Chúng tôi lương bằng nhau, nhưng anh ta giàu còn tôi vẫn mãi nghèo!

0
907

Khi nói đến vấn đề tài chính, chúng ta thường hay đặt câu hỏi làm sao để có thể giữ tối đa tiền lương kiếm được, đây là câu hỏi thường trực trong đầu bất kỳ ai. Vậy nên mới có những người kiếm lương tháng 20 triệu mà chẳng đủ sống, mà còn có những người chỉ kiếm 7 triệu vẫn sống thoải mái.

Bạn có biết vì sao có điểm khác biệt đó không? Đó chính là: Tư duy về tiền bạc – tiết kiệm – đầu tư – kiếm tiền

Không phải những tỷ phú, mà chính những người chỉ lẹt đẹt lương 7, 8 triệu đồng cũng có những bí quyết tài chính. Bạn là người phải nắm rõ QUY LUẬT để kiếm tiền như thế nào, giữ tiền ra sao, khiến nó có thể sinh sôi nảy nở bằng cách gì.

Quy luật số 1: Tiêu ít hơn số tiền bản thân kiếm được

Lương không cao, chẳng sao cả. Có những người xuất phát từ điểm bần nông, một kẻ trắng tay, đi làm bằng tấm bằng đại học… Chẳng ai có thể trách họ cả, bởi lẽ ai không phải ai cũng may mắn đã sở hữu một gia tài kếch xù để bắt đầu lập nghiệp cả.

Nhưng khi bắt đầu kiếm tiền, bạn cần phải học cách giữ tiền và biến nó tăng nhiều hơn. Nếu bạn để số tiền kiếm được của bản thân một đi không trở lại thì thật sự đó là một cái “tội”.

Chỉ để chi tiêu các khoản cá nhân như mua sắm, ăn uống, du lịch… mà không ít người khờ khạo, luôn tiêu sạch sành sanh số tiền lương trong tháng, thậm chí còn vay mượn thêm để thỏa mãn nhu cầu bản thân. Cuộc đời bạn sẽ chỉ xoáy vào lòng luẩn quẩn nếu cứ phải bù lỗ từ tháng lương này sang tháng lương kia, doanh thu tháng này đắp vào doanh thu tháng sau.

Lại có những kẻ còn khờ khạo hơn khi nghĩ mình kiếm được tháng lương 15 – 20 triệu là to, và rồi đi đến mọi nơi thẳng tay quẹt thẻ tín dụng. Từ mua sắm cho đến những nhà hàng sang trọng, cái kết chắc hẳn chẳng bao giờ là dễ chịu khi nhìn lại cả tháng thật ra chẳng còn lại đồng nào cho tương lai.

Những trường hợp luôn ngồi than đời, trách người rằng số mình không thể giàu, “đen như con rệp”, không có ai để yêu thương thật lòng vì chữ nghèo thì lại càng “đáng thương” hơn.

Bạn có bao giờ gặp những kẻ sĩ hão chưa, luôn đi phán xét cách người khác tiêu tiền:

“Ôi, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc… sống thế sống làm gì”

“Thằng kia thật bủn xỉn, ai lại để con gái trả tiền”

“Gout thời trang của hắn tệ hại quá, lúc nào cũng sơ mi, tuần mặc 3 bộ… Sao đi làm cùng nhau mà lại có kẻ quê mùa này rớt vào đây cơ chứ?”

“Hôm nay tao khao…”

Những lời đánh giá, săm soi của họ chẳng thể làm họ đẹp hơn trong mắt người khác được. Họ chẳng biết những người họ đang săm soi lại đang rất dư giả về tài chính. Anh ta có thể chi cả trăm triệu nếu như có việc gì cấp bách, anh ta chẳng cần phải chạy đôn chạy đáo vay mượn từng người một. Hay đơn giản, sau khi ổn định công việc được 1, 2 năm anh ấy lại có thể tự tin để nói rằng: “Con đủ chân thành và kinh tế để có thể chăm lo cho cô ấy”.

Rồi những người chuyên săm soi chuyện tiêu tiền của người khác kia, họ còn lại gì sau ngần ấy năm đi làm? Vài ba bộ đồ thời thượng, chiếc đồng hồ đúng mốt, một tá thẻ tín dụng với số nợ khổng lồ và đang mỏi mòn ngẫm nghĩ “sao cô ấy lại bỏ mình đi?”

Bạn đã hiểu: “Tại sao tôi và anh ta lương bằng nhau và tôi vẫn nghèo như thế” chưa?

