Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV thuyết phục nhà tuyển dụng

0
2000

Là vòng loại đầu tiên của quá trình xin việc, hồ sơ xin việc đóng vai trò chủ chốt và là phần thi quyết định ứng viên có cơ hội được vào vòng phỏng vấn hay không. Chính vì lẽ đó mà các ứng viên luôn ưu tiên đầu tư bản CV một cách cách hoàn hảo và chuyên nghiệp nhất. Trong đó, kinh nghiệm làm việc sẽ là mục quyết định độ “sang, xịn, mịn” của một bản CV. 

Vậy kinh nghiệm làm việc là gì? Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV như thế nào? Hãy để chúng mình mách nhỏ cho bạn nghe trong bài viết dưới đây!

1/ Tầm quan trọng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc

Cũng giống như mục tiêu nghề nghiệp, phần kinh nghiệm làm việc trong CV có vai trò quan trọng trong việc thu hút nhà tuyển dụng. Vậy kinh nghiệm làm việc là gì?

Kinh nghiệm làm việc là những công việc trước đây bạn đã từng làm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Và những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn rèn luyện và có thêm nhiều kỹ năng làm việc khác nhau. 

1.1/ Đối với người lao động đã có Kinh nghiệm làm việc

Việc trình bày kinh nghiệm làm việc sẽ dễ dàng hơn đối với người đã đi làm bởi vì họ đã có kinh nghiệm viết CV và cả kinh nghiệm làm việc. Đây là nền tảng để bạn phát triển nghề nghiệp của mình lên những vị trí cao hơn và cũng chính là cơ sở để bạn dễ dàng tiếp thu và thực hiện công việc tương tự ở một môi trường làm việc mới.

Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc
Kinh nghiệm làm việc là nền tảng để người lao động có kinh nghiệm phát triển lên những vị trí cao hơn

Thời gian bắt đầu công việc cũ là khi nào? Thời gian kết thúc là bao lâu? Nêu rõ kinh nghiệm, kỹ năng mà bạn nhận được từ những công việc đó. Hãy trình bày một cách chính xác để gia tăng độ tin cậy từ nhà tuyển dụng đối với bạn, bởi chẳng có một công ty hay một doanh nghiệp nào muốn tuyển những ứng viên không trung thực ngay từ khi chưa trở thành nhân sự chính thức.

1.2/ Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm

Chắc hẳn sự hoang mang, lo lắng, tự ti là tâm lý chung của hầu hết những sinh viên mới ra trường và không có kinh nghiệm làm việc. Nhưng đừng lo lắng vì điều đó, bởi ai cũng từng là những người không có kinh nghiệm làm việc.

Đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm
Sự hoang mang, lo lắng, tự ti là tâm lý chung của hầu hết những sinh viên mới ra trường.

Vì vậy, hãy viết về những công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay bất kỳ dự án khoa học nào bạn đã từng làm, và nêu rõ những kỹ năng mềm bạn đã nhận lại được như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, v.v…

2/ Lưu ý trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong cv

Để thu hút và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng giữa hàng trăm các ứng viên khác, việc trình bày CV rõ ràng và mạch lạc là chưa đủ. Hãy tham khảo thêm một số “tips” dưới đây để dễ dàng kéo chân những HR khó tính.

2.1/ Sắp xếp công việc theo thứ tự

Hãy nêu rõ và trình bày những công việc bạn đã từng làm theo một thứ tự thời gian, nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc một cách cụ thể, vị trí mà bạn đảm nhiệm và kinh nghiệm bạn tìm được từ những công việc ấy.

Sắp xếp công việc theo thứ tự
Sắp xếp công việc theo thứ tự

2.2/ Mục tiêu nghề nghiệp

Song song với những kinh nghiệm làm việc, các ứng viên cũng cần phải trình bày về mục tiêu nghề nghiệp của mình. Điều này không chỉ thể hiện bạn là người có định hướng, có mục tiêu công việc rõ ràng mà bạn giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được tham vọng, sự cầu tiến trong sự nghiệp, từ đó sẽ đánh giá rằng bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển, môi trường và văn hóa làm việc của công ty hay không.

2.3/ Cung cấp những con số cụ thể

Nếu có thể, hãy cung cấp những con số cụ thể mà bạn đã đạt được trong quá trình làm việc ở công ty cũ. Những con số sẽ là điểm nổi bật và thu hút nhà tuyển dụng đối với một nhân viên giỏi, có năng lực, có trách nhiệm với sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, bạn không nên “nói quá”, không đúng sự thật và xa vời với thực tế, vì điều này sẽ phản tác dụng và gây mất thiện cảm của HR đối với bạn.

