Mục lục
Định hướng nghề nghiệp bản thân là tiền đề để bạn đạt được thành công nhanh chóng trong sự nghiệp. Một công việc lý tưởng phải hội đủ ít nhất 4 yếu tố quan trọng là phù hợp với Tính cách, Năng lực, Đam mê, và Xu hướng của xã hội. Đây không phải là điều dễ dàng. Vì thế, bạn cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn ngành nghề để theo đuổi. Và sau đây là những điều mà bạn cần lưu ý.
Xem thêm:
Tìm hiểu tính cách và đam mê của bản thân
Tính cách và đam mê chính là yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý khi định hướng nghề nghiệp bản thân. Chính điều này sẽ quyết định bạn yêu nghề đến mức nào và đây cũng sẽ là động lực để bạn vượt qua những khó khăn trong công việc. Thực tế đã chứng minh những người thành công luôn yêu thích công việc mà họ làm. Nhưng làm sao để nhìn ra được điều này?
Tính cách là phần rất khó xác định vì tùy theo từng hoàn cảnh và từng đối tượng, con người sẽ luôn có những cách ứng xử khác nhau. Ví dụ bạn có thể rất năng động khi ở trường học nhưng về nhà bạn lại trầm tính hơn. Vì thế, một lời khuyên dành cho bạn là đừng dựa vào nhận xét của người khác để xác định tính cách của bản thân. Những nhận xét này chắc chắn sẽ rất khác nhau và phần lớn là không chính xác.
Công cụ nhận diện tính cách
Để nhận diện tính cách và định hướng nghề nghiệp bản thân, bạn cần những công cụ khoa học hơn để có kết quả chính xác nhất. Một trong số đó chính là bài trắc nghiệm tính cách DISC. Thuyết tính cách DISC đã được nghiên cứu và phát triển từ năm 1928.
Ngày nay, đây là bài trắc nghiệm được dùng rộng rãi tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Ngoài việc chỉ rõ tính cách của người thực hiện, bài test DISC còn gợi ý những ngành nghề phù hợp với tính cách của bạn. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho quá trình định hướng nghề nghiệp bản thân. Như vậy, khi đã hiểu rõ về tính cách, bạn hoàn toàn có cơ sở để có được một công việc lý tưởng.
Xác định năng lực bản thân
Sau khi đã hiểu về tính cách, bước tiếp theo là thấu hiểu năng lực. Năng lực không nhất thiết là trình độ học vấn mà chính là tư duy, khả năng, thế mạnh của mỗi người.
Ví dụ, bạn thích ngành Công nghệ thông tin và bài trắc nghiệm tính cách cũng cho ra kết quả là bạn phù hợp với ngành này. Nhưng liệu đây có phải là ngành phù hợp với năng lực của bạn? Một trong những năng lực mà ngành này đòi hỏi là Tư duy Logic. Nếu tư duy Logic của bạn tốt thì bạn hoàn toàn có khả năng học ngành này. Nếu tư duy Logic của bạn chưa tốt thì bạn phải cố gắng nhiều hơn, hoặc cân nhắc những lựa chọn nghề nghiệp khác phù hợp hơn.
Để biết được điều này, bạn có thể thực hiện những bài trắc nghiệm năng lực ngay trên nền tảng của JobTest. Tất cả những bài trắc nghiệm tính cách và năng lực này đều được dẫn nguồn trực tiếp từ IBM Kenexa – Công ty Top 3 thế giới về những bài Test tuyển dụng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác của kết quả có được.
Tìm hiểu xu hướng của xã hội
Đây được xem là yếu tố phụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc để tự định hướng nghề nghiệp bản thân. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với xu hướng xã hội sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhưng bạn cũng không nên quá xem trọng điều này.
Ví dụ như giai đoạn 2013 – 2014, ngành Tài chính ngân hàng được xem là một ngành “HOT” với mức lương khủng và cơ hội việc làm dồi dào. Điều này dẫn đến thực trạng nhiều bạn lựa chọn học ngành Tài chính ngân hàng. Và hậu quả là thừa lao động trong ngành, những bạn mới ra trường phải chịu áp lực cạnh tranh vô cùng lớn. Nhiều bạn đã phải làm công việc khác trái với ngành nghề đã học.
Đó chính là lý do vì sao xu hướng xã hội chỉ nên là yếu tố tham khảo để việc định hướng nghề nghiệp bản thân trở nên đúng đắn và khả thi hơn. Ngoài những điều trên, bạn cũng nên cân nhắc đến một số yếu tố phụ khác. Ví dụ như: nơi ở hiện tại, điều kiện của gia đình, sức học của bản thân,…
Các bước định hướng nghề nghiệp bản thân
Sau đây là những bước cụ thể mà bạn cần thực hiện để lựa chọn được ngành nghề phù hợp
Bước 1: Nhận diện bản thân
Ở bước này, bạn cần tìm hiểu kỹ đặc trưng tính cách, mức độ năng lực hiện tại. Đây sẽ là cơ sở để bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Bước 2: Tìm hiểu ngành nghề
Bạn nên tìm hiểu xu hướng xã hội đang cần những ngành nghề nào. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về thông tin ngành nghề mà bạn đang quan tâm.
Những thông tin mà bạn cần tìm hiểu có thể kể đến như:
- Mục tiêu và chương trình đào tạo của ngành
- Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Những trường, cơ sở đào tạo uy tín
- Những vị trí công việc cụ thể mà bạn có thể làm sau khi ra trường
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm
- Mức thu nhập và lộ trình thăng tiến
Bước 3: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Hãy trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm gì sau khi tốt nghiệp?”. Điều này sẽ giúp bạn định hình được những điều mà bạn nên làm để đạt được mục tiêu và có định hướng phù hợp.
Đó là tất cả những điều bạn cần làm trước khi chọn ngành chọn nghề. Bạn cũng có thể thực hiện những bài trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia cố vấn để lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.
Để định hướng nghề nghiệp bản thân, bạn cần tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt, từ bao quát đến chi tiết. Bạn càng hiểu rõ về bản thân, về xu hướng ngành nghề thì bạn càng dễ dàng đưa ra lựa chọn chính xác. Sau bài viết này, hy vọng bạn đã có thể tìm được công việc phù hợp, đặt nền tảng vững chắc cho một tương lai tươi sáng.