Quá nuông chiều mức sống bản thân, luôn tiêu hơn số tiền mà mình kiếm được chính là sai lầm của bạn. Nối phũ phàng hơn một chút, bạn chính là kẻ sĩ diện cho chính cuộc đời của mình.

Phương pháp đơn giản nhưng lại khó, dừng ngay việc tiêu tiền mất kiểm soát của mình lại, dừng ngay việc phán xét người khác và xem lại cách tiêu tiền của bản thân. Hãy yêu đồng tiền mà mình kiếm được, trước khi ra quyết định mua một cái gì đó để thỏa mãn nhu cầu bản thân.

Quy luật số 2: Hiểu được cách giữ tiền, cũng phải nắm được quy luật “đẻ” thêm tiền.

chung-toi-luong-bang-nhau-nhung-anh-ta-giau-con-toi-van-mai-ngheo

Bạn có biết rằng cái anh chàng “sống lỗi mốt” ở trên lại giàu như thế không? Chẳng phải vì anh ta tiết kiệm đến cả nhịn ăn như kẻ hay săm soi đã nói đâu. Mà đơn giản đó chính là cách xài tiền thông minh, mua những thứ mình cần, biết rằng đâu là giới hạn của mình trong vấn đề chi tiêu… vậy số của anh ta có thể sinh lời bằng cách nào?

Anh ta đủ thông minh để hiểu:

  • Không bao giờ sắm thứ gì đó không thể trả bằng tiền mặt

  • Tiền chẳng mua được hạnh phúc, nhưng lại là nền móng cho mọi mối quan hệ.

  • Hiểu rằng mình có thể một ngày nào đó bị mất việc, vậy nên cần phải duy trì tự do tài chính.

  • Lúc ngủ cũng phải đẻ ra tiền, dù ít hay nhiều.

  • Tài chính không phải là vấn đề để chứng tỏ bản thân bằng việc tiêu xài phung phí…

Anh ta biết rằng, để trở nên giàu có thì việc may mắn là thật sự rất hy hữu. Phải có kế hoạch cụ thể, bằng chính số tiền lương, mình nên đầu tư bao nhiêu, đầu tư vào kênh nào.

nếu anh ta giỏi:

Giỏi viết – có thể viết thêm, có những người kiếm tháng chục triệu nhờ khả năng ngôn ngữ của mình.

Giỏi vẽ – Bạn có thấy những bức tranh thuê ngoài đắt đỏ không? Ai bảo làm thiết kế ở cơ quan là nghèo bao giờ?

Giỏi ăn nói – thử gặp anh ta lúc bán hàng xem, chốt sale đơn hàng trăm triệu bạn có dám?

Quy luật “sinh lời đồng tiền ở đây là gì”?

Gửi ngân hàng, chơi trái phiếu, mua cổ phần, mua hàng về bán sinh lời… bằng cách đầu tư đa kênh, dùng chính tiền lương của mình để đầu tư tăng thu nhập… nhất định không để tiền nằm yên tại chỗ.

Đầu tư bằng chính khối óc của mình, giỏi gì thì làm này, không được gặp khó rồi nản…. Không bao giờ an phận với mức lương hiện tại và cứ nghĩ đến những ưu đãi giảm giá ầm ầm ngoài thị trường, dùng chính kinh nghiệm làm thuê để kiếm thêm thu nhập cho chính mình.

Làm theo những quy luật này, tôi tin rằng 5 – 7 năm nữa bạn có thể thoải mái hơn trong việc mua những gì bạn muốn!

Mọi thứ sẽ tự nhiên mà đến, tiền bạc chính là tự do và là hạnh phúc

Lao động là vinh quang, không kiếm tiền bằng mọi giá nhưng hãy kiếm tiền bằng mọi cách. Bởi vì, tiền bạc chính là sự tự do. Đừng để sự tự do của bạn bị bó buộc trong một tổ chức với một ông sếp khó tính. Bạn làm chủ được tài chính, bạn có khả năng tự do bay nhảy đến nơi bạn muốn, khám phá những nơi bạn chưa được đặt chân đến.

Bạn phải biết rằng chỉ có thể làm những điều đó khi bạn giàu.

Xét cho cùng, bạn chẳng thể kỳ vọng tiền trong túi mình tự nhiều lên nếu không có lấy một mô hình quản lý tài chính đúng đắn. Vì vậy, hãy nghiêm khắc thêm một lần nữa vì sự tự do của mình. Đời mỗi người mỗi khác, đừng so sánh sự giàu có với ai đó, chỉ cần bạn tự làm chính mình giàu có là đủ hạnh phúc rồi.

Sự tự do là của chính bạn!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here