03 Sai lầm cần tránh khi thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí

0
2092
cat giam chi phi

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế và một cuộc suy thoái kéo dài là điều khó có thể tránh khỏi. Đây là lúc mà các doanh nghiệp cần gấp rút đưa ra những chiến lược cắt giảm chi phí khả thi nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra ổn định. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nhân sự cần tránh 03 sai lầm phổ biến thường gặp sau đây khi thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí.

cat giam chi phi

Những khó khăn trước mắt

Trong những giai đoạn nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái thì sự bất ổn chính là điều mà các doanh nghiệp phải đối mắt. Nhiều nhà lãnh đạo xem biện pháp cắt giảm chi phí là biện pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí để tiết kiệm và thu hẹp quy mô kinh doanh có thể đem lại những hậu quả không mong muốn. Hơn nữa, việc cắt giảm quá mức có thể khiến doanh nghiệp bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh tiềm năng. Và điều này khiến tình hình kinh doanh càng trở nên tồi tệ.

cat giam chi phiHơn nữa, việc thực hiện cắt giảm chi phí mà không có tầm nhìn chiến lược lâu dài sẽ không đem lại hiệu quả. Song song với việc cắt giảm chi phí, doanh nghiệp nên tập trung tối ưu hoạt động kinh doanh. Cuối cùng là lập các chiến lược cắt giảm chi phí dài hạn mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong quá trình hồi phục sau này.

Trong một vài trường hợp khẩn cấp, khi doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định tối ưu hóa chi phí, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất nhân tài, lực lượng lao động sa sút và giảm năng suất. Thậm chí, những sai lầm này còn gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây khó khăn cho chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.

03 sai lầm cần tránh khi cắt giảm chi phí

Các nhà lãnh đạo nhân sự thường mắc phải 03 sai lầm lớn khi họ chịu áp lực cắt giảm chi phí:

Thực hiện cắt giảm trên diện rộng

70% giám đốc điều hành được Harvard Business Review khảo sát năm 2009 cho biết họ cắt giảm chi phí trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh như một phản ứng tự vệ, ngăn cản sự ảnh hưởng tiêu cực của thị trường lên doanh nghiệp. Điều này nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Nhưng đây cũng chỉ là biện pháp ngắn hạn.

Không phủ nhận rằng, biện pháp này có thể đem đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, đây lại là quyết định gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược lâu dài. Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong những quyết định tiếp theo: Nên cắt giảm mảng nào? Nên đầu tư vào đâu?

Kìm hãm đầu tư tăng trưởng

Trong suốt quý 4 năm 2007 đến giữa thời kỳ suy thoái, chi tiêu vốn của S&P 500 đã được cắt giảm 25% và R&D giảm 55%. Thông thường, các tổ chức sẽ cắt giảm đầu tư xuống đến mức thấp nhất. Ngoài ra, nhiều tổ chức đã cắt giảm đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng. Quyết định sai lầm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược, mô hình kinh doanh, cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

cat giam chi phi

Đánh mất cam kết của người lao động

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, 57% lãnh đạo được khảo sát cho biết doanh nghiệp đã quá vội vàng khi cắt giảm chi phí. Một số doanh nghiệp đã đưa chính sách cắt giảm lương thưởng. Tuy nhiên lại chưa thật sự quan tâm đến việc truyền đạt thông tin.

Các nhà lãnh đạo không truyền đạt sự hợp lý và cấp bách trong việc cắt giảm chi phí đến nhân viên của họ. Cách triển khai này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần làm việc cũng như sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp. Vì thế họ dễ dàng rời khỏi doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

Các nhà lãnh đạo nên làm gì?

Để tránh 3 sai lầm kể trên, các nhà lãnh đạo nên cân nhắc những biện pháp sau đây

Bước 1: Tìm ra những khoản chi phí kém hiệu quả

Kiểm tra và rà soát lại toàn bộ hoạt động kinh doanh để đánh giá và tìm ra lĩnh vực cần cắt giảm chi phí. Trong quá trình này, tuyệt đối không nên bỏ qua tác động của các yếu tố quan trọng như đầu tư và hiệu quả của chúng đối với tình hình kinh doanh.

Bước 2: Ưu tiên các mảng kinh doanh tiềm năng

Các nhà lãnh đạo cần phải lập chiến lược lâu dài và phải luôn ưu tiên đầu tư cho các cơ hội kinh doanh mang đến lợi nhuận. Phân loại chi phí và mục đích sử dụng để dựa vào đây, doanh nghiệp có thể xác định cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực tăng trưởng.

Bước 3: Trao đổi với lực lượng lao động

Truyền đạt với đội ngũ lao động để nhận được sự hỗ trợ từ họ trong quá trình thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí. Tạo những cuộc đối thoại cởi mở trong nội bộ doanh nghiệp để nhân viên hiểu về tình hình của công ty. Điều này sẽ tạo nên sự đồng lòng trong nhân viên, tăng sự gắn bó, giảm thiểu rủi ro thiếu hụt nguồn lao động trong giai đoạn khó khăn này.

Trên đây là những sai lầm mà các doanh nghiệp thường gặp trong quá trình thực hiện chiến lược cắt giảm chi phí. Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn sau đại dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo cần phải đưa ra những quyết định sáng suốt, thận trọng để không gây ảnh hưởng đến chiến lược phát triển dài hạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here