Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê vào quý 2 năm 2017, Việt Nam có 53,4 triệu người ở độ tuổi lao động. Nguồn lao động dồi dào, nhưng việc tìm một ứng viên có thể gắn kết lâu dài với doanh nghiệp vẫn đang là một bài toán nan giải. Nhà tuyển dụng phải ngồi đọc hàng trăm hồ sơ, sàng lọc những ứng viên tiềm năng để tham gia phỏng vấn, chưa kể là những ứng viên không đọc kỹ những yêu cầu, cứ thản nhiên nộp hồ sơ gây nhiều khó khăn và tốn thời gian cho người tuyển dụng. Để giải quyết vấn đề đau đầu này của nhà tuyển dụng, cùng JobTest điểm qua 2 nhân tố quyết định sự thành công trong tuyển dụng:
1. Năng lực là yếu tố cốt lõi:
Năng lực có thế được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định ứng viên có trở thành nhân viên của doanh nghiệp hay không? Năng lực sẽ góp phần tạo ra năng suất làm việc và ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Để xác định được năng lực của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể dựa vào những yếu tố sau đây:
-
Kiến thức chuyên môn được thể hiện qua quá trình học tập hoặc quá khứ làm việc trước đó của các ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi về chuyên môn để đánh giá mức độ am hiểu của ứng viên hay chỉ đưa ra những kiến thức hời hợt, nửa vời.
-
Khả năng xử lý các tình huống, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống gây sốc hoặc các câu hỏi khó để xem mức độ khéo léo, sự bình tĩnh và lập trường của ứng viên. Sự tự tin, giải quyết tình huống một cách khéo léo sẽ được xem là một tiềm năng.
-
Phẩm chất hay thái độ thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế (receiving, responding to phenomena), xác định giá trị (valuing), giá trị ưu tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc (Harrow, 1972). Các phẩm chất cũng được xác định phù hợp với vị trí công việc. Nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi sau để làm rõ được những vấn đề này: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của anh/chị là gì? Anh/chị có chuẩn bị gì cho những mục tiêu đó? Anh/chị có định hướng gì cho tương lai? Khi vào công ty, anh/chị mong nuốn những điều gì?
2. Mức độ phù hợp với văn hóa công ty:
Khi năng lực chỉ là một điều kiện cần thì mức độ phù hợp với văn hóa doanh nghiệp lại là một điều kiện đủ trong việc tuyển dụng ứng viên. Tuyển dụng dựa vào văn hóa đang là một xu hướng ở các doanh nghiệp hiện nay. Khi ứng viên cảm thấy gắn kết với công việc, đồng nghiệp và cấp trên thì họ mới thể hiện hết năng lực để đóng góp vào doanh nghiệp. Albert Einstein cũng có một câu nói rất nổi tiếng: “Mỗi người đều là một thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng trèo cây thì nó sẽ sống suốt đời mà tin rằng nó ngu ngốc.” Hãy thử hình dung dù nhân viên có giỏi đến mức nào nhưng họ không phù hợp với môi trường làm việc của doanh nghiệp thì họ sẽ không đóng góp hết mình và khả năng rời bỏ công ty là rất cao. Nhưng nó cũng đặt ra một vấn đề gây khó khăn: làm thế nào để đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa công ty?
-
Thông qua buổi phỏng vấn trực tiếp để đánh giá thái độ, tính cách của các ứng viên, nhưng điều này có thể mang lại kết quả không chính xác vì những quyết định cảm tính.
-
Kiểm tra thông qua hệ thống đánh giá năng lực trực tuyến mang lại hiệu quả chính xác cao, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Hệ thống câu hỏi thông minh cho phép xác định được mức độ mâu thuẫn và sự đối lập trong những câu trả lời để xác định sự thành thật của các ứng viên.
Việc tuyển dụng đúng nhân tài, hợp văn hóa chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, đòi hỏi các nhà tuyển dụng cần cập nhật những cách thức và các công nghệ mới để đánh giá đúng nhân tài nhằm tối ưu hóa quá trình tuyển dụng nhân sự, tạo nguồn nhân lực thông minh, hạnh phúc hơn, tạo lợi thế cạnh tranh trên thương trường và phát triển bền vững.