Trưởng thành là từ khi…!

0
845

Nếu bạn còn đang biến mình trở thành tù nhân của những khuôn khổ, mà chưa giác ngộ sâu sắc về bản thân thì bạn hãy hiểu rằng: Mình chưa trưởng thành.

Trưởng thành là khi bạn giữ được bản sắc riêng của mình, khi đứng giữa đám đông vẫn giữ được con tim son sắc khi đương đầu với thế sự. Bạn cảm thấy chẳng dễ sống chung với người khác, khi bạn tự cảm thấy mình cần gì và mình đang ở đâu cũng chính là lúc bạn đã thực sự trưởng thành.

Trưởng thành là khi: Đừng quá dễ tính

Cổ nhân dạy: “Ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ”, ai cũng biết rằng lương thiện là điều tốt, nhưng quá lương thiện lại là một thứ bệnh. Bạn sẽ chẳng nhận được một sự tôn trọng khi bạn là một người quá dễ tính, lời nói của bạn chẳng còn mấy trọng lượng và bạn còn bị bêu rếu nếu lỡ một lần trở nên khó tính với một ai.

Bạn cho đi điều gì đó một hai lần, người khác sẽ nhớ ơn của bạn. Nhưng hết lần này đến lần khác thì trong tư tưởng của họ bạn là bổn phận, một khi bạn không có khả năng giúp đỡ đó cũng chính là lúc “ân nhân há chẳng hóa thù địch”.

Hãy tự nhủ với mình rằng dễ tính là tốt nhưng quá dễ tính lại là một sai lầm. Học cách khó tính khi sống chung với người khác, cho dù mối quan hệ của bạn đang tốt tới đâu. Cân nhắc về những sự “cầu cứu”, đừng ôm những việc ngoài tầm với của mình.

Bạn cần học cách nói “không” với những điều phạm nguyên tắc của bản thân. Nếu họ thật sự quan tâm bạn, tôi tin rằng họ sẽ suy nghĩ kỹ trước khi đưa cho bạn những lời đề nghị vô lý.

Trưởng thành là khi: Đừng quá biết điều, hiểu chuyện

truong-thanh-la-tu-khi

Bạn có biết rằng quan hệ giữa người với người đều có giới hạn. Chúng ta luôn gánh vác những nguyên tắc và nghĩa vụ riêng, chẳng ai có thể giúp ngoài chính bản thân mình.

Xét về góc độ gia đình, mỗi thành viên đều có vị trí riêng. Trong cuộc sống, mỗi cá nhân đều có những nhiệm vụ riêng. Bạn hoàn thành tốt công việc của bản thân, thể hiện đúng vai trò của mình đó là lúc bạn trưởng thành, đừng nghĩ rằng vượt quá chức phận và đảm nhận thay nghĩa vụ của người khác là điều của một người lớn nên làm.

Trong cuộc đời này, cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt, bạn làm nhiều việc đột nhiên một ngày lại làm ít hơn thì chắc hẳn sẽ bị người khác oán trách. “Những đứa bé biết khóc thì sẽ có sữa mẹ uống”, có khó gần lại chính là một sự hài hòa, một điều thú vị của cuộc sống.

Thẳng thắn là chìa khóa dành cho bạn, cho dù đó là người bạn thân thuộc yêu quý, thì sự thẳng thắn mới tìm ra được cách giải quyết tốt nhất. Giữa vợ chồng với khuất mắc thì hãy tâm sự với nhau, mở lòng đối thoại chứ đừng ôm lấy trong lòng để một ngày nhìn mặt nhau còn khó.

Trưởng thành là khi : Không cần quá hòa đồng.

truong-thanh-la-tu-khi-1

Bạn có cảm thấy đôi lúc mình không hòa đồng lắm đâu, đơn giản bạn chưa tìm được người phù hợp. Bạn cố gắng làm vừa lòng mọi người thì chẳng khác nào “gọt chân cho vừa giày”, nhất định chẳng trụ được bao lâu. Ở đời đừng nên quá hòa đồng.

Bạn sẽ trở nên nhu nhược chẳng còn chính kiến, nguyên tắc, trở thành một “người vô hình” trong đám đông nếu bạn cứ ngày qua ngày gò ép bản thân để làm vừa lòng tất cả mọi người.

Yêu lấy bản thân mình, làm vừa lòng nó thay vì người khác. Trở thành một người không dễ gần, có lý tưởng, không cần quá hòa đồng và có quan điểm của riêng bạn. Đối mặt sự việc có thể nói lên quan điểm, biết được mình muốn gì mà không cần chuyện gì cũng phải đi hỏi ý kiến người khác, năng lực suy đoán sẽ chẳng thể bị mai một.
Cuộc sống này ngắn lắm, bạn hãy bỏ đi cái tư tưởng làm vừa lòng tất cả, giúp đỡ bằng hết sức lực của mình rồi một ngày sẽ được đền đáp. Ai cũng có cuộc sống riêng của mình, bạn chẳng thể giúp ai mãi được, đừng biến nó thành bổn phận của bản thân. Tạo ra “chất” riêng của mình trong vô vàn con người, để bạn thật nổi bật giữa đám đông mà chính bạn là người làm được điều đó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here