Cách viết bản tường trình sự việc

0
1763

Những sự cố bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào, và bạn cần biết cách viết bản tường trình sự việc để nộp cho nhà trường, công ty hoặc cơ quan nhà nước? 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách trình bày nội dung của 5 mẫu tường trình sự việc mới nhất với mục đích giúp bạn phối hợp điều tra hiệu quả và đảm bảo các sự cố tương tự hoặc nghiêm trọng hơn sẽ không lặp lại lần thứ hai.

Cách viết bảng tường trình

1. Bản tường trình sự việc là gì?

Biên bản tường trình sự việc là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây ra hậu quả về người hoặc tài sản.

Người viết tường trình là người chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia sự việc, còn người nhận tường trình là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy mục đích cuối cùng của bản tường trình là đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Đồng thời đây cũng là bằng chứng phục vụ đắc lực cho các cấp trên hoặc tổ chức nào đó nhanh chóng điều tra nguyên nhân và khắc phục hậu quả.

Tùy theo tính chất nghiêm trọng của vụ việc mà các bên phải chấp nhận một trong số các khung hình phạt khác nhau như cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền, đuổi việc/đuổi học,…Trong đó mức hình phạt cao nhất là án tù chung thân hoặc án tử hình.

Bản tường trình sự việc

2. Hướng dẫn cách viết bản tường trình diễn biến sự việc mới nhất

2.1. Khi nào viết văn bản tường trình?

Bạn cần viết bản tường trình sự việc ngay sau thời điểm sự cố xảy ra, cho dù nó gây ra hậu quả nhỏ đến mức nào.

Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng bị yêu cầu viết bản tường trình mà nó phải là các sự việc vi phạm điều luật được quy định trong bộ luật Dân sự hoặc Hình sự và gây hậu quả xấu cho cá nhân/tổ chức. Một số trường hợp cần phải tường trình mà chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống như trộm cắp tài sản, đánh nhau, giết người, hỏa hoạn, gây tai nạn giao thông,… 

2.2. Hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc

Một biên bản tường trình sự việc phải trình bày đủ 3 phần bao gồm: Thể thức mở đầu văn bản tường trình, nội dung tường trình và thể thức kết thúc văn bản tường trình.

Phần thể thức mở đầu và kết thúc sẽ được nêu chi tiết trong mục 2.3. Trong mục này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về các nội dung cần ghi trong bản tường trình:

  • Địa điểm, thời gian và ngày xảy ra sự việc;
  • Bối cảnh hoặc môi trường xung quanh (nếu có): Phần này liên quan đến các điều kiện vật lý và môi trường có thể đã góp phần gây nên sự việc. Điều này cũng có thể kéo theo những nguy cơ tiềm ẩn được tìm thấy trong khu vực xảy ra sự cố;
  • Những người có liên quan: Ít nhất phải nêu được đầy đủ họ và tên của những người có liên quan. Nếu có cần nêu thêm chức danh của họ;
  • Diễn biến sự việc theo trình tự thời gian;
  • Nguyên nhân do đâu;
  • Hậu quả thế nào: Bao gồm thiệt hại về người và tài sản. Đối với thiệt hại về người, cần nêu được loại thương tích, mức độ nghiêm trọng và các bộ phận cơ thể bị thương;
  • Ai chịu trách nhiệm;
  • Đề nghị của người viết (nếu có).

Khi viết những nội dung trên, người tường trình phải cam đoan thông tin này khách quan và chính xác. Đồng thời không đề cập thêm yếu tố cảm xúc trong biên bản.

Hướng viết dẫn bản tường trình sự việc

2.3. Thể thức của một văn bản tường trình

a, Thể thức mở đầu (trước phần Nội dung tường trình)

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa văn bản):

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  • Địa điểm và thời gian viết biên bản tường trình (ghi vào góc bên phải).
  • Tên văn bản (ghi chính giữa văn bản):

BẢN TƯỜNG TRÌNH

(V/v…….)

  • Người (cơ quan) nhận bản tường trình: 

Kính gửi: ….

Lưu ý:

  • Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật, nếu đánh máy thì nên tô đậm;
  • Trong 4 phần trên, bạn nên chú ý dãn thêm một dòng sau khi viết xong 3 phần đầu tiên (quốc hiệu & tiêu ngữ; địa điểm & thời gian làm tường trình, tên văn bản & nội dung tường trình) để dễ phân biệt;
  • Khi trình bày văn bản viết tay, bạn không nên viết quá sát vào lề giấy bên trái;
  • Khi trình bày văn bản đánh máy, không dãn dòng quá lớn khiến cho phần trên của trang giấy có khoảng trống quá lớn.

b, Thể thức kết thúc (sau phần Nội dung tường trình)

  • Lời đề nghị (Lời cam đoan).
  • Ký và ghi rõ họ tên của người viết tường trình (ghi vào góc bên phải).
  • Chữ ký và con dấu của công ty bảo hiểm hoặc của công an, chính quyền địa phương (chỉ dành trong trường hợp viết Biên bản tường trình tai nạn).

3. Các mẫu bản tường trình mới nhất

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách viết bản tường trình phù hợp trong 5 hoàn cảnh khác nhau, bao gồm:

3.1. Mẫu bản tường trình sự việc xảy ra

Mẫu biên bản này có thể áp dụng linh hoạt cho bất cứ sự việc nào như cố ý hay vô ý gây thương tích, phá hoại tài sản, gây tai nạn giao thông,…

Link tải về

Mẫu bản tường trình sự việc xảy ra

3.2. Mẫu bản tường trình tai nạn

Mẫu tường trình này được áp dụng khi có tai nạn xảy ra như tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Người viết tường trình bao gồm người gây ra tai nạn và người chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn (nếu có).

Link tải về

Mẫu bản tường trình tai nạn

3.3. Mẫu bản tường trình sự việc của công ty

Mẫu bản tường trình sự việc của công ty thường chỉ được sử dụng khi có trường hợp vi phạm quy định của công ty với mức độ nghiêm trọng đến mức có thể bị kỷ luật. Cách viết bản tường trình này cũng không có quá nhiều khác biệt, bạn có thể tham khảo và tải về theo link dưới đây:

Link tải về

Mẫu bản tường trình sự việc của công ty

3.4. Mẫu bản tường trình vi phạm nội quy

Mẫu biên bản này được áp dụng trong trường hợp người lao động vi phạm nội quy, quy định trong công ty và gây ra hậu quả xấu, ảnh hưởng tới tình hình hoạt động và uy tín doanh nghiệp.

Link tải về

Mẫu bản tường trình sự việc của công ty

3.5. Mẫu bản tường trình sự việc cho học sinh

Các bạn học sinh nếu vẫn chưa biết cách viết bản tường trình sự việc thì hãy tham khảo ngay mẫu bản tường trình viết tay sau đây:

Link tải về

Mẫu bản tường trình sự việc cho học sinh

Như vậy trên đây chúng tôi đã hướng dẫn rất chi tiết cách viết bản tường trình với 7 nội dung quan trọng cần phải có. Hy vọng với 5 mẫu biên bản tường trình sẵn có dành cho cả học sinh và người trưởng thành này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi làm việc với các đơn vị có thẩm quyền.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here