Top 5 mẫu đơn xin nghỉ việc/thôi việc chuẩn nhất 2021

0
1896

Đưa ra quyết định nghỉ việc là một việc không mấy dễ dàng, nhưng viết đơn xin nghỉ còn khó khăn hơn gấp ngàn lần? Đừng lo, trong bài viết này Jobtest sẽ chia sẻ với bạn 5 mẫu đơn xin nghỉ việc /thôi việc chuẩn nhất! Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết đơn sao cho hợp lý và đúng luật hiện hành.

Bạn có thể quan tâm:

Đơn xin nghỉ việc

1/ Một số mẫu đơn xin nghỉ việc chi tiết nhất

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1:

Link tải về

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 1

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2:

Link tải về

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 2

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3:

Link tải về

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 3

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc số 4:

Link tải về

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 4

  • Mẫu đơn xin nghỉ việc số 5:

Link tải về

Mẫu đơn xin nghỉ việc số 5

2/ Quy trình xin nghỉ việc đúng luật

2.1 Thông báo nghỉ

Nếu muốn nghỉ việc, bạn cần thông báo với người trực tiếp quản lý trước từ 15 đến 45 ngày tùy vào quy định công ty hoặc hợp đồng lao động đã ký kết giữa 2 bên.

Hãy thông báo xin nghỉ một cách khéo léo, tránh làm mất lòng cấp trên. Điều này giúp cho việc rời khỏi công ty thuận lợi hơn. Đồng thời không làm đánh mất đi những mối quan hệ có được từ công việc.

Nên trực tiếp trao đổi với cấp trên về việc xin nghỉ. Tuy nhiên, bạn cần có văn bản xác nhận để tránh gặp phải những rắc rối pháp lý sau này.

2.2 Viết đơn xin nghỉ việc

Sau khi trực tiếp thông báo nghỉ việc với cấp trên, bạn cần viết đơn xin nghỉ việc như một lời thông báo chính thức. Đây là văn bản giấy tờ quan trọng không thể thiếu được trong quy trình xin nghỉ việc.

Viết đơn xin nghỉ việc

2.3 Duyệt đơn xin nghỉ việc và thanh toán hợp đồng

Cấp trên có trách nhiệm duyệt đơn xin nghỉ việc cho bạn. Đồng thời thanh toán hợp đồng gồm lương và các khoản thưởng, phạt theo quy định đã thỏa thuận 2 bên. Trong thời gian chờ đợi được duyệt đơn và nhận thanh toán, bạn vẫn phải tuân thủ theo quy định của công ty và làm việc như bình thường. 

2.4 Bàn giao công việc và tài sản

Công ty sẽ tuyển người để thay thế cho vị trí của bạn sau khi nghỉ việc. Trách nhiệm của bạn là bàn giao toàn bộ công việc và tài sản của công ty cho người mới này hay người có trách nhiệm liên quan. Để tránh những rắc rối pháp lý về sau, bạn cần bàn giao đúng thủ tục. Hãy tìm hiểu thêm về biên bản bàn giao tài sản khi nghỉ việc do biên bản này rất quan trọng. Bạn cần có nó để hoàn thiện quy trình xin nghỉ việc.  

3/ Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không tuân thủ quy trình xin nghỉ việc?

Nếu bạn không tuân thủ quy trình xin nghỉ việc bằng cách như tự ý nghỉ hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn sẽ dễ đối mặt với những nguy cơ sau: 

  • Không được trả lương cho tháng cuối đi làm. 
  • Không được nhận trợ cấp xin nghỉ việc. 
  • Phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo mà công ty đã chi trả cho bạn trong thời gian làm việc. 
  • Phải đền bù hợp đồng theo như thỏa thuận đã ký giữa 2 bên. 
  • Gặp phải những khó khăn khi tìm việc làm mới.

Quy trình nghỉ việc

4/ Cách viết nội dung đơn xin nghỉ việc

Dưới đây là hướng dẫn cách viết nội dung đơn xin nghỉ việc để bạn tham khảo và sử dụng sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình:

4.1 Các lý do nghỉ việc chính đáng

  • Văn hóa công ty chưa phù hợp với định hướng cá nhân;
  • Có mâu thuẫn trong quá trình làm việc với đồng nghiệp hay cấp trên;
  • Chuyển chỗ ở;
  • Chế độ đãi ngộ, lộ trình phát triển nghề nghiệp chưa được thỏa đáng;
  • Không có cơ hội thăng tiến;
  • Đã tìm được cơ hội việc làm mới phù hợp hơn;
  • Thay đổi định hướng hay mục tiêu nghề nghiệp;
  • Đi du học hoặc đi học để nâng cao trình độ;
  • Đến tuổi hưu hoặc mong muốn được nghỉ hưu sớm.

4.2 Các lý do nghỉ việc không chính đáng

  • Không yêu thích công việc hiện tại;
  • Buồn chán không muốn làm vì lý do cá nhân;
  • Ghét đồng nghiệp hoặc cấp trên;
  • Chế độ đãi ngộ quá chán;
  • Vợ/chồng bắt nghỉ việc.

