng còn Steve Jobs, ông luôn đưa ra những sản phẩm vô cùng sáng tạo cơ mà. Là một người cầu toàn nhưng biết lại đúng điểm lùi để có thời gian “mơ” về những gì có thể. Điều này không những đưa Apple đi lên là công ty lớn mạnh dưới sự lãnh đạo của ông, sau khi ông trở lại với một cách tiếp cận tinh thần mới.

Bạn là người cầu toàn? Không phải không thể trở thành doanh nhân thành công, nhưng ngay bay giờ bạn hãy chấp nhận rằng “Thành công” cũng tốt thậm chí còn tốt hơn cả “hoàn hảo”. Bạn sẽ có thời gian dành cho gia đình và xã hội nhiều hơn, mọi việc sẽ đi theo đúng hướng mà năng lực bạn đang vạch ra, đừng quá cứng nhắc với bạn thân và đồng nghiệp cuộc sống bạn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

Bạn có phải là người cầu toàn?

Thật tuyệt khi có thể hiểu được bản thân mình, nhưng tôi tin chắc rằng bạn chưa khám phá hết hoàn toàn các khía cạnh đặc biệt của bạn. Người cầu toàn họ là người như thế nào thì đó cũng chỉ là những dẫn chứng mang tính lý thuyết từ chính bản thân hoặc ai khác đánh giá. Vậy tại sao không thử trải nghiệm chính xác bản thân mình là ai bạn nhỉ?

Đăng ký và Trải nghiệm ngay Jobtest.vn bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình chỉ sau 5’ với bộ đánh giá tính cách đến từ các chuyên gia nước ngoài. Không chỉ là cơ hội để bạn tìm hiểu bản thân mình, mà còn chính là lúc bạn cần khắc phục những điểm yếu của bản thân và phát triển triệt để những điểm mạnh để đạt đến thành công một cách nhanh nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here