7 Câu hỏi xử lý tình huống hay giúp xác định ứng viên tiềm năng nhất

0
4577

Các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn là một trong những yếu tố giúp nhà tuyển dụng có có cái nhìn tổng quát, hiểu rõ hơn về ứng viên. Từ đó, xác nhận ứng viên có phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của vị trí tuyển dụng hay không.

Chính vì thế, dù là sinh viên mới ra trường hay người làm việc lâu năm cũng cần biết về 7 câu hỏi xử lý tình huống hay xác định ứng viên tiềm năng nhất để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc thành công. Hãy cùng theo dõi bài viết để trang bị cho mình những câu trả lời khéo léo, thông minh, được lòng nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm: Những hạn chế trong công tác tuyển dụng và cách khắc phục

cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van
Những câu hỏi xử lý tình huống hay thường gặp trong phỏng vấn.

1. Bạn sẽ làm gì nếu gặp khách hàng đang nổi giận vì một trong những sản phẩm/dịch vụ của công ty?

Đây là một câu hỏi phổ biến trong các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn, nhất là phỏng vấn trong lĩnh vực kinh doanh, các vị trí như chăm sóc khách hàng, tư vấn sản phẩm… Câu hỏi xử lý tình huống này nhằm giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng giải quyết xung đột của ứng viên với khách hàng.

Tình huống khách hàng không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của công ty là tình huống có thể xảy ra trong thực tế, xảy ra rất thường xuyên. Thế nên, đối với người xin việc đã có kinh nghiệm, đây không phải là một câu hỏi quá khó. Tuy nhiên, đối với sinh viên mới ra trường, ít trải nghiệm thực tế thì đây là một câu hỏi không dễ.

cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-2
Bạn sẽ làm gì khi khách hàng nổi giận vì sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Điều nhân sự muốn khi đặt câu hỏi này, là muốn biết khả năng xử lý của bạn có khéo léo, tinh tế, đặt khách hàng làm trung tâm nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hình ảnh của công ty. Chính vì thế, điều cần tránh khi gặp tình huống này là tránh xung đột với khách hàng.

Câu trả lời thích hợp có thể là: Trước hết, tôi sẽ xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện mà khách hàng gặp phải. Sau đó, tôi sẽ nhẹ nhàng nhờ khách hàng giải thích, mô tả rõ ràng lại vấn đề khách hàng đã trải qua. Tôi sẽ lắng nghe sự phàn nàn của khách, im lặng trong lúc trình bày để họ thấy được sự đồng cảm.

Sau khi họ kết thúc, tôi sẽ giải thích lại về sản phẩm, dịch vụ và đề cập đến vấn đề khách đề cập có phải lỗi do sản phẩm hay không. Tôi cũng sẽ trình bày các chính sách tương ứng đối với vấn đề khách gặp phải và thương lượng hướng giải quyết theo mong muốn của khách cũng như phù hợp với chính sách của công ty.

Nếu vấn đề khách hàng yêu cầu vượt ngoài giới hạn mà vị trí của tôi có thể quyết định được. Tôi sẽ xin khách hàng dành chút thời gian và liên hệ ngay với người quản lý, người có quyền quyết định định để được giúp đỡ.

2. Bạn sẽ xử lý thế nào nếu phải làm việc cùng một đồng nghiệp khó chịu?

Đây là câu hỏi để biết cách ứng xử của bạn trong môi trường công sở, liệu bạn có dung hòa được công việc và các mối quan hệ nơi làm việc.

Nếu bạn ứng tuyển ở vị trí nhân viên, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng chịu đựng, khả năng giao tiếp của bạn khi làm việc nhóm. Nếu bạn ứng tuyển ở cấp bậc quản lý, leader, người phỏng vấn muốn biết khả năng lãnh đạo của bạn.

Câu trả lời dành cho vị trí nhân viên: Tôi sẽ dành thời gian để làm trò chuyện với người đồng nghiệp khó chịu đó vì có thể trao đổi xem người đó đang gặp vấn đề gì, liệu có phải người này đang trải qua giai đoạn khó khăn, gặp vấn đề trong cuộc sống mà ảnh hưởng đến tâm trạng không.

Hoặc tôi sẽ nhẹ nhàng trao đổi nhẹ nhàng, tâm sự để xem người bạn đồng nghiệp có hiểu lầm hay không hài lòng về tôi ở điểm nào đó không.

Mỗi người mỗi tính cách nên khó tránh khỏi mâu thuẫn nhưng nếu tìm hiểu rõ nguyên nhân, chúng tôi sẽ hiểu hơn về nhau, giảm xung đột không cần thiết, nâng cao hiệu quả công việc hơn.

