“Cái bóng người tiền nhiệm” và Nỗi ám ảnh mấy ai hiểu

0
1815

Bạn hiểu như thế nào để trở thành một nhân viên gương mẫu là cả một quá trình và tâm huyết. Vậy các bạn hãy tưởng tượng mình sẽ phải cố gắng như thế nào để cân bằng cả việc làm tốt các công việc và bước qua cái bóng của người ở vị mà bạn thay thế – Người đã làm việc rất tốt – trở ngại và gánh nặng chắc hẳn sẽ rất lớn.

“Cái bóng người tiền nhiệm” và Nỗi ám ảnh mấy ai hiểu1

Bạn đang đảm nhiệm vị trí của một người vừa nghỉ hưu, xin thôi việc, bị tái cơ cấu hay người đó được đề bạt ở vị trí cao hơn. Bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi cái nhìn so sánh của đồng nghiệp của mình với những người cũ hơn, đó gọi là xu hướng cảm xúc mà chính bạn cũng là người đánh giá bản thân mình, và càng khó khăn hơn nếu người cũ đã gặt hái được nhiều thành tựu lớn. Bước qua cái bóng người tiền nhiệm là thử thách lớn dành cho bạn để chứng minh bạn có thực sự xứng đáng trong mắt mọi người hay không. Đối với những người đã dày dặn kinh nghiệm thì việc vượt qua cái bóng khổng lồ và thành công của người tiền nhiệm cũng còn là vấn đề vô cùng khó khăn.

Nếu không tìm ra được cách giải quyết hợp lý bạn sẽ rất dễ bị biến thành “bóng ma” của người tiền nhiệm trong mắt mọi người. Đừng ngại khó mà bỏ qua cơ hội lớn, Jobtest sẽ giúp bạn tìm được lời giải nhé!

Trao đổi trước khi nhận một công việc là điều cần thiết

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia nghề nghiệp, trước khi bạn nhận công việc được đề nghị, bạn cần tìm hiểu rõ văn hóa công ty bạn dự định làm. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều phối lại mọi công việc, để nắm rõ mình cần thông tin khác ngoài những thông tin được cung cấp từ buổi phỏng vấn.

Trong công ty, cái mối quan hệ giữa mọi người là yếu tố chống lại những sự thay đổi khi bạn vào, bạn phải tìm hiểu rõ để biết đâu là đúng đâu là sai để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, trong khi phỏng vấn bạn cũng nên hỏi xem công việc mình sắp làm đã được những người tiền nhiệm đảm trách ra sao. Nếu tìm hiểu một cách đủ kỹ lưỡng, cả trước trong và sau buổi phỏng vấn, bạn sẽ giảm thiểu được khả năng bị bất ngờ bởi sự so sánh của sếp mới giữa mình với người tiền nhiệm.

Bạn sẽ biết được điều nhà tuyển dụng muốn ở bạn thông qua những câu hỏi về người tiền nhiệm như thế nào và tại sao người đó lại rời bỏ công việc này. Sau đó hãy lắng nghe thật kỹ những gì nhà tuyển dụng nói với bạn. Nếu người phỏng vấn nói tốt về năng lực của người tiền nhiệm, bạn sẽ phải đánh giá xem năng lực của bạn có đáp ứng với những kỳ vọng đó và vượt qua chúng không?. Bạn sẽ tìm được những lỗi mà người tiền nhiệm mình gặp phải và tìm ra được những điều tốt của họ mà mình nên tiếp thu và phát triển theo đúng hướng nó đang làm.

Thay đổi cách làm việc của người tiền nhiệm có phải là tốt?

“Cái bóng người tiền nhiệm” và Nỗi ám ảnh mấy ai hiểu

Trong một môi trường làm việc, thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu về tầm quan trọng của văn hóa và những nề nếp đã được sắp xếp sẵn từ trước. Họ có thói quen trung thành với những gì đã cũ và không muốn thêm những thay đổi gì quá lớn, bạn chính là hiện thân trong những sự thay đổi. Vậy nên, một khi đã vào làm, bạn hãy đón nhận những việc mà những người xung quanh đánh giá khen ngợi người tiền nhiệm một cách cầu thị. Bạn chính là những sự thay đổi nên hãy cứ kiên nhẫn và tìm cách nắm bắt lấy tâm lý của họ.

Do vậy, bạn cũng không nên đem lại quá nhiều thay đổi mới mẻ tại nơi làm việc, bởi chúng có thể khiến những người xung quanh hiểu sai về mình. Bạn tôn trọng mọi ý kiến, những thứ đã được thực hiện tốt cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tạo điều kiện cho bản thân được tôn trọng bởi những người xung quanh.

Bạn có thắc mắc khi nào mình có thể thay đổi những thay đổi lớn và được mọi người chấp nhận một cách cầu thị không?. “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” hãy học cách các đồng nghiệp, nhân viên và sếp mới của bạn làm việc. Đi làm sớm và ở lại muộn một chút để bạn hiểu và biết được mọi việc thực sự đang diễn ra, tạo cho mọi người cái nhìn thiện cảm về tác phong làm việc của mình. Và khi muốn tạo ra thay đổi, bạn hãy thực hiện nó một cách từ từ. Hãy biến những thói quen mới đi sâu vào tiềm thức mọi người một cách nhẹ nhàng, và tự nhiên nhất.

Có lẽ giao tiếp là cầu nối nhanh nhất trong mọi mối quan hệ, đừng ngần ngại giao tiếp sẽ giúp bạn rất nhiều trong vấn đề một người mới trong một môi trường mới.Chậm rãi tiếp cận và chia sẻ dần mỗi ngày một ít những kinh nghiệm cũng như lịch sử làm việc của mình với cấp dưới là cách tốt để được tin tưởng và giành lấy sự tín nhiệm. Mục đích ở đây không nhằm khoe khoang hay gây sự chú ý mà là để tạo uy tín và sự ủng hộ từ các thành viên. Muốn vượt qua người tiền nhiệm, bạn phải có mối quan hệ và sự kết nối tốt với cấp dưới. Bằng cách nhẹ nhàng tiết lộ chuyên môn, bạn đang đảm bảo và giúp nhân viên yên tâm rằng họ là mối quan tâm lớn trong tâm trí bạn.

Giao tiếp là cũng là nghệ thuật, đối với mỗi người bạn dùng một cách giao tiếp khác nhau, bạn hãy thử trò chuyện cùng sếp mình với những đề xuất về những kỳ vọng của họ. Hỏi họ xem họ thích giao tiếp theo cách nào và cho họ biết điều gì sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất.

Để có một công việc mới đã khó và thoát ra khỏi cái bóng người tiền nhiệm là sự nhẫn nại và kiên trì. Mọi thứ bạn sẽ phải cân bằng giữa hiệu quả công việc và cả môi trường xung quanh để tạo ra giá trị cốt lõi của một tập thể. Những bài đánh giá tính cách sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mọi góc cạnh của mình để củng cố trở thành con người hoàn thiện trong mắt mọi người bạn nhé. Chúc bạn thành công!

———————————————- Jobtest – Nơi sự nghiệp ước mơ được nảy mầm —————————————————

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here