Giai đoạn 2020 – 2030: Những ngành nghề “khát” nhân lực

0
4936
nganh nghe can nhan luc

Dưới tác động của làn sóng tự động hóa ngày càng nhanh, nhiều nhóm ngành đã thay thế sức lao động bằng vận hành trí tuệ nhân tạo, robot. Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề rất cần đến sức lao động, thậm chí thiếu hụt nguồn nhân lực. Trong bài viết sau đây, JobTest sẽ đề cập đến 9 nhóm ngành nghề rất cần nhân lực trong 10 năm tới.

Nhu cầu chung về nhân lực giai đoạn 2020 – 2030

Theo những thống kê có được, trong năm 2020 có 85% vị trí công việc cần nhân lực qua đào tạo. Trong đó, nhu cầu nhân lực ở trình độ sơ cấp nghề chiếm tỷ lệ 21%, trung cấp chiếm 28%, trình độ cao đẳng là 16% và 18% nhu cầu cần trình độ đại học trở lên.

Với tốc độ “robot hóa” ngày càng nhanh, nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, một số ngành nghề cần vẫn rất cần lực lượng lao động có tri thức. Và nhu cầu trong những ngành này sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Trong tổng nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo kể trên, nhóm ngành công nghệ – kỹ thuật chiếm tỷ trọng 35%. Tiếp theo là nhóm ngành tài chính – ngân hàng – kinh tế – pháp luật – hành chính chiếm tỷ trọng 33%. Nhóm ngành khoa học – tự nhiên chiếm 7% và các nhóm ngành khác là 3-5%.

nganh nghe co nhu cau nhan luc cao

Chất lượng lao động tại Việt Nam

Về chất lượng lao động tại Việt Nam, trong 2 thập kỷ qua, việc phổ cập thành công những kỹ năng đọc, viết và tính toán cơ bản đã giúp nền kinh tế tăng trưởng, giảm đói nghèo. Tuy nhiên, nguồn nhân lực nhìn chung vẫn thiếu hụt những kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc.

Việc thiếu hụt kỹ năng có thể dễ dàng nhận thấy ở các ngành kỹ thuật, chuyên môn và quản lý. Thực trạng sinh viên ra trường khó tìm việc và các nhà tuyển dụng đều phải đào tạo lại từ đầu là một minh chứng rõ nét. Ngoài ra, những kỹ năng mềm khác như kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Dự đoán các ngành sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai

Dù có nhiều cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người. Tuy nhiên, nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng thực hành vẫn luôn thiếu hụt. Ngoài ra, óc sáng tạo cũng là điều mà máy móc không thể thay thế được.

Do đó, có thể khẳng định nhu cầu về lực lượng lao động chất lượng cao là không thiếu.

Dưới đây là danh sách 9 nhóm ngành nghề vẫn luôn “khát” nhân lực.

1. Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học – hóa, công nghệ nông – lâm – ngư;

2. Y, dược, chăm sóc sức khỏe – chăm sóc sắc đẹp;

3. Công nghệ cơ khí – tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ dệt – sợi;

4. Du lịch và lữ hành, dịch vụ nhà hàng – khách sạn;

5. Kiến trúc, xây dựng, môi trường, khoa học vật liệu, thiết kế, mỹ thuật ứng dụng;

6. Sư phạm kỹ thuật, sư phạm giáo dục, tâm lý – xã hội;

7. Kinh tế – thương mại, quản trị kinh doanh, marketing, tài chính;

8. Khoa học máy tính, công nghệ thông tin – kỹ thuật phần mềm – an toàn thông tin, truyền thông đa phương tiện;

9. Khoa học xã hội – luật – quản trị nhân sự và ngôn ngữ

Tạm kết

Trước làn sóng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, trình độ của lực lượng lao động sẽ gặp nhiều thách thức. Việc thiếu hụt về trình độ và kỹ năng sẽ là rào cản trong việc sử dụng những công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, sự thay đổi không ngừng của công nghệ kỹ thuật sẽ gây ra sự tụt hậu trình độ lao động. Do đó, việc trang bị kỹ năng tự học và ý thức học tập không ngừng sẽ quan trọng hơn những kiến thức được đào tạo trong chương trình học.

Nhìn chung, làn sóng công nghệ hóa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu lao động trong một số ngành. Tuy nhiên, nguồn lao động chất lượng cao vẫn luôn là đối tượng mà các doanh nghiệp tìm kiếm, đặc biệt là 9 ngành kể trên. Dựa vào thông tin này, lực lượng lao động có thể lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như không ngừng nâng cao năng lực để dễ dàng đạt được thành công trong sự nghiệp.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here