Chắc hẳn đối với những người đã và đang đi làm thì không lấy làm lạ với việc phải đối mặt với vài người đồng nghiệp hay sân si và khiến mình mệt mỏi, khó chịu. Chính những tính cách kiêu ngạo và thể hiện hay luôn tỏ vẻ để lấy lòng sếp khiến bạn luôn cảm thấy họ là những người “hai mặt” không thể tin tưởng được, thậm chí lại không thể chịu đựng nổi sự tự phụ cao và các hành động phô trương mà họ cố tỏ ra có khí chất u uất hoặc tâm tính thất thường hay thay đổi gây ảnh hưởng đến văn hóa của công ty.
Rất dễ bị phá vỡ cảm xúc bởi người đồng nghiệp như thế. “Ghét ai ghét đến cả hơi thở” mất kiểm soát được bản thân là hành động kích thích tâm lý tự nhiên của con người, bạn sẽ dễ bị sao nhãng công việc của mình và làm những việc phi lý, nó gây ảnh hưởng đến thành công của bạn đấy. Bạn sẽ chẳng tìm ra được điểm tích cực nào nếu bạn đã cáu giận một ai, cho dù đó là chi tiết nhỏ cũng khiến bạn rơi vào trạng thái “thủ” rằng họ đang giả vờ tốt.
Nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ thở dài bị chẳng thể làm gì vì họ luôn tồn tại trong cuộc sống của mình. Né tránh hoặc chạy trốn có phải là cách tối ưu trong buổi gặp mặt trực tiếp hay cuộc gặp gỡ vô tình?
Hãy để Jobtest chia sẻ cho bạn 3 bước để đối phó với những đồng nghiệp hay sân si tại văn phòng bạn nhé!
1. Xác định đối tượng khiến bạn khó chịu
Trong công ty chắc hẳn rất thị phi với nhiều phiền nhiễu khác nhau của đồng nghiệp chung công ty, hẳn sẽ khó để xác định được đâu là mối nguy ảnh hưởng sâu sắc nhất đến bản thân bạn. Hãy dành thời gian và xem xét xem đâu là người mà bạn hay than vãn với bạn bè và người thân về những khó chịu bạn đang trải qua trong quá trình làm việc – Người đã làm hỏng rất nhiều trong ngày làm việc của bạn, hoặc người mà bạn không bao giờ muốn ngồi cùng bàn để ăn một bữa cơm.
2. Tìm hiểu chính xác lý do vì sao họ khơi lên trong bạn sự tức giận
Trước tiên, bạn hãy nhận thức cụ thể những cảm xúc của bản thân mình với họ. Thay vì mổ tả một cách chung chung “cô ấy làm phiền tôi”, “anh ấy chắc chẳng ai chịu nổi” thì bạn nên tìm ra rõ ràng nguyên nhân đã kích vào cảm xúc tiêu cực của mình. Mô tả nó bằng những từ ngữ thao một danh sách cụ thể. Thông qua danh sách này bạn sẽ từ từ tìm ra giải pháp để khắc phục, hơn là việc phải than vãn từ ngày này qua ngày khác và lôi người thân của mình để nghe mình trách móc. Hành động chứ đừng đi lung tung và chẳng tìm ra lấy một giải pháp
triệt tiêu tất cả những ngòi nổ kích thích sự bực tức trong bạn chính là bước đầu tiên để có hướng khắc phục vấn đề này. Hãy suy nghĩ theo một cách khác từ “Anh ấy quá phiền phức” thành “Tôi thực sự thiếu tôn trọng khi anh ấy làm những việc như vậy”. Rồi nhẹ nhàng nhắc khéo để người đó khắc phục lỗi của mình là cách lịch sự và văn minh nhất thay vì phải nói xấu sau lưng.
3. Xem phản ứng của mình với người khác như một dạng phản hồi
Đây là cách hay để bạn biến những phản ứng của bạn với họ thành bài học giúp bản thân mình. Ví dụ như bạn xem những phiền phức ai đó tác động đến bạn làm một hình mẫu cho mục tiêu ”Làm thế nào để mình không như thế?”. Có nhiều người chỉ trích người khác nhưng lại quên đi chính mình cũng đang mắc phải điều tương tự. Phản ánh họ với mình như một chiếc gương soi sẽ giúp bạn cải thiện chính con người mình hơn. Đối với những đồng nghiệp luôn cướp mất chỗ đứng của mình và bắt đầu khiến bạn trở nên cáu gắt buồn bã thì hãy thúc đẩy mình làm việc tốt hơn và vượt qua những thành tựu của chính bản thân như là biện pháp để hướng đến thành công. Sau đó biến nó thành mục tiêu ưu tiên để theo đuổi.
“Soi gương” bản thân mình với đồng nghiệp sân si là chiến lược được nhắc đến trong kỹ năng phát triển lãnh đạo, trông có vẻ đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Những người phải có tâm lý thực vững để kiềm chế cảm xúc của mình trước những kích động và chậm rãi sắp xếp sau đó giải quyết các vấn đề thì mới có thể thành công. Bạn cần có nhiều dũng khí và can để để nhận diện với những khó khăn này. Hầu hết chúng ta mất rất nhiều thời gian để làm ngơ với thử thách mà không biết bản thân đã bỏ lỡ mất nhiều cơ hội để “soi gương” bản thân mình từ những người sân si, để có thể quan sát và tiến xa hơn trong quá trình phát triển cá nhân lâu dài.
Mọi chuyện đều có mặc xấu của nó, đừng vì những lối hành xử “không đẹp lắm” của đồng nghiệp mà ảnh hưởng đến công việc hiện tại của bản thân. Hãy nghĩ đơn giản hóa và biến cái khó trở thành cái lợi thế để mình học hỏi, nhận thức và trở thành người có kỹ năng lãnh đạo hơn theo từng quá trình. Jobtest luôn cung cấp những bài viết về cuộc sống chốn công sở, qua đó cho các bạn có cái nhìn “dễ chịu” hơn với áp lực hằng ngày và thúc đẩy bản thân phát triển hơn. Chúc các bạn thành công!