Giá trị nhân đạo là gì? Những điều bạn cần biết!

0
8480

Nhắc đến giá trị căn bản của nền văn học, chúng ta không thể không nhắc đến hai giá trị cốt lõi: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Vậy giá trị nhân đạo là gì? Cần phân tích những nội dung nào khi làm dạng bài yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm văn học? 

1. Giá trị nhân đạo là gì?

Trước khi hiểu được giá trị nhân đạo là gì, chúng ta cùng nhau phân tích khái niệm nhân đạo trước nhé.

1.1. Khái niệm nhân đạo

Trong tiếng Hán Việt, nhân là người, đạo là lẽ phải. Như vậy nhân đạo là tình thương yêu giữa người với người, thể hiện ở việc tôn trọng giá trị, quyền lợi và phẩm chất của con người.

Nhân đạo là gì?

Từ đây chúng ta có hai khái niệm có liên quan đến nhân đạo là tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo.

Tư tưởng nhân đạo là những suy nghĩ luôn thể hiện tình yêu thương của một cá nhân với các vấn đề xã hội.

Vậy chủ nghĩa nhân đạo là gì? Chủ nghĩa nhân đạo bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Trong thời gian này, ngoài chủ nghĩa nhân đạo, nền văn học Việt Nam còn xuất hiện thêm nhiều phong trào mới như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa đạo đức. Trong số các trào lưu đó, chủ nghĩa nhân đạo trở nên nổi bật hơn hẳn nhờ hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng từ thơ ca đến văn xuôi. Đồng thời chủ nghĩa nhân đạo cũng góp phần tạo nên bước tiến vượt bậc trong lịch sử văn học dân tộc.

1.2. Hiểu đúng giá trị nhân đạo là gì?

Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên từ niềm cảm thông sâu sắc của tác giả trước những số phận bất hạnh trong xã hội thời bấy giờ. 

Một điểm chung mà chúng ta có thể thấy trong hầu hết các tác phẩm văn học thời kỳ này là các nhân vật đều tồn tại một nét đẹp tâm hồn nào đó, cho dù họ đang phải trải qua cuộc sống hết sức khó khăn. Và đây cũng chính là thông điệp mà tác giả muốn nhắn nhủ tới độc giả thông qua ngòi bút miêu tả tinh tế của mình. Nó chúng ta có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua khó khăn trước mắt.

1.3. Các tác phẩm có giá trị nhân đạo nổi tiếng

Giai đoạn thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX nảy sinh nhiều sự kiện mang tính chất lịch sử như: Sự khủng hoảng về tư tưởng, đạo đức, trật tự xã hội; sự trỗi dậy của văn học dân gian dân chủ; sự phát triển của trao đổi hàng hóa và việc thành lập các khu đô thị. Điều này gây nên nhiều bất công trong xã hội đến mức các nhà văn, nhà thơ không ngừng lên án chế độ phong kiến, giai cấp thống trị và các cuộc chiến tranh phong kiến thông qua các tác phẩm mang đậm giá trị nhân đạo, nhằm bảo vệ quyền sống. 

Ví như Đặng Trần Côn, tác giả của bài thơ chữ Nôm có tựa đề “Chinh phụ ngâm khúc”, đã buộc tội các phe phái phong kiến ​​phát động các cuộc nội chiến, cướp đi hạnh phúc và tuổi thanh xuân của con người khiến bao con người phải rơi vào cảnh khốn cùng, ly tán.

Tác phẩm mang giá trị nhân đạo
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong tác phẩm ‘Chinh phụ ngâm khúc”

Trong một bài thơ sử thi có tựa đề “Đoạn trường tân thanh”, hay còn được gọi là “Truyện Kiều”, tác giả Nguyễn Du đã thể hiện sự bất bình mãnh liệt đối với xã hội gian ác, nơi mà bọn quan lại phong kiến ​​và bọn cường quyền là những tên cướp gian trá, xảo quyệt, nhẫn tâm chà đạp lên cuộc sống của những người dân vô tội.

Nhìn chung trong giai đoạn này, số phận con người đã trở thành một chủ đề nóng bỏng được đề cập một cách gay gắt trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt phải kể đến cuộc sống của những người phụ nữ nghèo.