2.4/ Làm nổi bật kỹ năng của bản thân

Để có được sự chú ý từ nhà tuyển dụng, bạn không chỉ cần đầu tư về kinh nghiệm làm việc mà còn phải cần có những kỹ năng nổi bật để không bị nhạt nhòa so với hàng trăm, hàng nghìn ứng viên khác. Hãy phát triển và làm giàu cho bản thân bằng cách rèn luyện về những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng sáng tạo, kỹ  năng quản lý, v.v…

Làm nổi bật kỹ năng của bản thân
Làm nổi bật kỹ năng của bản thân

Ngoài ra, bạn cũng nên trau dồi khả năng ngoại ngữ cho bản thân, khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là một lợi thế giúp ứng viên lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.

2.5/ Thành tích nổi bật nhất mà bạn đạt được

Ngoài các lưu ý trên, các ứng viên cũng nên trình bày những thành tích nổi bật mà bạn đã đạt được khi làm việc ở công ty, doanh nghiệp cũ. Hãy nêu lên 2 – 3 điểm đặc biệt bằng cách gạch đầu dòng, cách trình bày này không chỉ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy những thành tích của bạn mà còn thể hiện bạn là một người có tư duy khoa học và chuyên nghiệp nữa đấy.

3/ Hướng dẫn cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV

3.1/ Kinh nghiệm làm việc có thể nêu nội dung gì?

Trước khi mục này, các ứng viên nên tìm hiểu và nắm rõ các nội dung cũng như yêu cầu về kinh nghiệm làm việc trong bản CV. Những thông tin bạn có thể trình bày trong phần này là:

  • Tên công ty cũ đã làm việc trước đó
  • Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc
  • Chức vụ, vị trí đảm nhiệm
  • Công việc đã từng làm ở những vị trí tương đương
Kinh nghiệm làm việc có thể nêu nội dung gì
Kinh nghiệm làm việc có thể nêu nội dung gì?

Ngoài ra, bạn cũng có thể trình bày thêm những nội dung khác như những thành tích mà bạn đã đạt được và những kỹ năng đã được rèn luyện khi làm việc ở vị trí, công ty đó. Hãy cân nhắc và lựa chọn nội dung một cách hợp lý và khoa học nhất, điều đó sẽ giúp CV của bạn trở nên bắt mắt và dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

3.2/ Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV luôn cần thiết

Trước khi viết về kinh nghiệm làm việc, hãy biết cách viết bản mô tả những kinh nghiệm làm việc đó, chẳng hạn như các hoạt động tình nguyện, công việc làm thêm hay các dự án, báo cáo và nêu rõ kinh nghiệm của bạn từ những nội dung này.

Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV luôn cần thiết
Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV luôn cần thiết

Tuy nhiên,bạn cũng nên lưu ý rằng, tất cả những nội dung mà bạn đã trình bày cần phải đúng sự thật, không nên phóng đại và xa vời với thực tế. Nhà tuyển dụng có con mắt rất “tinh tường” nên họ sẽ sẽ dàng nhận ra sự không trung thực của bạn và dĩ nhiên, chuyện bạn bị loại khỏi vòng này là điều hoàn toàn có thể.

3.3/ Cách viết bản giới thiệu về kinh nghiệm làm việc cho ứng viên

Đầu tiên, muốn sở hữu cho mình một bản CV đẹp và chuyên nghiệp thì bạn cần phải nắm rõ những lưu ý cũng như cách trình bày khi viết về phần này:

  • Trung thực, đúng với thực tế: hãy viết về kinh nghiệm làm việc của bạn một cách chính xác và rõ ràng, bởi không một công ty hay doanh nghiệp nào muốn tuyển dụng nhân sự không có tính trung thực ngay từ khi chưa trở thành nhân viên chính thức của họ.
  • Rõ ràng và mạch lạc: một hồ sơ rõ ràng và mạch lạc sẽ gây dựng sự thiện cảm từ người đọc đến với bạn, hơn nữa, điều đó cũng giúp HR đánh giá bạn là người có tư duy và thẩm mỹ hay không.
  • Trình bày cụ thể: Hãy viết cụ thể về tên công ty cũ, thời gian và chức vụ của bạn khi làm việc ở những nơi khác. Nhà tuyển dụng phải hiểu chính xác công việc và thành tựu bạn đã đạt được vào khoảng thời gian trước đó thì mới có thể đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay không.