Câu trả lời dành cho vị trí quản lý: Tôi sẽ tìm hiểu xem liệu có sự khó chịu giữa bạn nhân viên đó với một người hay là với cả tập thể nhóm. Sau đó, tôi sẽ tìm gặp riêng bạn để tâm sự xem bạn có đang gặp vấn đề gì không?

Nếu là sự khó chịu giữa hai bạn với nhau, tôi sẽ đứng ra giải hòa, trao đổi để các bạn hiểu hơn, giải quyết mâu thuẫn, nhắc nhở nhẹ nhàng để các bạn không để ảnh hưởng đến công việc.

3. Bạn phạm phải một sai lầm nhưng không ai khác nhận ra, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ khắc phục hay cố tình cho qua?

cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-3
Trung thực là đức tính được đề cao trong trường hợp câu hỏi này.

Nếu gặp phải câu hỏi xử lý tình huống này sự trung thực là bí quyết thành công của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ thích những ứng viên trung thực, dám thừa nhận sai lầm của bản thân. Câu trả lời thích hợp là thừa nhận lỗi lầm và chủ động khắc phục sai lầm.

Thay vì che đậy, lảng tránh, việc khắc phục kịp thời là cách tốt nhất để không gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng hơn, khó khắc phục hơn.

4. Bỗng đến phút chót sếp thay đổi dự án, bạn sẽ làm gì?

Đây cũng là một trong những câu hỏi xử lý tình huống hay mà bạn có thể gặp khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, đây là một câu hỏi khó cho cả ứng viên đã dày dạn kinh nghiệm lẫn những người mới. Có thế, mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là tìm kiếm những ứng viên dám thách thức với khó khăn, chướng ngại vật.

Nhưng cũng có thể, họ đang tìm một ứng viên có sự kiên trì với mục tiêu, dám thuyết phục người quản lý đồng ý với dự án đã đề ra. Tùy vào tình hình phỏng vấn, vị trí ứng tuyển mà bạn hãy cân nhắc đưa ra câu trả lời phù hợp.

5. Hãy tưởng tượng tôi là khách hàng của bạn và bạn hãy thuyết phục tôi mua hàng

Câu hỏi này là câu hỏi “kinh điển” đối với vị trí nhân viên bán hàng. Để chứng minh mình là người bán hàng thông minh, để trả lời được câu hỏi này, trước hết, bạn phải nghiên cứu sơ lược về sản phẩm công ty đang phỏng vấn.

“Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”, kinh nghiệm này hoàn toàn đúng cho trường hợp câu hỏi này. Khi bạn có thông tin về sản phẩm, bạn mới có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.

6. Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn, bạn sẽ làm gì?

Trong thực tế khi làm việc, có những lúc bạn sẽ bất đồng quan điểm với đồng nghiệp, thậm chí là với sếp. Câu hỏi xử lý tình huống này áp dụng cho những lúc như thế này. Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem có đủ khéo léo, nhẫn nại không.

cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-4
Bất đồng quan điểm là trường hợp thường gặp trong công việc.

Câu trả lời thích hợp: Tôi sẽ không nổi nóng, giữ bình tĩnh khi gặp tình huống này bởi việc bất đồng quan điểm là bình thường. Tôi sẽ khéo léo giải thích cho bạn hiểu tại sao tôi lại ra ý kiến như vậy, đồng thời đưa ra những luận điểm để dẫn chứng cho ý kiến của tôi.

Tôi cũng sẽ muốn biết ý kiến của bạn, xem xét liệu luận điểm bạn đưa ra có đủ thuyết phục, phản biện lại ý kiến của tôi hay không.

Tôi sẽ không cãi nhau vì cảm tính. Nếu luận điểm tôi đúng, tôi sẽ tiếp tục tìm những dẫn chứng để thuyết phục bạn. Nếu bạn vẫn không chấp nhận, thì tôi dừng cuộc trao đổi lại và giữ vững quan điểm riêng của mỗi người, không cãi nhau, không bình phẩm để tránh xung đột không đáng có.

7. Bạn đã gặp chuyện khó khăn gì nhất trong cuộc sống?

Bạn có thể chia sẻ trải nghiệm của bản thân nếu gặp câu hỏi này. Bất cứ điều gì bạn cảm thấy khó khăn nhất mà đã từng trải qua. Và đưa nhiên đi kèm câu trả lời thì luôn có cách giải quyết, trải nghiệm bạn đã làm gì để vượt qua chuyện khó khăn đó.

cac-cau-hoi-tinh-huong-khi-phong-van-5
Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công.

Trên đây là các câu hỏi tình huống khi phỏng vấn thường gặp nhất. Hy vọng, với những chia sẻ này, các ứng viên đã có thể tự tin hơn trong buổi phỏng vấn sắp tới. Jobtest chúc các bạn thành công trong những đợt phỏng vẫn sắp tới.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here