Mục tiêu ngắn hạn là gì? Cách xác định mục tiêu ngắn hạn

0
4126

Còn nhớ có một câu nói thế này: “Kẻ khốn cùng nhất không phải là kẻ không có một đồng xu dính túi mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Có thể nói ước mơ không phải là mục tiêu ngắn hạn trong đời một người nhưng nó cho thấy rằng, đó chính là một trong những mục tiêu bạn đang theo đuổi – mục tiêu ngắn hạn cũng vậy. Con người sẽ trở nên cằn cỗi và vô định nếu không biết mình muốn gì và sẽ trở thành ai.

Cách bạn viết mục tiêu ngắn hạn và trình bày khát khao với nó sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn, tầm nhìn và định hướng sự nghiệp của bạn. Để tìm hiểu cách viết mục tiêu ngắn hạn chinh phục nhà tuyển dụng, đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn được định nghĩa là những việc làm, những kế hoạch cần thực hiện của một cá nhân trong giới hạn thời gian cụ thể – chắc chắn rồi, đó là khoảng thời gian ngắn.

Mục tiêu ngắn hạn là gì?
Mục tiêu ngắn hạn là gì?

Để đạt được mục tiêu trong tương lai là trở thành phiên dịch viên thì mục tiêu ngắn hạn của bạn là học ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng biên phiên dịch, kỹ năng giao tiếp…

Mặc dù là những mục tiêu được xác định và thực hiện trong thời gian ngắn nhưng không có nghĩa chúng không quan trọng và kém giá trị. Chính vì vậy, khi trình bày trong CV về mục tiêu ngắn hạn, bạn cần thật khéo léo để thể hiện định hướng tương lai của mình.

2. Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV

Cách viết mục tiêu ngắn hạn trong CV
Mục tiêu ngắn hạn càng rõ ràng, cụ thể và súc tích

2.1 Mục tiêu ngắn hạn cần phải rõ ràng và cụ thể

Chính vì chúng là mục tiêu ngắn hạn nên khi trình bày, bạn cũng hãy thể hiện thật ngắn gọn súc tích nhưng vẫn cụ thể và rõ ràng. Chúng là những việc bạn có khả năng thực hiện hoặc đang trong quá trình thực hiện, đừng chỉ là những ảo tưởng xa rời thực tế.

Hãy bắt đầu bằng việc xác định những mục cụ thể, dễ hiểu và bám sát với mục đích tương lai của bạn. Trong quá trình phỏng vấn cũng vậy, các câu hỏi về mục tiêu ngắn hạn sẽ được quan tâm rất nhiều, vì thế hãy rèn luyện khả năng trình bày mục này thật khéo léo, chân thật nhưng cũng ngắn gọn và ấn tượng nhé!

Trước tiên, bạn cần “cắm rễ” cho gốc cây của mình. Suy ra từ định hướng nghề nghiệp, bạn sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu ưu tiên của mình. Đó là trong giai đoạn 1 năm tới bạn sẽ tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và học lớp chuyên môn biên phiên dịch vào buổi tối. Năm tiếp theo bạn sẽ bước vào kỳ thực tập và tiến hành học hỏi, làm việc tích cực để nắm lấy kinh nghiệm cho mình…. Điều nào cần ưu tiên làm trước, điều nào cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước hãy lên kế hoạch và thực hiện nó.

2.3 Cần có tính liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn là đứa con của mục tiêu dài hạn, vì thế chúng phải có mối liên kết với nhau và giúp cho mục tiêu dài hạn sớm hoàn thành. Như vậy, mục tiêu ngắn hạn chính là tiền đề, là chất xúc tác cho mục tiêu dài hạn của bạn. 

Việc bạn xây dựng có tính liên giữa 2 mục tiêu này, nhà tuyển dụng sẽ càng nhìn rõ hơn con đường bạn muốn đi và có cơ sở đánh giá chuẩn xác hơn về con người và định hướng của bạn.

Học cách trình bày mối liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn
Học cách trình bày mối liên kết giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

3. Cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu ngắn hạn

3.1 Đảm bảo các mục tiêu có tính liên kết với nhau

Như đã phân tích, giữa mục tiêu ngắn và dài hạn có mối liên hệ rất chặt chẽ. Việc làm rõ mối quan hệ đó, làm rõ đường đi nước bước của bạn trong CV và trong buổi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn.

