“Stress” có thực sự xấu?

0
1025

Mỗi lần ra quán cà phê quen thuộc, tôi lại gọi một tách cà phê đắng và nhâm nhi. Cớ sao thích cái đắng mà mỗi người chúng ta đều thêm vị ngọt của những viên đường kia? Có phải nó giống như thêm một chút căng thẳng vào công việc thì chúng ta mới có động lực để phấn đấu! Mọi thứ đều có mặt xấu và mặt tốt của nó, tôi tin là như vậy! Nếu như không tìm ra mặt tốt của nó thì bạn sẽ không thể hài lòng với điều xấu mà bạn đang gánh chịu.

“Trời! Sao áp lực lại tốt được chứ!” nó đúng là gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và kết quả công việc thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết rằng nếu biết cách tận dụng và kiểm soát mức độ căng thẳng nhất định trong công việc thì điều đó hoàn toàn có thể mang lại lợi ích không ngờ. Hãy cùng tôi trải nghiệm và khám phá ra bí quyết cân bằng một cách khéo léo những căng thẳng nhé!

stress có thực sự xấu

Thêm căng thẳng để tăng hiệu quả cho công việc

Nghiên cứu từ Đại học California – Berkeley đã gợi ý về một số căng thẳng thực sự có ích. Năm 2013, những nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bằng cách đưa tế bào gốc trong não của chuột lên các giai đoạn căng thẳng đáng kể nhưng ngắn ngủi (hay còn gọi là căng thẳng cấp tính) khiến chúng tạo ra các tế bào mới. Hai tuần sau, khi những tế bào mới này đã trưởng thành thì kết quả cho thấy sự tỉnh táo, trí nhớ và khả năng học tập của chuột được cải thiện.

Các nhà nghiên cứu đúc kết rằng căng thẳng cấp tính có thể giúp não giữ sự tỉnh táo, và theo đó tạo ra mức độ cân bằng tốt hơn cho hiệu suất làm việc. Từ quan điểm tiến hóa, kết luận này có ý nghĩa: Sự căng thẳng giúp động vật thích nghi và tồn tại, và tác động này cũng có giá trị không kém với con người hiện đại. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học tại UC San Francisco đã phân tích mức độ tác động trên tế bào ở người. Kết quả chỉ ra rằng trong khi căng thẳng mạn tính có thể gây hại, những đợt căng thẳng cấp tính lại giúp não bộ có sức bật và tạo điều kiện để hình thành nên khả năng chịu đựng áp lực.

Đừng để căng thẳng trường diễn (mạn tính) giành quyền kiểm soát

stress có thực sự xấu

Chẳng cần bàn cãi thêm thì ai cũng sẽ hiểu căng thẳng rất xấu cho sức khỏe, nhưng xét về khía cạnh bạn biết cân bằng nó với mọi thứ thì không hoàn toàn xấu đâu, một cuộc sống bình thường sẽ chẳng cho bạn lấy một động lực để chinh phục tiếp ngọn núi kế theo, một cô nàng béo sẽ chẳng có động lực giảm cân khi bị gán cái mác “Đồ mập”, một anh chàng nghèo chẳng có lấy một chút động lực kiếm tiền nếu như cuộc sống này tạo khó khăn cho anh ấy. Vậy căng thẳng có xấu như chúng ta luôn nghĩ, cái cốt lõi của căng thẳng vẫn chứa đựng ý nghĩa tích cực. Tự thúc đẩy bản thân tiến lên và giúp ta hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất mà không hề nản chí. Nhưng hãy nhớ cân bằng nó, con người vẫn chỉ là con người luôn có giới hạn đương đầu khó khăn thử thách vừa phải để không nguy hiểm sức khỏe hoặc rút cạn sinh lực.

Liệu rằng mọi căng thẳng đều tốt, căng thẳng quá mức sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc, và đó gọi là căng thẳng trường diễn (mạn tính) có thể gay ra.

