Mục lục
- 1. Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp nơi công sở
- 1.1 Học cách ứng xử với cấp trên
- 1.2. Tôn trọng đồng nghiệp
- 1.3. Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới
- 1.4. Chủ động trong công việc
- 1.5. Hạn chế những đề nghị không phù hợp
- 1.6. Hạn chế tán gẫu trong giờ làm
- 1.7. Không khoe khoang về lương thưởng
- 1.8. Không nói xấu bất kỳ ai
- 1.9. Làm việc hết sức, chơi hết mình
- 2. Kết luận
Người xưa có câu “Không có giao tiếp, không có quan hệ; Không có tôn trọng, không có tình yêu; Không có tin tưởng, không có lý do để tiếp tục!”, điều này phần nào thể hiện tầm quan trọng của vấn đề giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Tại môi trường công sở cũng vậy, càng khéo léo trong giao tiếp, bạn càng dễ dàng có những mối quan hệ tốt đẹp và được mọi người kính trọng.
Còn nếu bạn đang gặp phải những khó khăn khi giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên thì 9 nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp nơi công sở dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối.
1. Nguyên tắc trong kỹ năng giao tiếp nơi công sở
Trong môi trường công sở, giao tiếp là bắt buộc. Bạn phải làm việc trao đổi cùng đồng nghiệp, bạn tham gia họp hành và đưa ra ý kiến đóng góp, bạn tán gẫu với đồng nghiệp sau giờ làm, bạn báo cáo công việc với cấp trên… Tất cả những điều này đều đòi hỏi bạn phải giao tiếp. Và đương nhiên, bạn thể hiện càng tốt, giao tiếp càng thông minh thì bạn càng để lại ấn tượng sâu trong lòng mọi người. Đó cũng là cách giúp bạn trở nên tỏa sáng nơi công sở nhiều “cạnh tranh”.
Hãy cùng khám phá xem 9 nguyên tắc nào sẽ giúp bạn “khai phá” bản thân trở thành một phiên bản hoàn chỉnh hơn, trở thành người có kỹ năng giao tiếp nơi công sở xuất sắc hơn trong tương lai nhé!
1.1 Học cách ứng xử với cấp trên
Đối với cấp trên – cũng là “nhân vật” bạn cần thận trọng nhất trong vấn đề giao tiếp, bạn nên giữ 2 thái độ.
- Khéo léo
Trong mọi tình huống giao tiếp với sếp, bạn cần giữ thái độ hòa nhã và khéo léo. Đặc biệt, khi bạn cần trình bày công việc hay đề xuất một ý tưởng, thậm chí là bị trách mắng thì hãy luôn thể hiện sự lễ phép, lịch sự, đúng mực của mình.
Tuy nhiên, không ai bắt bạn phải “giấu” cá tính của mình – mặc lớp áo là con người nhu nhược hay nhút nhát. Bằng sự khéo léo và đúng mực, hãy tự tin và thẳng thắn chia sẻ vấn đề bạn đang gặp phải, những tranh luận hợp lý để mang đến kết quả công việc tốt, bạn sẽ càng ghi điểm trong mắt cấp trên đấy.
- Tôn trọng
Như đã trình bày ở trên, đi cùng với việc khéo léo ứng xử thì tôn trọng là điều bạn luôn luôn phải thể hiện khi giao tiếp với cấp trên. Chẳng vị sếp nào thích một nhân viên lúc nào cũng khinh khỉnh, thiếu tôn trọng sếp cả. Vì vậy, hãy luôn giữ thái độ hòa nhã và tôn trọng với những “ông lớn” trong công ty của bạn.
1.2. Tôn trọng đồng nghiệp
Đồng nghiệp là người bạn phải tiếp xúc nhiều nhất nơi công sở, vì thế việc học kỹ năng giao tiếp nơi công sở với đồng nghiệp sẽ giúp bạn ít nhiều tránh được những tình huống oái oăm.
Đối với đồng nghiệp cùng phòng ban, cùng chuyên môn, hãy luôn thể hiện sự thân thiện và vui vẻ. Đồng thời, bản thân cũng hãy luôn khiêm tốn, giúp đỡ đồng nghiệp và tôn trọng họ. Nếu không thể quá thân thiết cũng hãy giữ một thái độ hòa nhã vì họ cũng chính là những người làm việc với bạn lâu dài.
