10 bí kíp cực hay để tuyển dụng và giữ chân thành công nhân viên thế hệ Y (phần 2)

0
922

Các doanh nghiệp đang cạnh tranh khốc liệt để tìm được những nhân sự tốt nhất có trên thị trường, cũng như những tài năng để thay thế nhân sự thế hệ sắp nghỉ hưu trong thời gian tới. Nhưng tư duy và cách làm việc của thế hệ Y rất khác so với những thế hệ trước, khiến các công ty phải có nhiều chính sách nhân sự thích ứng nếu muốn phát triển bền vững. Phần 1 bài viết giới thiệu 5 yếu tố giúp các doanh nghiệp tuyển dụng và giữ chân thành công nhân viên thế hệ Y, phần 2 tiếp tục giới thiệu 5 yếu tố tiếp theo. Cùng khám phá ngay những bí kíp cực hay giúp doanh nghiệp không còn nỗi lo trong tuyển dụng những nhân tài thế hệ Y ngay:

6. Cung cấp nhận dạng cá nhân.

Khi bạn nhận dạng mọi thứ như sự nỗ lực giúp bạn có động lực để chạy theo kịp các khó khăn công việc của thế hệ Y. Nhìn chung, mọi người có xu hướng làm việc tốt hơn khi họ nhận diện được công việc họ đang làm. Điều này giúp mang lại cảm giác hài lòng và dễ dàng đạt được các mục tiêu trong công việc. Hãy phân công cụ thể một cá nhân sẽ phải làm công việc nào, bạn giúp họ xác minh và nhận thức được những gì bạn muốn nhân viên đó thực hiện.

7. Khuyến khích một môi trường sáng tạo

10-bi-kip-cuc-hay-de-tuyen-dung-va-giu-chan-thanh-cong-nhan-vien-the-he-y-phan-2

Làm việc trong một môi trường thúc đẩy sự sáng tạo là cách tuyệt vời để thiết lập một không gian nơi các nhân viên của bạn sẽ muốn ở lại lâu dài. Khi bạn tạo nên được không gian này, nó sẽ giúp bạn tối đa hóa năng suất làm việc của nhân viên, tạo sự hứng thú khi đến nơi làm việc mỗi ngày.

8. Quản lý trách nhiệm, trình bày đơn giản và rõ ràng.

Hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì nhân viên có nghĩa vụ phải làm và mức độ cần thiết để đạt được. Bằng cách liên tục vạch ra các vai trò, bạn có thể tránh được sự nhầm lẫn và đưa ra niềm tin cho nhân viên vào những công việc phải làm. Khi bạn nhìn thấy sự sụt giảm, hãy nói điều gì đó như bạn muốn nâng cao các tiêu chuẩn để nó không bị sụt giảm. Khi nhân viên làm tốt một điểm giới hạn hay làm kém hãy nói với họ việc đó cần cải thiện ở đâu.

9. Chia sẻ những gì bạn biết

Đừng chỉ là một ông chủ, hãy là một người cố vấn. Khi mới bắt đầu, mọi người bị choáng ngợp bởi việc nhảy ra thế giới thực tại. Bằng cách quản lý và tư vấn cho nhân viên, bạn có thể giúp họ dễ dàng vượt qua sự chuyển đội này và đưa họ vào đội ngũ khuôn khổ mà bạn cần. Chia sẻ những kiến thức và những điều sẽ đến về sau.

10. Sống vui vẻ

Làm việc không có nghĩa là luôn nhàm chán. Làm việc nên là những khoảng thời gian thú vị và vui vẻ. Cố gắng tạo ra những trò chơi bạn có thể giải trí trong văn phòng, giúp bạn nâng cao hiệu quả trong những cuộc vui. Nếu như điều này không hấp dẫn, hãy thử những hoạt động vui vẻ vào bữa trưa. Cung cấp cho nhân viên của bạn những cơ hội để cùng tìm hiểu đồng nghiệp. Thời gian vui vẻ này có thể giúp họ có động lực trong khi làm việc.

Khi nhắc đến việc tuyển dụng những thế hệ mới, đây là điều quan trọng để biết được những gì nhân viên mong muốn và môi trường họ làm việc hiệu quả nhất. Bạn không cần một môi trường đặc biệt như BuzzFeed hay Google để có được những hiệu quả và duy trì lực lượng lao động mới này. Nếu bạn làm theo những “tips” này bạn sẽ có con đường riêng và giữ lại được những tân binh mà bạn muốn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here