Công việc Thích – Hợp – Thích hợp

0
1494

Cách đây không lâu khi mà trào lưu Thử thách nghề nghiệp (Jobs Challenge) đang rầm rộ trên Facebook và một số kênh mạng xã hội khác, mình cũng bất chợt nghĩ về bản thân mình, quay ngược về quá khứ để nghĩ xem mình đã từng mơ ước gì hồi nhỏ, đã học gì khi lớn và đang làm gì để mưu sinh và trưởng thành. Nhìn qua tường Facebook bè bạn và vô số người khác, có tới hơn 70-80% đều đưa ra những kết quả mà câu trả lời cho 3 câu hỏi thử thách nghề nghiệp có sự khác biệt quá lớn, phải nói là một trời một vực.

3 câu hỏi được nêu ra gồm: "Ước mơ hồi nhỏ là gì? Ngành học? Nghề nghiệp hiện tại?"

 

lựa chọn nghề nghiệp

lựa chọn nghề nghiệp

lựa chọn nghề nghiệp

lựa chọn nghề nghiệp
Thật sự thì ước mơ từ thuở thiếu thời không phản ánh được quá nhiều thứ về một cá nhân ở hiện tại, thế giới quan của một cậu bé 10 tuổi rõ ràng là không thể nào bằng một anh chàng 25 tuổi hoặc ông chú 40 tuổi được.

Càng lớn, càng có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thì càng dễ thay đổi, ít nhất là về sở thích. 

Những người giữ được ước mơ từ nhỏ, được gia đình hỗ trợ theo học ngành yêu thích và có một công việc mơ ước ở hiện tại là những người thực sự may mắn. Tuy nhiên, câu chuyện của họ chỉ như những câu chuyện cổ tích thời hiện đại, với nhiều người, nhất là những người trẻ, họ đang vật lộn và đấu tranh với thực tại, với công việc nhàm chán, không hứng thú và đam mê. 

3 vòng tròn định hướng nghề nghiệp

Mục tiêu của Thử thách này mới đầu chỉ là một sự khảo sát nhẹ nhàng (hoặc không nhẹ nhàng lắm nếu nó liên quan đến Data Collections (Thu thập dữ liệu), tuy nhiên ý nghĩa sâu xa của nó còn là một thông điệp tới mọi người rằng liệu Công việc hiện tại của họ có sự khác biệt nào với Ngành nghề mà họ học hay không? Và câu hỏi quan trọng nhất, liệu bạn có đang hạnh phúc với lựa chọn nghề nghiệp hiện tại của bản thân? 

lựa chọn nghề nghiệp

Trong cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại, Jim Collins đã đề cập đến nhiều quy tắc dẫn đến sự thành công của các công ty vĩ đại. Trong một chương có nhắc đến nguyên tắc bộ ba vòng tròn và nó cũng được ứng dụng trong việc xác định sự nghiệp của mỗi người. Việc định hướng sự nghiệp được hình thành từ sự hiểu biết tường tận về sự giao nhau của ba vòng tròn sau:
Bạn có thể trở nên giỏi nhất trong lĩnh vực nào? 
Tiêu chí này dựa trên cơ sở thế mạnh, nhưng không có nghĩa chỉ cần có thế mạnh bạn sẽ trở nên giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó. Ngược lại, những gì bạn có thể làm tốt nhất có thể không phải là điều hiện bạn đang làm.
► Điều gì mang lại giá trị vật chất cho bạn? 
Có thể hiểu là những ngành nghề nào đang có nhu cầu trong xã hội ở hiện tại và tương lai mang lại mức thu nhập xứng đáng cho bạn. Khi công nghệ phát triển, rất nhiều ngành nghề có thể bị thay thế bởi robot, khi đó bạn sẽ đối diện với nguy cơ mất việc.
► Bạn đam mê điều gì nhất? 
Ý tưởng ở đây là không phải khuyến khích niềm đam mê mà là khám phá ra điều gì làm bạn đam mê.

Đâu là điểm giao nhau giữa Đam mê – Năng lực – Giá trị vật chất

Nếu bạn kiếm được rất nhiều tiền thông qua việc mà bạn không bao giờ có thể giỏi nhất, bạn chỉ có thể xây dựng được một sự nghiệp thành công trong mắt người khác mà không phải trong mắt bạn. Nếu bạn trở nên giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó, thì bạn cũng không thể giữ được vị trí đỉnh cao nếu bạn không đam mê tất cả những gì bạn đang làm. Cuối cùng, nếu bạn đam mê tất cả những gì bạn muốn, nhưng bạn không thể là người giỏi nhất, cũng như không mang lại hiệu quả kinh tế thì có thể bạn sẽ thấy rất vui sướng nhưng bạn không mang lại kết quả gì vĩ đại, và cũng dễ bị bỏ lại phía sau nữa.