Mặc dù chịu thương chịu khó nhưng họ lại bị coi như tầng lớp dưới đáy của xã hội và luôn bị người khác khinh miệt. Không phải ngẫu nhiên mà người phụ nữ lại trở thành hình tượng trung tâm, tiêu biểu nhất trong văn học Việt Nam thời kỳ này. 

Trên thực tế, họ tượng trưng cho những người bị đẩy vào cảnh khốn cùng và cơ cực trong một xã hội nam quyền với hàng loạt các chuẩn mực xã hội được áp dụng nghiêm ngặt đối với phụ nữ nói riêng và những người bình thường nói chung. 

Chúng ta có thể thấy hầu như những nhân vật nữ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đều là những người có số phận bất hạnh, ngay cả người “tài sắc mười phân vẹn mười” như Thúy Kiều cũng không tránh khỏi. 

Đến thế kỷ XX, các tác giả lại chủ yếu nói về hình ảnh người nông dân trước, trong và sau thời kỳ Cách mạng tháng 8 năm 1945. Một số tác phẩm mang giá trị nhân đạo nổi tiếng giai đoạn này phải kể đến như Vợ nhặt (1945), Chí Phèo (1941), Vợ chồng A Phủ (2953),…

2. Phân tích khía cạnh của giá trị nhân đạo

Để phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học, chúng ta cần dựa trên 4 khía cạnh sau:

2.1. Tố cáo, lên án xã hội

Ở phương diện này, các nhà văn, nhà thơ thường phê phán những người thuộc tầng lớp thống trị tàn ác, bạo ngược đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người và hủy hoại các giá trị đạo lý tốt đẹp.

2.2. Ca ngợi

Tác giả thường sẽ ca ngợi truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi tài năng, phẩm giá và khát vọng chính đáng của con người.

Đồng thời nêu bật ý nghĩa của cuộc sống thế tục và khẳng định sự tồn tại của cá nhân con người với tư cách là một thực thể bình đẳng trong xã hội. Đây là một khía cạnh rất sâu sắc của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nàng Kiều không những xinh đẹp khó cưỡng mà còn rất tài năng. Đó là một chủ đề thực sự mới trong văn học Việt Nam thời bấy giờ vì tài năng của người phụ nữ ít được đề cập đến trong các tác phẩm thời kỳ trước đó.

Những gì mà các tác giả đề cập đến chỉ là các kỹ năng liên quan đến nội trợ. Họ chưa bao giờ nói về khả năng làm thơ và văn chương của phụ nữ.

Đặc biệt, năng khiếu nghệ thuật còn được coi là một điều cấm kỵ, bởi theo quan niệm truyền thống của Nho giáo, những người kiếm sống bằng nghề ca hát và chơi nhạc thường có lối sống phóng túng, không quan tâm đến phẩm giá con người.

Tuy nhiên, như Nguyễn Du đã chứng minh, Kiều là một cô gái có nhân cách cao đẹp, biết giữ gìn phẩm giá của mình ngay cả trong những hoàn cảnh bị lừa bán thành gái lầu xanh. 

Giá trị nhân đạo là gì?
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm nổi tiếng về giá trị nhân đạo

2.3. Thương cảm, bênh vực

Khía cạnh này xuất phát từ việc tác giả nhận thức được vẻ đẹp tiềm ẩn của nhân vật hoặc nhận thức được nguyên nhân khiến những con người lương thiện phải đi vào bước đường cùng.

Trong các tác phẩm văn xuôi, tác giả còn xây dựng thêm tuyến nhân vật phụ để làm chỗ dựa cho họ, giúp họ vượt qua khó khăn và vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định khát vọng sống của mình.

2.4. Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật

Không phải tác phẩm nào theo chủ nghĩa nhân đạo cũng có đặc điểm này. Nó còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và dự đoán trước hiện thực của nhà văn. Theo đó, các nhân vật có số phận bất hạnh trong tác phẩm sẽ tìm ra được lối thoát giải quyết những bế tắc của mình.

Một cách khác là tác giả tạo ra các tình tiết mang tính kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà những con người này không có khả năng thay đổi được hoàn cảnh ở cuộc sống thực.

Chỉ cần nắm chắc và phân tích được đầy đủ nội dung thuộc 4 khía cạnh trên, chắc chắn các em sẽ tự tin phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3. Giá trị nhân văn là gì?