Như Mayo Clinic giải thích, khi chúng ta cảm thấy căng thẳng thì các hormone bao gồm adrenaline và cortisol được giải phóng. Một khi sự kiện căng thẳng kết thúc, mức hormone sẽ trở lại bình thường. Nhưng nếu ta liên tục cảm thấy căng thẳng, hệ thống phản ứng vẫn hoạt động không ngừng, điều này có nghĩa là hormon của chúng ta duy trì ở mức không lành mạnh trong khoảng thời gian dài. Căng thẳng mạn tính tác động lên mọi hệ thống của cơ thể, bao gồm các hệ hô hấp, tim mạch, và nội tiết. Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ, điều đó có thể dẫn đến những thay đổi như thèm ăn, mất ngủ, hoảng loạn và hen suyễn, suy tim, tăng cân, cùng các bệnh khác nữa.

Phải công nhận rằng căng thẳng sẽ giúp ta tạo ra động lực để thúc đẩy tiến độ, hiệu suất làm việc, nhưng nếu nó vượt quá mức giới hạn thì sẽ rất nguy hiểm. Bạn phải biết cách tự cân bằng giữa sức khỏe của mình và áp lực công việc một cách khoa học nhất. Và làm điều đó bằng cách nào? Jobtest sẽ gợi ý cho các bạn một vài cách để làm điều đó nhé :

Thoát khỏi “vùng an toàn”

“Stress” có thực sự xấu?2

Khi quá an toàn với công việc hiện tại, bạn cảm thấy quá thoải mái chính là lúc bạn trau dồi thêm cho bản thân với những thử thách mới đấy. Tìm một ngọn núi tiếp theo để leo bằng cách tìm ra căng thẳng hợp lí cho bản thân và tìm ra những điều mới mẻ.

Tuy nhiên, bạn phải hiểu được sức mình nằm ở đâu, hãy leo từ từ không hấp tấp, chọn những trách nhiệm nhỏ và kiểm soát khối lượng công việc một cách khoa học nếu bạn không muốn bị cạn kiệt năng lượng và giảm hiệu suất công việc.

Hiểu rõ và sắp xếp công việc rất quan trọng

Căng thẳng thường xảy đến từ những công việc, dự án. Bất kể đó là công việc gì thì bạn cần nắm rõ chi tiết để biết sẽ giải quyết vấn đề từ đâu, sắp xếp nhiệm vụ nào quan trọng cần xử lý trước. Căng thẳng nhỏ sẽ được chia ra với từ căng thẳng lớn dễ giải quyết và tránh rơi vào tình trạng căng thẳng mạn tính.

Kỳ vọng không rõ ràng có thể là căng thẳng cực lớn. Tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm giúp chúng ta nhận thức thấu đáo việc phải làm và cho phép đặt ra các mục tiêu thực tế để hoàn thành chúng. Đồng thời, một chút căng thẳng nho nhỏ trong mỗi dự án mới sẽ thúc đẩy hiệu quả và giúp bạn nâng cao kỹ năng.

Kiểm soát thời gian để giải quyết căng thẳng công việc

Bạn đã bao giờ quá căng thẳng khi khối lượng công việc sếp giao quá lớn trong khoảng thời gian ngắn, khi sếp liên tục thay đổi những mục tiêu ưu tiên, bạn sẽ phải chật vật nhiều để bám theo tiến độ và liên tục chống chọi với cảm giác căng thẳng. Bạn cần giải quyết bằng cách khéo léo trao đổi để cấp trên đặt ra cho mình những mục tiêu và thời hạn đúng với khối lượng công việc. Một thời gian phù hợp sẽ tạo cho bạn khoảng thời gian nghỉ để xả stress trước khi tiếp thêm căng thẳng khác một cách đột ngột. Giải pháp này giúp kiểm soát mức căng thẳng nhằm đảm bảo đủ áp lực tạo ra hiệu quả chứ không áp đảo tâm lý.

Chúng ta cùng đồng ý rằng một chút căng thẳng sẽ là tốt nhưng đừng để bản thân mình rơi vào trầm cảm mạn tính. Đón nhận những thử thách mới một cách cầu thị để khám phá tiềm năng và vươn tới thành công nhanh hơn. “Học cách sống chung với lũ” Nếu căng thẳng không thể bị loại bỏ hoàn toàn thì hãy tìm cách tìm ra mặt tốt nó, giảm hiểu áp lực một cách khoa học nhất. Những gợi ý của Jobtest sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các công việc trong cuộc sống một cách suôn sẻ hơn đấy. Chúc các bạn thành công.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here