3.4/ Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

Sự hoang mang, lo lắng khi viết về kinh nghiệm làm việc đối với các bạn sinh viên mới ra trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thay vì trình bày mục kinh nghiệm dài như người khác, bạn vẫn có thể liệt kê những kỹ năng mà mình đã tích lũy được trong quá trình học tập và làm các công việc part – time như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng sáng tạo, v.v…

Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

Cùng với đó, để giúp CV của bạn chỉnh chu và nổi bật hơn, nãy tận dụng những kinh nghiệm thực tế từ những hoạt động tình nguyện, những bản báo cáo, những dự án cá nhân hoặc dự án nhóm mà bạn đã tham gia vào phần kinh nghiệm này. Hãy nhớ rằng, rất nhiều nhà tuyển dụng ngoài kia không chỉ quan tâm vào độ dài trong mục kinh nghiệm làm việc mà họ còn rất đề cao những hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia đấy nhé!

4/ Những điều cần có khi viết kinh nghiệm làm việc

Để có một mục kinh nghiệm làm việc “ăn điểm” và đánh vào trọng tâm tâm lý nhà tuyển dụng, các ứng viên nên tìm hiểu các “tips” và những điều cần có khi viết kinh nghiệm làm việc. Trình tự công việc phải được trình bày theo một thứ tự nhất định, từ trước tới nay, từ xa đến gần, nhấn mạnh những ưu, nhược điểm mà bạn có khi làm việc ở những vị trí đó.

Ngoài ra, các ứng viên cũng nên tìm hiểu về cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV thông qua bạn bè, người thân hoặc mạng xã hội. Cách định dạng font chữ, tiêu đề, v.v… tuy là những điều cơ bản nhưng sẽ thể hiện bạn là người tỉ mỉ, đặt tâm huyết vào bản CV và điều này có thể giúp bạn có được cái nhìn thiện cảm từ nhà tuyển dụng.

5/ Những lưu ý khi trình bày phần kinh nghiệm trong CV

5.1 /Độ dài phần kinh nghiệm làm việc

Nhà tuyển dụng chỉ có 1 vài phút để đọc bản CV xin việc của mỗi ứng viên, vì vậy bạn có thể trình bày phần kinh nghiệm làm việc trong phạm vi 150 ký tự trở xuống. Trình bày quá dài dòng sẽ khiến cho mục này trở nên lan man và thừa đi những thông tin không cần thiết, hơn nữa nhà tuyển dụng sẽ không có thời gian để tập trung vào những phần khác trong CV

5.2/ Phông chữ trình bày

Cũng như bất kì một văn bản nào khác, font chữ, cỡ chữ trong phần kinh nghiệm làm việc nói riêng và trong CV nói chung là những yêu cầu cơ bản và bắt buộc mà bất cứ một ứng viên nào cũng phải tuân thủ. Bạn có thể sử dụng các phông chữ cơ bản như Times new roman, Arial, Roboto, và nhiều phông chữ khác và thống nhất chúng để CV của mình được đẹp mắt và chuyên nghiệp nhất.

Những lưu ý khi trình bày phần kinh nghiệm trong CV
Font chữ, cỡ chữ là những yêu cầu cơ bản và bắt buộc.

5.3/ Kiểm soát câu từ, lỗi chính tả

Không những khi viết CV mà việc xuất hiện lỗi chính tả ở bất kì văn bản nào khác cũng là điều tối kỵ và không thể chấp nhận được. Việc xuất hiện lỗi này thể hiện bạn là một người cẩu thả, không chuyên nghiệp và thể hiện bạn không đặt tâm huyết vào phần trình bày cũng như công việc mà mình đang ứng tuyển. Vì vậy, để hạn chế điều này, các ứng viên nên kiểm tra thật kỹ trước khi gửi hồ sơ của mình đến tay nhà tuyển dụng nhé!

6/ Kết luận

Tuy chỉ là vòng sơ loại nhưng đây là vòng thi quan trọng và quyết định bạn có cơ hội được tham gia vào các vòng sau của quá trình ứng tuyển hay không. Vì vậy, các ứng viên nên đầu tư và trau chuốt bản CV của mình được đầy đủ và chuyên nghiệp nhất. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những thông tin cần thiết và bổ ích cho các ứng viên. Chúc các bạn thành công!

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here