Mục tiêu ngắn có thể có nhiều và có nhiều cách thức thực hiện khác nhau, thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau nhưng hãy luôn đảm bảo chúng được thực hiện để hướng về mục tiêu dài hạn ban đầu. Đó chính là tính liên kết cần thiết giữa các mục tiêu mà nhà tuyển dụng cần nghe từ bạn.

3.2 Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình

Lãng quên việc đính kèm kinh nghiệm của bạn trong khi trả lời mục tiêu ngắn hạn là sai lầm thường thấy nhất. Sự hiện diện của kinh nghiệm chính là minh chứng xác thực nhất cho những giá trị cá nhân mà bạn đang sở hữu, cũng là lý do khả thi cho mục tiêu dài hạn của bạn. Vì thế đừng bỏ qua nó!

Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình
Liên kết các câu trả lời với kinh nghiệm của mình

3.3 Đặc biệt nhấn mạnh vào nguyện vọng muốn làm việc lâu dài

Những ứng viên có tư tưởng nhảy việc nhiều thường khiến nhà tuyển dụng e ngại. Điều này khiến nhân sự và công việc của doanh nghiệp bị ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí thương hiệu công ty cũng phần nào giảm sút. Vì thế, khi phỏng vấn, ngoài việc gây ấn tượng về năng lực bản thân, hãy nhấn mạnh rằng bạn là người có nguyện vọng gắn bó lâu dài thông qua việc trình bày mục tiêu ngắn hạn.

4. Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu ngắn hạn

Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu ngắn hạn
Những lưu ý cần tránh khi viết mục tiêu ngắn hạn

4.1 Không chắc chắn cách để trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng

Để trả lời được tất cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng, ứng viên cần tìm hiểu thật kỹ về công ty, sản phẩm, thậm chí là người sẽ phỏng vấn bạn. Chuẩn bị không tốt là chuẩn bị cho sự thất bại. Hãy nhớ nhé các bạn!

4.2 Nêu mục tiêu mơ hồ, chung chung, không rõ ràng

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có cách thiết lập mục tiêu rõ ràng. Hãy đi thẳng vào vấn đề và thể hiện mong muốn của bạn là vào phòng nào, vị trí nào, mong muốn trong tương lai, định hướng tại công ty… Việc thẳng thắn luôn khiến nhà tuyển dụng hoan nghênh, vì nó khiến cho đôi bên tiết kiệm thời gian của mình.

4.3 Thái độ thờ ơ, xem nhẹ mục tiêu của mình

Những thất bại thường xảy ra với những người chỉ biết nói mà không biết làm. Đừng chỉ ghi những mục tiêu ngắn hạn của bạn cho vui mà hãy bắt vào làm nó ngay hôm nay để bước đến mục tiêu dài hạn và ước mơ của bạn càng nhanh hơn, rõ ràng hơn.

5. Một số mẫu câu trả lời hay

Nếu bạn vẫn chưa hình dung được một câu trả lời mục tiêu ngắn hạn trong buổi phỏng vấn là như thế nào, hãy tham khảo một số mẫu câu dưới đây nhé!

“Là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật ứng dụng và đam mê với công việc thiết kế đồ họa nên tôi đã đặt ra mục tiêu ngắn hạn cho bản thân. Tôi muốn bản thân có thể sử dụng được hết các kỹ năng thiết kế đã có trong công việc và có thể phát triển các kỹ năng cá nhân tốt hơn để mang lại hiệu suất công việc tốt hơn.”

“Mục tiêu ngắn hạn của tôi lúc này chính là có thể vượt qua được vòng phỏng vấn và có được công việc này. Khi đã đạt được mục tiêu ngắn hạn này tôi sẽ đặt ra những mục tiêu mới trong công việc. Đối với mục tiêu ngắn hạn tôi muốn đạt được sự tin tưởng và tín nhiệm của cấp trên và đồng nghiệp trong công ty, khi tôi chứng minh được năng lực và được giao đảm nhận những nhiệm vụ mới.”

“Đối với công việc tôi đang ứng tuyển, mục tiêu ngắn hạn của tôi là hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất mang lại kết quả như mong đợi. Tôi mong muốn được đa dạng hóa nghề nghiệp với vị trí công việc lập trình viên của công ty nhằm phát huy được tối đa năng lực bản thân, nâng cao kiến thức công việc.”

6. Kết luận

Hy vọng rằng, những bật mí trên sẽ giúp bạn hiểu rõ giá trị của việc đặt ra mục tiêu ngắn hạn và biết cách trình bày nó trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here