LÀM VIỆC VỚI THẾ HỆ Z – TƯỞNG KHÔNG KHÓ NHƯNG KHÓ KHÔNG TƯỞNG

0
1282

Thế hệ cận kề hiện tại – thế hệ Z – là những người sinh trong khoảng thời gian 1997 – 2012, đồng nghĩa với việc những người già nhất của thế hệ Z đã trở thành một phần của lực lượng lao động kể từ năm 2011. Trong khi phần lớn lực lượng lao động tương lai của thế hệ Z vẫn còn trên ghế nhà trường, nhiều nhân viên thế hệ Z đang trở thành ứng cử viên tiềm năng cho nhiều vị trí mới của các công ty.  

Để có thể thấu hiểu được làn sóng nguồn lực mới này, điều quan trọng nhất là năm bắt được những mong đợi của họ trong môi trường làm việc và những xu hướng của thế hệ này. Bằng cách này, bạn sẽ có thể dự đoán được những thay đổi nhất định của doanh nghiệp mình.

thế hệ z

Thấu Hiểu Thế Hệ Z

Theo một khảo sát của Viện nghiên cứu về Việc làm Đại học (College Employment Research Institute), 83% những người được phỏng vấn phản hồi rằng họ tuyển dụng ít nhất 1 sinh viên vừa mới tốt nghiệp trong khoảng thời gian 2017 – 2018; lứa sinh viên tốt nghiệp này dẫn đầu lực lượng lao động thế hệ Z. Thế hệ Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong ký nguyên công nghệ và môi trường học tập khác biệt, tập trung chủ yếu vào môi trường hợp tác hỗ trợ.

nguồn nhân lực thế hệ z

Thế Hệ Z Là Những Doanh Nhân Tài Ba

Theo một nghiên cứu của Trung Tâm Học Tập Trực Tuyến (Online Schools Center), 41% thế hệ Z đã và đang có kế hoạch sẽ khởi nghiệp. Mặc dù hiện tại điều này vẫn chưa trở thành hiện thực, thế nhưng nó vẫn cao hơn đáng kể so với 4% những người thuộc thế hệ millennials (và một số ít người thuộc thế hệ Z) đang sở hữu doanh nghiệp riêng. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là thế hệ Z không có ý định hoàn thành mục tiêu sở hữu một doanh nghiệp của riêng họ – độ tuổi trung bình để khởi nghiệp và có thể thuê được ít nhất một nhân viên là 42 tuổi.

Khao khát được sở hữu một doanh nghiệp của riêng mình và tự mình tuyển dụng nhân viên không phải là cách duy nhất để thế hệ Z thể hiện tinh thần làm việc của mình. Theo một báo cáo năm 2018 của Upwork, 46% những người thuộc thế hệ Z làm việc trong nền kinh tế gig (là một môi trường trong đó các công việc tạm thời là phổ biến, doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với những người lao động tự do về một sự cam kết ngắn hạn giữa đôi bên). Công việc mà thế hệ Z làm trong nền kinh tế gig có thể là nguồn thu nhập bổ sung của họ, hoặc cũng có thể là nguồn thu nhập chính của họ. 

Khác với những người lao động của thế hệ trước, đối với thế hệ Z, nền kinh tế gig là sự lựa chọn đầu tiên của họ, vì nó cho phép họ linh động hơn trong công việc, ngoài ra, đó còn là cách dễ dàng nhất để khám phá lộ trình sự nghiệp của bản thân một cách nhanh chóng nhất. Đối với phần lớn những người trong thế hệ Z thì họ quan trọng trải nghiệm hơn, thăng tiến trong công việc không thật sự khiến học thích thú.

