Kỹ năng cứng là gì? 5 kỹ năng cứng quan trọng cần phải có

0
2497

Trong quá trình xin việc và phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên lựa chọn những ứng viên hội tụ cả hai nhóm kỹ năng chính: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm đã khá quen thuộc nhưng kỹ năng cứng là gì? Làm thế nào để cải thiện kỹ năng cứng tại nơi làm việc?

Kỹ năng cứng

1.  Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng (hard skills) đề cập đến những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để thực hiện được một công việc cụ thể. Các kỹ năng cứng có tính chất thiên về kỹ thuật nên nó còn được gọi với tên khác là kỹ năng kỹ thuật (technical skills).

Những kỹ năng này thường được hình thành thông qua quá trình rèn luyện, thực hành tại các cơ sở giáo dục chính quy, trung tâm dạy nghề hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn. Hầu hết các kỹ năng cứng đều có thể được đánh giá và đo lường được thông qua chứng chỉ, bằng cấp, giải thưởng hoặc kinh nghiệm làm việc.

Nếu bạn lỡ làm mất các loại chứng chỉ này, bạn vẫn có thể chứng minh khả năng thực hiện kỹ năng cứng của mình bằng cách yêu cầu nhà tuyển dụng cho bạn cơ hội được hoàn thành một bài kiểm tra ngay tại cuộc phỏng vấn.

Mỗi lĩnh vực, ngành nghề sẽ yêu cầu một danh sách kỹ năng cứng riêng. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán, một kỹ năng cứng mà bạn cần cho công việc đó là đối chiếu các bảng sao kê ngân hàng, trong khi kiến thức đó lại không cần thiết đối với một lập trình viên.

Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng cứng là gì?

2.  Tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng rất quan trọng vì chúng thể hiện chuyên môn kỹ thuật của một ứng viên, đặc biệt khi bạn làm việc trong một số ngành nghề nhất định như lập trình viên, bác sỹ, kỹ sư, giáo viên,…

Nhà tuyển dụng thường sẽ đặc biệt chú ý đến những kỹ năng này khi họ đánh giá trình độ chuyên môn của ứng viên để xét xem liệu họ có đủ kinh nghiệm và kiến ​​thức để làm việc ở vị trí này hay không.

Ví dụ, nếu một bệnh viện đang muốn tuyển dụng bác sĩ ngoại khoa, chắc chắn bước đầu tiên sẽ là kiểm tra chứng chỉ hành nghề và một số bằng cấp liên quan được liệt kê trong hồ sơ xin việc của ứng viên, sau đó mới đưa ra quyết định liên hệ ứng viên đến phỏng vấn.

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng
Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

3.  Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (soft skills) không gắn liền với một công việc cụ thể mà nó liên quan đến cách bạn quan hệ và tương tác với người khác. Kỹ năng mềm là những phẩm chất cá nhân giúp nhân viên thực sự phát triển tại nơi làm việc. Do đó, chúng ngày càng trở nên có giá trị đối với tất cả các nhà tuyển dụng, bất kể họ đang hoạt động trong lĩnh vực gì.

Ví dụ, đối với vị trí lập trình viên. Một số kỹ năng cứng cần thiết cho vị trí này bao gồm kiến thức về các ngôn ngữ lập trình cụ thể (ví dụ: Java), frameworks và tool. Mặt khác, một số kỹ năng mềm hữu ích là: kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng quản lý thời gian.

Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm
Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm

Sau khi tìm hiểu rõ cả hai khái niệm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì, chúng ta cùng nhau chỉ ra một vài điểm khác biệt giữa 2 nhóm kỹ năng này:

Khác biệt về mức độ quan trọng

Kỹ năng cứng chỉ cần thiết và bắt buộc đối với một số ngành nghề nhất định, bởi vậy mà nó chỉ đóng góp 15-20% mức độ thành công của một nhân viên. Ngược lại, kỹ năng mềm cần thiết cho mọi ngành nghề nên nó có thể đóng góp lên tới 75% mức độ thành công của nhân viên đó.

Mặc dù các kỹ năng cứng vô cùng quan trọng nhưng các nhà tuyển dụng ngày càng tìm kiếm những ứng viên có kỹ năng mềm nhất định. Đó là bởi vì kỹ năng cứng có thể dạy được, còn kỹ năng mềm thì nằm trong bản chất của mỗi người nên rất khó thay đổi.

