3 Cạm bẫy đáng sợ mà nhà lãnh đạo chẳng dễ dàng tránh khỏi

0
933

Con đường thành công chưa bao giờ là dễ dàng, có những cạm bẫy mà nhà lãnh đạo không dễ dàng né tránh.

Không dễ dàng để trở thành một nhà lãnh đạo tài năng. Các nhà lãnh đạo không chỉ phải thúc đẩy bản thân ngày một phát triển, mà con phải là người truyền cảm hứng, chỉ đạo , quản lý cho các nhân viên, đôi khi họ bị coi là “kẻ xấu xa” trong mắt người khác.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới một nhà quản lý giỏi, thì cũng có vô số những điểm yếu mà họ dễ dàng mắc phải.

Trong cuốn sách nổi tiếng “The Business Sergeant’s Field Manual” (Tạm dịch: Sổ tay hướng nghiệp của người kinh doanh) của Chris Hallerg, Một chuyên gia chứng khoán, một nhà tư vấn kinh doanh dày dặn kinh nghiệm, cựu chiến binh Quân đội Mỹ, ông đã nêu bật ra những mối nguy hiểm tiềm ẩn trên con đường phía trước và các yếu tố quan trọng nhất để phát triển một nhà lãnh đạo tài ba.

Trong vấn đề lãnh đạo, việc giao tiếp giữa sếp và nhân viên sẽ có rất nhiều bất cập, nếu không thật sự khôn khéo bạn dễ dàng rơi vào ba khu vực nguy hiểm.

Jobtest sẽ bật mí cho các bạn những phương pháp để khắc phục triệt để những rủi ro này nhé!

1. Không cải thiện mối quan hệ với các nhân viên

3-cam-bay-dang-so-ma-nha-lanh-dao-chang-de-dang-tranh-khoi

Thay vì hỏi rằng “Bạn đã làm xong những công việc tôi giao chưa?” thì hãy nói rằng “Tôi có thể giúp gì cho bạn không?”. Sự thân thiện sẽ giúp cho việc tương tác giữa bạn và nhân viên trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, rất nhiều nhà lãnh đạo lại bỏ quên những điều nhỏ nhặt này, vô ý làm mất đi những giá trị tuyệt vời mà nó mang lại.

Hallerg có lưu ý rằng: “”Nếu bạn có một tầm nhìn và những dự định rõ ràng (cả ngắn hạn và dài hạn), và làm việc với những người có năng lực thực sự, thì bạn không cần phải quản lý quá chi tiết nhóm của mình”. Đối với một nhà lãnh đạo, bạn nên phấn đấu trở thành một người giao tiếp tuyệt vời thay vì một ông/bà sếp giỏi giang mà nghiêm khắc.

2. Không đền đáp xứng đáng cho những đóng góp của nhân viên

Đối với nhà lãnh đạo, việc động viên nhân viên là điều vô cùng cần thiết . Bên cạnh đó, khi đạt được những mục tiêu thành tựu trong công việc, hãy khen ngợi tất cả những người xứng đáng, ngay cả khi đó là điều bạn không muốn.

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, cho dù trong cùng một nhóm, mọi người cùng chia sẻ niềm vui và cả thất bại, thì lời khen ngợi của bạn sẽ là động lực gấp bội với đồng nghiệp của họ. Bởi vì họ sẽ tin rằng mình chính là một nhân viên tuyệt vời được một người sếp tài năng trọng dụng.

Hallberg đã lấy ví dụ về tỷ phú tự thân Richard Branson. Người đồng sáng lập Tập đoàn Virgin đã đặt nhân viên của mình trước những cổ đông, khách hàng và nhà cung cấp để cho nhân viên của mình thấy rằng những đóng góp của họ quan trọng như các đồng nghiệp và cấp trên.

Hallberg nói: “Khi nhân viên cảm thấy họ là người cuối cùng được quan tâm thì rất khó để họ có thể đóng góp hết sức sức lực cho công ty. Cuối cùng, nếu họ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao, thì tại sao họ nên coi trọng chính công ty của mình?”. Trên thực tế, tỷ phú đã ưu tiên nhân viên của mình là số một để chống lại kiểu hành vi này.

Do đó, theo quan niệm của Hallberg, một nhà lãnh đạo hoàn hảo là người chẳng bao giờ lấp đầy thẻ tín dụng của mình từ những thành công và lại đổ lỗi cho nhân viên về những thất bại mà hộ gặp phải.

3. Thiếu kiên định.

Là một thuyền trưởng của đoàn tàu hướng đến mục tiêu chung, nhưng lại thiếu kiên định thì thật sự được coi là thất bại. Khi trụ cột bị lung lay thì thử hỏi tất cả những con người trong đó làm sao có thể yên tâm.

Theo Hallberg: “nếu bạn là một người quản lý một cách rõ ràng và nhất quán, điều này giúp sắp xếp môi trường làm việc trở nên đơn giản hơn. Nó cho phép các nhân viên có cơ hội tập trung vào công việc cần phải làm, chứ không phải dành thời gian để điều hướng một mối quan hệ kinh doanh với nhiều mánh khóe.”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here