Những câu hỏi bạn cần trả lời

Để áp dụng bộ ba vòng tròn này đơn giản hơn khi định hướng sự nghiệp, bạn có thể đặt ra ba câu hỏi lớn:
► Tôi đã hiểu mình chưa?
► Tôi đã hiểu nghề chưa?
► Tôi cần có kế hoạch như thế nào để đi từ “mình” đến “nghề”?

lựa chọn nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp từ lâu đã không còn là câu chuyện xa vời, bay bổng, nó được áp dụng các mô hình khoa học trên cơ sở nghiên cứu để giúp người trẻ sớm có định hướng cho bản thân và những người đang lạc hướng có thể bắt đầu lại để đi đúng hướng hơn. 

Để trả lời các câu hỏi lớn được nêu ra trên đây, bạn và tôi cần thực sự dành thời gian nghiêm túc để nhìn nhận.

Tôi đã hiểu mình chưa?

Tôi là ai và đây là đâu? 
Thử hệ thống hóa hiểu biết về bản thân qua các phương diện KEEFIAS (Knowledge, Education, Experience, Flexibility, Interactive, Attitude và Skills) để có một cái nhìn toàn cảnh về bản thân mình (Self-awareness). Kết hợp với Sở Thích (Sở thích liên quan đến nghề nghiệp thực tế nhé, mấy cái sở thích như ăn vặt, thích ngôn tình, thích không làm gì mà vẫn giàu thì …bỏ qua đi), có thể bản thân chưa có sở thích gì, hoặc cái gì cũng thích, nhưng thực sự bạn có thể dùng công cụ (các bài tests, khảo sát…) để thu hẹp các lựa chọn tới vài gạch đầu dòng nữa.

Tựu trung lại, hiểu mình ở đây là hiểu cả về Lý trí và Trái tim (hoặc não phải và não trái).

Tôi đã hiểu nghề chưa?

Các chuyên gia nhân sự, tâm lý từ IBM Kenexa đã dày công nghiên cứu và dựng lên hệ thống thông tin nghề nghiệp chuyên nghiệp – General Corporate Functions Competency Framework – Khung Năng Lực Chuẩn (còn một số đơn vị lớn khác nữa, có thể kể đến Psyasia, Hong Kong, Skillsfuture Singapore, Onet- Us….) Tại đó, các nghề nghiệp được định nghĩa, phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như: Ngành, Phân ngành, Phòng/Ban chức năng, Định nghĩa, nhiệm vụ chính, nhiệm vụ phụ, kỹ năng & năng lực yêu cầu, bằng cấp & hệ kiến thức yêu cầu, mức lương trung bình, …… 
Lấy ví dụ đơn giản về vị trí Nhân Viên Nhập Liệu, rất nhiều người vẫn nghĩ đây là vị trí đơn giản với khả năng đánh máy tốc độ, chính xác là đủ. Nhưng trên thực tế, để trở thành một nhân viên xuất sắc ở vị trí này, bạn sẽ cần nhiều thứ hơn đấy.

Tôi cần có kế hoạch như thế nào để đi từ mình đến nghề?

Kết hợp các yếu tố từ hai câu hỏi đầu tiên, giữa Nghề bạn thích và Nghề bạn hợp thì Nghề bạn cần chọn là Nghề bạn “vừa hợp vừa thích” để tìm câu trả lời cho một nghề nghiệp Mơ Ước (Dream Career). 

Dĩ nhiên sở thích có thể thay đổi và bị ảnh hưởng ít nhiều bởi hoàn cảnh môi trường sống, tuy nhiên đây cũng chỉ mới là điều kiện cần mà thôi. Việc các bạn cân nhắc Khoảng cách (Gaps) giữa các yếu tố của Bản Thân (Personal) với Cần cho công việc (Job Fit) và đưa ra kế hoạch thu hẹp các khoảng cách đó (IDP – Individual Development Plan) thế nào mới là thứ quyết định thành công cuối cùng.

Một bản IDP hoàn hảo cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố (SMART- Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound) và đi kèm với lòng quyết tâm, sự kiên định và cam kết hoàn thành từ mỗi cá nhân.

JobTest, cùng với mô hình Kiến Tạo Sự Nghiệp (Dream Career Maker) 3 bước sẽ giúp đỡ các bạn trẻ trên con đường trả lời và thực hiện 3 câu hỏi lớn trên. Các chuyên gia tư vấn lựa chọn nghề nghiệp luôn sẵn sàng mang lại những lời khuyên tốt nhất cho các bạn học sinh, sinh viên bất cứ lúc nào có thể. Nếu bạn cũng đang vật lộn với những câu hỏi lớn như thế, hãy đừng ngần ngại mà hãy nói chuyện với jobtest.vn, chúng tôi sẽ đồng hành cùng các bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here