Nhà tuyển dụng chỉ mất vài tháng hoặc vài năm để đào tạo nhân viên mới trở nên thành thạo kỹ năng cứng (chẳng hạn như cách sử dụng một chương trình máy tính), nhưng thời gian đào tạo về kỹ năng mềm là vô hạn (chẳng hạn như tính kiên nhẫn).

Khác biệt về khả năng chứng minh

Nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một người biết ngôn ngữ lập trình Java, bạn có thể chứng minh bằng cách tự tạo ra một chương trình mới bằng ngôn ngữ đó. Nhưng làm thế nào bạn có thể chứng tỏ rằng bạn có đạo đức làm việc hoặc bất kỳ kỹ năng mềm nào khác chỉ trong một cuộc phỏng vấn?

Bởi vì kỹ năng mềm là vô hình nên sẽ rất khó để đo lường. Chỉ nói rằng bạn có kỹ năng là không có sức thuyết phục lắm. Thay vào đó, cách tốt nhất để chứng minh rằng bạn có phẩm chất này là chia sẻ một ví dụ thực tế về những lần bạn đã sử dụng nó.

Khác biệt về tính chất

Các kỹ năng cứng có thể được học thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo chính quy. Các cấp độ năng lực cũng được xác định rõ ràng, bởi vậy bạn có thể vạch ra kế hoạch cụ thể để nâng cao khả năng chuyên môn.

Trong khi đó, kỹ năng mềm không thường được tìm thấy trong chương trình giảng dạy của một trường đại học hoặc trường cao đẳng. Chúng được hình thành thông qua môi trường xã hội.

Ví dụ, các nhà tiếp thị có thể học các kỹ thuật và công cụ tiếp thị bằng cách tham gia một khóa học tiếp thị, trong khi họ có thể phát triển kỹ năng làm việc nhóm của mình bằng cách tham gia thi đấu trong một đội bóng đá.

4.  5 kỹ năng cứng quan trọng nhất

Dưới đây là 5 kỹ năng cứng luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao trong các cuộc phỏng vấn xin việc:

4.1. Kỹ năng tin học văn phòng

Bất kể bạn làm việc trong ngành gì thì cũng cần sử dụng tới máy tính, vì vậy bạn có thể sẽ cần ít nhất các kỹ năng tin học văn phòng cơ bản để thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả. Đó là:

  • Microsoft Word: Soạn thảo các loại hợp đồng, giấy tờ hành chính,…một cách chuyên nghiệp;
  • Microsoft Excel: Tạo lập các loại bảng biểu và biết cách sử dụng các hàm cơ bản để thống kê doanh số, tính lương, chấm công,…
  • Microsoft Powerpoint: Thiết kế slide thuyết trình hoặc video ngắn sao cho sáng tạo mà vẫn đầy đủ thông tin quan trọng;
  • Email;
  • Các chương trình chia sẻ tệp (Dropbox, Google Drive,…);
  • Nền tảng giao tiếp doanh nghiệp (Slack, Microsoft Teams,…);
  • Phần mềm quản lý dự án (Fastwork Project, Zoho Projects,Jira Software,…).
Kỹ năng tin học văn phòng
Kỹ năng tin học văn phòng

4.2. Kỹ năng ngoại ngữ

Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu thông thạo nhiều ngôn ngữ có mang lại cho bạn lợi thế hơn những ứng viên khác không? Câu trả lời là “Có”.

Xu hướng hội nhập quốc tế toàn diện mở ra nhiều cơ hội việc làm mới tại các tập đoàn và tổ chức quốc tế. Hơn nữa, theo các nghiên cứu sinh lý học, não bộ của những người nói thạo hai hoặc nhiều ngôn ngữ sẽ hoạt động tốt hơn người bình thường, do đó họ thường được đánh giá là người thông minh, tự tin và có khả năng thích ứng tốt. Đó là những lý do giải thích vì sao kỹ năng ngoại ngữ đang trở thành một trong những kỹ năng cứng được các nhà tuyển dụng săn đón nhiều nhất.

Ngày nay, nếu bạn chỉ có một ngoại ngữ là tiếng Anh thôi là chưa đủ, bạn nên học thêm một thứ tiếng khác chẳng hạn như Trung, Hàn, Nhật, Đức,…thì mới thực sự tạo ra ưu thế so với những ứng viên khác.