Chính vì thế, khi những người đầu tiên của thế hệ Z không tham gia vào lực lượng lao động trong một khoảng thời gian dài, hình thức làm việc tự do (freelancer) đã trở nên phổ biến hơn là làm việc cho người khác, làm nhân viên. Rất nhiều người thuộc thế hệ Z có những khả năng, kỹ năng riêng biệt đang dần chuyển đổi sang hình thức làm việc tự do trong các ngành nghề như thời trang, âm nhạc,… Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khi phần còn lại của thế hệ Z có kinh nghiệm làm việc hoàn thành việc học của họ.

phong cách thế hệ z

Thế Hệ Z Trong Thế Giới Doanh Nghiệp

Trong khi hầu hết thế hệ Z hướng đến nền kinh tế gig, thì cũng còn một phần trăm không nhỏ và vô cùng quan trọng của thế hệ Z đang tìm kiếm một công việc văn phòng toàn thời gian. Là một nhà tuyển dụng, bạn cần phải hiểu được giá trị mà thế hệ Z đang muốn hướng tới để có thể tận dụng được thật tốt khả năng của họ. Nhờ vào những người cha, mẹ thế hệ X, những người có khả năng hướng dẫn con cái họ nhờ vào kinh nghiệm sẵn có trong học tập cũng như làm việc, thế hệ Z sẽ gia nhập vào thị trường với kiến thức và tham vọng mạnh mẽ, nhưng ít kinh nghiệm làm việc hơn.

 

Cấu trúc công ty phân cấp có vẻ hơi trừu tượng và không có sự hấp dẫn đối với thế hệ Z, điều này được thể hiện rõ ràng hơn qua thái độ của họ đối với công việc tự do hoàn toàn trái ngược với việc làm văn phòng 8 tiếng/ngày. Vì thế, rất khó để nhà tuyển dụng đánh giá chính xác khả năng của thế hệ Z. Do đó, cách thức tuyển dụng tối ưu nhất là phương pháp tuyển dụng theo chuẩn năng lực.

làm việc với thế hệ z

Nếu họ cảm thấy thích thú với cuộc sống văn phòng, thì đây có lẽ là một số điều khiến họ bị hấp dẫn:

Cân bằng cuộc sống và công việc là vô cùng quan trọng, vì 28% nhân viên millennial cho biết họ bị kiệt sức do làm việc quá nhiều. Theo một khảo sát của Gallup, thì vấn đề kiệt sức này là nguyên nhân khiến 63% nhân viên millennial đổ bệnh và có xu hướng nghỉ việc do stress.

Thế hệ Z cần một môi trường hợp tác và hòa đồng. Mặc dù được cho là thế hệ phụ thuộc nhiều nhất vào công nghệ hiện nay, thế nhưng theo một khảo sát mới đây, hơn 90% thế hệ Z thích tiếp xúc với người cùng nhóm nhiều hơn ở nơi làm việc.

Những nhận xét, góp ý định kỳ là điều bắt buộc. 66% thế hệ Z cho biết họ muốn nhiều lần kiểm tra với người quản lý trong một tuần, vì điều này đã được chứng minh sẽ giúp tăng và duy trì năng suất của nhân viên.

Quản lý thế hệ Z

Thế hệ Z tập trung phần lớn vào đào tạo toàn diện tại các doanh nghiệp. Nhưng vì đây là thế hệ được giáo dục theo một cách hiện đại hơn, tập trung vào công nghệ và môi trường làm việc hợp tác hỗ trợ, nên tiêu chuẩn đào tạo truyền thống có thể sẽ không được áp dụng trong việc quản trị nguồn nhân lực trong tương lai.

nguồn nhân lực thế hệ mới

Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi LinkedIn, thế hệ Z ưu tiên việc tự học và hoạt động học tập ngắn hạn, điều này hoàn toàn ngược lại với phương pháp truyền thống. Thêm vào đó, họ tìm kiếm những hướng dẫn cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tốt nhất để thăng tiến trong công việc, thích nghi với sự thay đổi về công nghệ, về cấu trúc doanh nghiệp và phương pháp tốt nhất để áp dụng kiến thức này vào các công việc khác trong trường hợp công việc hiện tại của họ không còn tồn tại.

Điều này đồng nghĩa với việc khi tuyển dụng thế hệ Z, đội ngũ đào tạo và phát triển của công ty cần phải liên tục thay đổi cách đào tạo kỹ năng hơn là việc mong đợi những nhân viên mới – những người “bản địa” kỹ thuật số đầu tiên – phải tuân thủ các phương pháp cũ.

 

Theo Themuse

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here