Trong tiếng Hán Việt, nhân là người, văn là văn hóa, văn minh. Như vậy giá trị nhân văn là những giá trị tốt đẹp của con người. 

Giá trị nhân văn là thước đo giá trị căn bản của một tác phẩm văn học bởi thông qua giá trị này, người đọc mới có thể cảm nhận được sự đồng cảm của tác giả và sự trăn trở trước một vấn đề nào đó trong xã hội. 

Khi phân tích giá trị nhân văn của tác phẩm, người ta thường làm rõ những giá trị như vẻ đẹp trí tuệ, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trong tình cảm,…

Giá trị nhân văn là gì?

4. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là gì trong văn học?

Như chúng tôi đã chia sẻ ở ngay đầu bài viết, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo là hai giá trị cốt lõi của một tác phẩm. Vậy giá trị hiện thực là gì? Nó chính là cách mà tác giả phơi bày hiện thực đời sống của người dân và của xã hội trong tác phẩm của mình.

Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao),…là những tác phẩm văn học bất hủ mang đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Chẳng hạn như trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã phản ánh một chế độ xã hội phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ.

Người phụ nữ ở thời kỳ này phải cam chịu những lễ giá khắt khe và tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Chính điều đó đã trực tiếp đẩy họ rơi vào hàng loạt bi kịch cuộc đời và chẳng thể tự bảo vệ bản thân mình.

Ngoài ra, Nguyễn Dữ còn phản ánh những cuộc chiến tranh vô nghĩa kéo dài và gây ra bao mất mát, đau thương cho người dân.

Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong ‘Chuyện người con gái Nam Xương”

Về giá trị nhân đạo, Nguyễn Dữ luôn ngợi ca cũng như thể hiện sự trân trọng với vẻ đẹp của người phụ nữ thời xưa thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Mặc dù xuất thân thấp kém nhưng lại vô cùng nết na, hiếu thảo và chung thủy. 

Kể từ khi về nhà chồng, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, trong nhà không bao giờ có chuyện vợ chồng bất hòa. Chồng đi lính, nàng cũng chỉ nói những lời dặn dò thắm thiết và mong chồng trở về bình yên, chẳng cần “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm”.

Lúc chồng vắng nhà, một tay nàng thu xếp mọi việc trong nhà từ chăm mẹ chồng đến chăm con. Tận lúc sắp ra đi, mẹ chồng của Vũ Nương vẫn hết mực thương yêu nàng: “trời xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. 

Thế nhưng khi người chồng đi lính về lại nghi ngờ vợ mình thất tiết. Khi không thể cứu vãn được nữa, Vũ Nương đã gieo mình xuống sông để bảo vệ danh tiết của mình.

Đây được xem như một hành động quyết liệt, sẵn sàng chết chứ không chịu để tiếng oan khó rửa. Tác giả Nguyễn Dữ luôn thể hiện sự thương cảm, bênh vực hết mực cho người phụ nữ trong xã hội cũ qua từng câu chữ của mình.

Chưa dừng lại ở đó, ông còn cất tiếng nói đòi quyền công bằng cho người phụ nữ thông qua sự việc Vũ Nương được Linh Phi – vợ vua biển Nam Hải cứu sống và cho nàng hưởng một cuộc sống bất tử. Đây chính là con đường mà Nguyễn Dữ đã tạo ra để giải thoát cho những người phụ nữ có số phận bất hạnh. 

Như vậy chúng ta có thể thấy cả 4 khía cạnh giá trị nhân đạo vừa phân tích ở phần 2 đều được gói gọn trong áng văn bất hủ của Nguyễn Dữ.

Nắm chắc khái niệm giá trị nhân đạo là gì và 4 khía cạnh của giá trị nhân đạo chính là chìa khóa quan trọng giúp chúng ta tìm ra được giá trị cốt lõi của một tác phẩm văn học. Với những thông tin vừa chia sẻ trên đây, chúng tôi hy vọng giúp các bạn không còn lúng túng khi bắt gặp những dạng đề yêu cầu phân tích giá trị nhân đạo hoặc giá trị hiện thực nữa.

Xem thêm:

Source: Jobtest

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here