Kỹ năng ngoại ngữ
Kỹ năng ngoại ngữ

4.3. Kỹ năng vận hành máy móc

Lao động thời hiện đại ít nhất phải viết vận hành và sử dụng thành thạo một số loại hình thiết bị văn phòng phổ biến như máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan, máy ép nhựa, máy chấm công,…

Kỹ năng vận hành máy móc
Kỹ năng vận hành máy móc

4.4. Kỹ năng tính toán

Chúng ta sử dụng toán học hàng ngày trong hầu hết mọi tình huống, bao gồm cả công việc. Điều này làm cho kỹ năng tính toán trở thành một kỹ năng cứng có giá trị trong hồ sơ xin việc. Biết cách tính toán cơ bản cho phép nhân viên giải quyết các vấn đề và công việc hàng ngày một cách hiệu quả hơn.

Giả sử một quản lý đang nắm trong tay 2 dự án với 10 nhân viên. Theo hợp đồng, các dự án này phải hoàn thành trong vòng một tháng nữa. Người quản lý lúc này không chọn phương án chia đôi số người vào mỗi dự án mà lại chia theo nhu cầu khối lượng công việc của mỗi người.

Điều này có nghĩa là người quản lý cần tính toán số lượng tuần, ngày, giờ còn lại để hoàn thành công việc. Dự án nào cần nhiều thời gian hơn để hoàn thành sẽ phân công nhiều nhân viên phụ trách hơn.

Đó chính là một ví dụ cho thấy người quản lý đã sử dụng kỹ năng tính toán của mình để ủy thác công việc cho cấp dưới. Bằng cách này, cả hai dự án đều được hoàn thành đúng thời hạn mà vẫn đạt chất lượng tốt.

Kỹ năng tính toán
Kỹ năng tính toán

4.5. Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm

Mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu ứng viên phải thành thạo các loại phần mềm khác nhau. Ngành thiết kế đồ họa có phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, Sketchup, Revit,…Ngành quay dựng phim thì có Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro X, ProShow Producer, CyberLink PowerDirector,…Ngành lập trình thì có Adobe Dreamweaver, Visual Studio Code, Notepad++, Dev-C++,…Ngoài ra còn rất nhiều phầm mềm khác hỗ trợ hiệu quả trong công việc.

Mặc dù lĩnh vực bạn làm có thể không cần sử dụng các kỹ năng này nhưng bạn cũng nên học cách sử dụng ít nhất một trong số các phần mềm trên. Chẳng hạn, nếu bạn biết một chút về thiết kế đồ họa, bạn có thể biến một tài liệu hoặc bản trình bày đơn giản thành thứ gì đó thu hút và hấp dẫn hơn về mặt hình ảnh. Vô cùng có lợi thế phải không nào?

Kỹ năng sử dụng phần mềm
Kỹ năng sử dụng phần mềm

5.  Cách để trau dồi kỹ năng cứng

Trong phần giải thích kỹ năng cứng là gì ở mục đầu tiên, chúng ta được biết kỹ năng cứng được hình thành qua quá trình học tập và thực hành. Như vậy cách duy nhất để trau dồi kỹ năng cứng là tham gia các lớp học trực tuyến hoặc trực tiếp tại một trường đại học hoặc chương trình đào tạo tương đương. Sau đó thực hành chăm chỉ các kỹ năng này trước khi áp dụng chúng vào công việc và tích lũy kinh nghiệm bằng cách sử dụng các kỹ năng cứng ở nơi làm việc.

Chính vì kỹ năng cứng được tích lũy dần dần theo thời gian nên chúng tôi khuyên bạn nên tập trung hướng nghiệp ngay khi còn là học sinh, sinh viên.

Bạn cần tìm hiểu xem nghề nghiệp của mình yêu cầu những kỹ năng cứng nào và vạch ra kế hoạch chinh phục nó từng chút từng chút một. Hết 4 năm đại học, chắc chắn bạn sẽ trang bị cho mình vốn kỹ năng cứng tạm ổn để đi xin việc rồi đấy.

Với những chia sẻ xoay quanh chủ đề kỹ năng cứng là gì, có thể nói kỹ năng cứng là yếu tố quan trọng đối với hồ sơ xin việc của bạn, vì nó chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy kiến thức chuyên môn của bạn.

Tuy nhiên, chỉ riêng các kỹ năng cứng không là chưa đủ, hãy trau dồi thêm cả kỹ năng mềm nữa nhé. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin tuyển dụng bổ ích. Chúc các bạn thành công.

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here