1.3. Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới
Nếu bạn đang là một quản lý một đội nhóm, kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở của bạn càng phải được chú trọng. Không chỉ cấp trên đang nhìn bạn mà cả cấp dưới, những đàn em, hậu bối trong ngành cũng sẽ dò xét và để ý cách cư xử của bạn rất nhiều. Thay vì tỏ thái độ là người lãnh đạo “chỉ tay 5 ngón”, hãy luôn cố gắng thể hiện:
- Sự lắng nghe và thấu hiểu
Một leader/manager tốt là người có thể lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề của nhân sự mình. Khi lắng nghe một cách chú tâm, nhìn thấu sự việc và sau đó là đưa ra giải pháp thấu tình đạt lý, bạn sẽ được sự tôn trọng và cảm phục của rất nhiều người.
Không những thế, việc lắng nghe một cách chân thành bạn sẽ càng hiểu được tâm tư của các bạn trẻ – các bạn cấp dưới. Từ đó rèn luyện và xây dựng tiêu chí cũng như có con mắt nhìn người chuẩn chỉnh hơn.
- Sự khen ngợi và khích lệ
Bên cạnh sự lắng nghe, thấu hiểu thì việc động viên, khích lệ nhân viên cũng cực kỳ quan trọng. Kỹ năng giao tiếp nơi công sở được xem là một “môn nghệ thuật” và vì thế, cách lãnh đạo cương nhu hợp lý của bạn sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Có khen thưởng, có trách phạt, mọi vấn đề điều công bằng hợp lý, điều này sẽ giúp đội ngũ nhân viên của bạn thêm động lực để cống hiến.
1.4. Chủ động trong công việc
Sự chủ động trong công việc là điều rất cần thiết và chắc chắn sẽ khiến người khác đánh giá bạn với con mắt khác. Thay vì chờ được sai bảo, chỉ điểm, bạn hãy tự chủ động lên kế hoạch và phương án giải quyết từng đầu mục công việc của mình, điều này sẽ khiến công việc năng suất hơn, cấp trên và đồng nghiệp sẽ có nhiều thiện cảm với bạn.
Sự chủ động không chỉ là bí quyết trong kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở, đây còn là chìa khóa sự thành công của bạn trong bất kỳ công việc nào. Hãy nhớ “cách bạn làm một việc là cách bạn làm mọi việc”.
1.5. Hạn chế những đề nghị không phù hợp
Tại môi trường công sở bạn sẽ gặp rất nhiều tính huống có thể xảy ra. Đó là có thể là lời nhờ vả của đồng nghiệp và điều bạn cần làm là thật tỉnh táo để đánh giá xem bạn có thể hoàn thành công việc đó không, đó có hoàn toàn là trách nhiệm của bạn không. Hãy từ chối khéo léo và tế nhị nếu bạn phải nhận những đề nghị không phù hợp hoặc ngược lại, đừng đưa ra những lời đề nghị khiến bạn khó xử.
1.6. Hạn chế tán gẫu trong giờ làm
Đương nhiên rồi, chẳng sếp nào thích nhìn nhân viên ngồi tán gẫu cả ngày trong giờ làm việc. Điều này khiến công việc bị giảm sút và bạn mất điểm trong mắt đồng nghiệp, cấp trên.
1.7. Không khoe khoang về lương thưởng
Có rất nhiều công ty có điều khoản cấp tiết lộ lương thưởng cho đồng nghiệp. Điều này là có lý do. Tuy nhiên, về phía bạn, người có kỹ năng giao tiếp nơi công sở tốt là người biết điều gì nên nói, điều gì không. Việc khoe khoang thu nhập của bản thân có thể là lý do khiến bạn trở thành người thiếu tế nhị và tự cô lập chính mình. Xấu hơn là bạn sẽ trở thành chủ đề bàn tán của đồng nghiệp.
1.8. Không nói xấu bất kỳ ai
Điều tối kỵ trong một tập thể là tụ tập nói xấu sau lưng người khác, chia bè kéo phái gây mất đoàn kết nội bộ. Nếu thật sự cảm thấy không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp, bạn có thể góp ý một cách tế nhị hoặc thể hiện kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở của mình để giúp đồng nghiệp cải thiện điều đó.
1.9. Làm việc hết sức, chơi hết mình
Chắc chắn rồi, nếu bạn đã làm việc nghiêm túc và mang lại kết quả thì chuyện vui chơi hết mình là điều không ai dám chê trách bạn cả. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức cũng là cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở đấy!
2. Kết luận
Trên đây là 9 nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp nơi công sở giúp bạn chinh phục được đồng nghiệp, cấp trên và để lại ấn tượng tốt trong lòng họ. Giao tiếp tố không phải là con đường dẫn đến thành công nhưng nó là cách duy nhất giúp bạn xây dựng những mối quan hệ tốt trong môi trường công sở lẫn cuộc sống.
Source: Jobtest