”Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”

0
1503

Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạnCâu nói mà nhiều bạn trẻ ngày nay đang chạy theo mà không biết đam mê ấy dẫn bản thân mình đi tới đâu. Quote “Hãy để đam mê dẫn lối, dù thất bại cũng chẳng có gì hối tiếc” có còn có ý nghĩa khi đam mê chỉ xuất phát từ sở thích và bạn đang không biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình ở đâu. Việc theo đuổi đam mê là không sai nhưng sự mù quáng không nhận ra được bản thân mình là ai thì là sự sai lầm lớn trên con đường tương lai.

20 tuổi cái tuổi đủ lớn để bước ra ngoài 1 mình và học hỏi từ những người khác. Cái tuổi đủ để chạy theo “đam mê” của bản thân. Nhưng làm thế nào để khai thác hết được các khía cạnh của bản thân và chạy theo tiếng gọi của đam mê một cách đúng nghĩa đây, cùng tìm hiểu qua các bước dưới đây nhé

Trước khi chọn một công việc, cần hiểu rõ bản thân, các sở thích, kỹ năng, năng lực, …mà mình đang có và sẽ cần có trong tương lai? Hãy trả lời các câu hỏi quyết định tương lai sau đây “Who you are?” “Why you do?” “What’s the next?” “How to execute?”

Một sự nghiệp thành công luôn luôn dựa trên nền tảng am hiểu chính mình (Self-awareness)

1.Xác định công việc yêu thích

Tới thời điểm cần tìm việc làm, bạn sẽ nhận ra rằng có vô số thứ để lựa chọn. Sẽ rất khó nếu bạn không biết bạn đang muốn gì hoặc quá hoang mang với những thứ đầy hấp dẫn. Việc này có vẻ là một trở ngại nhưng nếu bạn nỗ lực quyết định thì sự lựa chọn sẽ được đáp lại một cách xứng đáng.
Trước tiên hãy lập một danh sách các công việc bạn cảm thấy hứng thú và muốn khám phá, càng chi tiết về công việc đó càng tốt. Đừng ngại ngần tốn một chút thời gian tìm kiếm, biết thêm một chút bạn sẽ học được nhiều điều mới lạ từ những công việc được liệt kê và tìm kiếm được sự phù hợp của bản thân với công việc.
Hãy thu gọn từ từ những công việc trong danh sách, loại bỏ dần những nghề nghiệp có bề ngoài hấp dẫn nhưng triển vọng tương lai thấp, những công việc bạn chưa sẵn sàng trải nghiệm và không thể vượt qua và cuối cùng chọn công việc mà bạn cảm thấy thỏa mãn nhất. Quan trọng là bạn có quyền thay đổi quyết định sự nghiệp của mình ở những thời điểm khác vì vậy đừng quá gò bó bản thân quá.

2.Tìm hiểu kĩ BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Sau khi xác định được mình sẽ theo công việc nào hãy tìm hiểu nhiều hơn về nó, công việc này cần những yêu cầu gì, mô tả công việc chi tiết là làm những gì, phúc lợi từ công việc ra sao,…. từ đó bạn sẽ có được cái nhìn rõ hơn công việc bạn đang theo đuổi. Cuối cùng, sau tất cả các nghiên cứu, bạn sẵn sàng để viết lên mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, mục tiêu ngắn hạn và dài hại chừng 3 đến 5 năm sắp tới, bạn có thể sự dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu SMART (Specific – Cụ thể; Measurable – Có thể đo lường; Attainable – Tính khả thi; Realistic – Thực tế; Time bound – Có thời hạn). Giành thời gian xác định mình sẽ đứng ở vị trí nào, mức lương được hưởng bao nhiêu trong tương lai và kể cả những mục tiêu rèn luyện một kỹ năng mới cảu bản thân.

3.Xác định những kỹ năng và năng lực cần thiết cho yêu cầu công việc.

Sau khi đã hiểu được công việc tương lai cần những yêu cầu nào, hãy bắt đầu quay lại với việc tự đánh giá lại năng lực bản thân ở thời điểm hiện tại. Tìm hiểu vị trí hiện tại của bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp như đánh giá tính cách, đánh giá năng lực tổng hợp, đánh giá khả năng ngôn ngữ, đánh giá khả năng tính toán logic …. Từ những báo cáo bạn nhìn thấy được mình đang yếu những điểm nào, và lợi thế của bạn trong công việc mà bạn lựa chọn. Sắp xếp lại và bắt đầu bắt tay xây dựng kế hoạch rèn luyện nâng cao năng lực và kỹ năng của bản thân ngay.

4.Học tập và rèn luyện

Bạn đã có được danh sách những yếu tố năng lực còn thiếu rồi, giờ thì bắt tay vào thực hiện thôi!
Tìm kiếm những khóa học online hoặc offline, những cách rèn luyện kỹ năng, năng lực, làm thêm tại những công ty ở vị trí liên quan,…. Cố gắng trau dồi những kỹ năng và năng lực của bản thân, cải tiến lên từng chút một và dần dần bạn sẽ quen với việc thực hiện công việc hơn, tiến đến mục tiêu nghề nghiệp mơ ước từ từng bước nhỏ.
Ví dụ như bạn đang muốn trở thành một phiên dịch viên, sau khi đã tìm hiểu hết những thông tin, yêu cầu cần thiết của công việc này và sử dụng bài đánh giá tính cách D.I.S.C kết quả của bạn là mẫu người I – Có ảnh hưởng và S – Ôn hòa. Bạn sẽ nhận ra những đặc điểm, biểu hiện và hành vi tính cách của bản thân sẽ hỗ trợ và hạn chế công việc của bạn qua những yếu tố nào, từ đó tiếp tục đẩy mạnh những lợi thế của tính cách, cùng với đó là cải thiện những điểm hạn chế. Tham gia các khóa học cải thiện khả năng ngoại ngữ nếu năng lực ngoại ngữ có hạn, Tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội để tăng khả năng tự tin, nhanh nhẹn, giao tiếp nhiều hơn, mở rộng các mối quan hệ để mạnh dạn hơn, … Tất cả những gì cần thiết đã nằm trong tay bạn và chỉ chờ bạn thực hiện nó, hãy bỏ ngay những tư tưởng đến đâu hay đến đó và chuẩn bị sẵn sàng bắt tay vào tương lai.
Trứng gà đập vỡ từ bên ngoài là thức ăn, đập vỡ bên trong là sinh mạng. Đời người cũng vậy, đập vỡ từ bên ngoài là áp lực, đập vỡ từ bên trong là trưởng thành. Hãy sẵn sàng chào đón những áp lực chứ đừng để nó làm bạn hoang mang.

“He who sees through life and death will meet with most success.”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here