5/ Một số lưu ý khi viết Đơn xin nghỉ việc

Để quyết định nghỉ việc của bạn được giải quyết nhanh chóng trong không khí vui vẻ và khẳng định sự chuyên nghiệp của mình, hãy lưu ý:

5.1 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự

Bạn biết đấy, cho dù bạn đã quá chán ngán công việc hay mâu thuẫn đỉnh điểm với cấp trên thì công ty vẫn là nơi bạn từng gắn bó làm việc và được trả lương. Vì thế, khi làm đơn xin nghỉ việc, bạn vẫn cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự, gửi lời chúc tốt đẹp đến công ty và những đồng nghiệp. 

Làm như vậy cấp trên cũng dễ chấp thuận đơn xin nghỉ việc của bạn hơn. Đồng thời, bạn vẫn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt mọi người. 

5.2 Bày tỏ lời cảm ơn

Dù bạn có yêu thích công việc này hay không, hoặc công ty có đối xử tệ với bạn không thì luôn nhớ rằng: Dù làm việc trong môi trường nào cũng vẫn dạy cho bạn rất nhiều bài học kinh nghiệm. Vì thế, hãy bày tỏ lời cảm ơn đến cấp trên và đồng nghiệp về những kinh nghiệm bạn nhận được nhờ công việc này. 

6/ Mẫu Đơn xin nghỉ việc không lương

7/ Nghỉ trong thời gian thử việc có cần viết đơn?

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do 2 bên thỏa thuận ngay từ đầu. Và mỗi công việc chỉ được nên thử việc duy nhất một lần. 

Tùy vào độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa như sau: 

  • Không vượt quá 180 ngày với công việc của cấp quản lý doanh nghiệp. 
  • Không vượt quá 60 ngày với những công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên;
  • Không vượt quá 30 ngày với công việc yêu cầu trình độ trung cấp; công nhân hay nhân viên nghiệp vụ;
  • Không vượt quá 06 ngày đối với những công việc khác.

Theo Điều 27 BLLĐ năm 2019 cũng chỉ ra rõ rằng trong thời gian thử việc, các bên có quyền hủy hợp đồng thử việc hay thỏa thuận giữa 2 bên mà không cần phải báo trước hay bồi thường. 

Vì vậy, có thể thấy nghỉ trong thời gian thử việc không cần phải viết đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình làm việc, người lao động cảm thấy việc không phù hợp và không muốn tiếp tục nữa cũng nên thông báo lại cho người quản lý. Như vậy sẽ thể hiện được sự tôn trọng của người lao động đối với công ty. Đồng thời, công ty sẽ chủ động hơn trong việc tuyển người mới thay thế. 

8/ Từ 2021, nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?

Quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012 cho thấy:

  • Người lao động nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Không nhận được trợ cấp thôi việc, phải bồi thường nửa tháng tiền lương như trong hợp đồng cho người sử dụng lao động. 
  • Trường hợp không tuân thủ đúng thời hạn báo trước khi nghỉ việc: Phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của bạn trong những ngày bạn không báo trước cho công ty. 
  • Nếu trong quá trình làm việc có ký hợp đồng đào tạo nghề: Phải hoàn trả toàn bộ chi phí đào tào mà người sử dụng lao động đã chi trả cho người lao động.  

Tuy nhiên, từ 2021, nếu người lao động rơi vào một trong các trường hợp nêu trong khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 sẽ không phải báo trước khi nghỉ việc:

  • Không được bố trí công việc, vị trí làm việc, điều kiện làm việc đúng như thỏa thuận;
  • Không được trả đủ lương, bị chậm hay giữ lương; 
  • Bị ngược đãi, đánh đập, nhục mạ, bị cưỡng bức lao động bởi người sử dụng lao động, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm và danh dự;
  • Lao động nữ mang thai có giấy xác nhận của cơ sở khám thai về việc nếu tiếp tục đi làm sẽ gây hại cho thai nhi; 
  • Đủ tuổi để nghỉ hưu;
  • Người sử dụng lao động đưa ra những thông tin không đúng về công việc, địa điểm, điều kiện, số giờ làm việc, chế độ đãi ngộ gồm lương thưởng hay các loại bảo hiểm y tế, thất nghiệp,…gây ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị quấy rối tình dục ngay tại công ty/nơi làm việc.

Như vậy, từ năm 2021, sẽ có 07 trường hợp cụ thể người lao động được quyền nghỉ việc mà không cần phải báo trước hay phải bồi thường.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc sao cho chuyên nghiệp cùng một số lưu ý quan trọng. Bạn có thể tham khảo những mẫu đơn xin nghỉ việc mà chúng tôi chia sẻ ở phần đầu bài viết và sử dụng một cách miễn phí. Chúc bạn luôn có những quyết định sáng suốt trên con đường sự nghiệp của mình!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here