Trong 3 năm vừa qua, chúng ta đã bắt gặp nhiều những cái nhìn thoáng qua về cuộc sống cá nhân của nhau hơn bao giờ hết.
Có thể thấy, tần suất của thú cưng hay con cái xuất hiện trong các cuộc gọi video, hay tần suất của những cuộc họp với đồng nghiệp trên đường đưa con đến trường đã dần xuất hiện nhiều hơn và trở nên quen thuộc. Cũng không có gì là lạ khi bị đồng nghiệp từ chối họp online vì đang học yoga hay đang có buổi spa chăm sóc sức khỏe. Những gì từng được coi là lý thuyết tại nơi làm việc trước đại dịch giờ đã trở thành thực tế trong cuộc sống bình thường mới, nơi lợi ích của nhân viên được đặt làm trung tâm. Khả năng tập trung vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã trở thành một bước đột phá trong nhiều Doanh nghiệp, và đa phần nhân viên đều thích sự linh hoạt này. Nó giúp họ luôn kết nối với gia đình và sức khỏe trong khi vẫn có thể tiếp tục duy trì hiệu suất làm việc.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là – chúng có thực sự thúc đẩy kết quả công việc hay không? Và trọng tâm lấy con người làm trung tâm mới này ảnh hưởng như thế nào đến các nhà quản lý, những người đang học cách vượt qua ranh giới mong manh giữa việc tạo không gian cho phúc lợi của nhân viên, đồng thời tiếp tục đạt được các mục tiêu, tăng lợi nhuận và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của họ? Chúng tôi tự hỏi làm thế nào các nhà quản lý có thể tiến xa hơn với mô hình mới này.
Cân Bằng Phúc lợi Toàn diện và Hiệu quả Công việc
Wiley Workplace Intelligence đã khảo sát 6.004 cá nhân, trong đó có 3.363 người là quản lý nhân sự để tìm hiểu xem các nhà quản lý đang đối phó với những thay đổi này như thế nào. Sự phát triển của vai trò lãnh đạo từ mô hình “ra lệnh và kiểm soát” trong quá khứ sang cách tiếp cận bình đẳng và tập trung vào con người đã tạo ra những áp lực vô hình lên những người ở giữa.
Rõ ràng là vai trò của các nhà quản lý đang ngày càng trở nên phức tạp. Tuy nhiên, dù những người trả lời khảo sát của chúng tôi cho biết họ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, song việc cân bằng sự hài lòng của nhân viên và năng suất công việc vẫn luôn là ưu tiên số một của họ.
Phát triển mối quan hệ với Lãnh đạo
Mối quan hệ giữa nhân viên và người quản lý của họ cũng được phát triển theo thời gian. Mặc dù những thay đổi này đã tạo ra động lực sâu sắc và tiến bộ nhằm thúc đẩy sự hài lòng trong công việc nói chung, nhưng việc giao trách nhiệm công việc cho nhân sự trong bối cảnh mới này có thể là một thách thức đối với các nhà quản lý.
Mặc dù lấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt hơn làm tiêu chuẩn, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi lớp yoga hàng tuần hay trách nhiệm trong cuộc sống gia đình của nhân viên khiến họ chậm deadline hoặc suy giảm chất lượng công việc? Gần 20% các Nhà quản lý cho rằng việc giao trách nhiệm cho nhân viên là thách thức lớn nhất của họ, điều này nói lên những khó khăn mà các Nhà quản lý đặc biệt phải đối mặt trong việc duy trì không gian cho phúc lợi và hiệu quả của nhân sự cấp cao, những người thường bị tách ra nhiều hơn khỏi những hoạt động đang diễn ra hàng ngày ở bên trong tổ chức.
Phức tạp hơn, một thống kê gây sốc chỉ ra 63% các Nhà quản lý nhân sự thấy việc giải quyết các vấn đề về giao tiếp và thái độ của cấp dưới trực tiếp của họ là thách thức lớn nhất.
Có một cơ hội rõ ràng ở đây để các nhân viên ở tất cả các cấp phản ánh về cách họ thể hiện trong các mối quan hệ tại nơi làm việc. Ngoài ra, các nhà quản lý nhân sự có cơ hội kết hợp các sáng kiến về phúc lợi trong quá trình đạt được các mục tiêu của tổ chức để đáp ứng nhu cầu của nhân viên tại nơi họ làm việc, đồng thời hướng tới trách nhiệm công việc cao hơn và năng suất lao động nhất quán.
Phúc lợi gia tăng dẫn đến kết quả tốt hơn
Bất chấp những vấn đề cụ thể của người quản lý mà chúng tôi đã nêu ra ở đây, nhìn chung, trọng tâm mới về hạnh phúc đã dẫn đến những thay đổi tích cực tại nơi làm việc. Gần một nửa số người được khảo sát, bao gồm nhân viên ở tất cả các cấp trong tổ chức, báo cáo rằng sức khỏe của nhân viên có tác động tích cực đến hiệu suất trong tổ chức của họ.
Làm thế nào các nhà quản lý có thể tận dụng các sáng kiến về Phúc lợi để tăng Hiệu suất công việc?
Trong bối cảnh mới này, điều quan trọng là các Nhà quản lý phải nắm bắt được sự cân bằng giữa Phúc lợi toàn diện và Năng suất công việc. Cố gắng tìm cách tạo khoảng trống cho các Phúc lợi trong khi vẫn duy trì được những kỳ vọng cao về hiệu suất công việc chính là chìa khóa thành công. Trên thực tế, khi các nhà quản lý tự ứng dụng các sáng kiến về Phúc lợi lên bản thân, nó giúp giảm lượng stress mà họ đang cảm thấy khi cố gắng tìm kiếm sự ổn định trong trạng thái bình thường mới.
Bên cạnh các ranh giới không thể thay đổi như giờ làm việc hay không làm việc khi đang đi nghỉ, các Nhà quản lý đều có thể làm gương và gặt hái những lợi ích từ Chế độ Phúc lợi toàn diện.
Trên thực tế, có thể biến đổi những Phúc lợi thành Hiệu suất công việc bằng cách tôn vinh những thành tích đội nhóm với những phần thưởng nhỏ như một buổi chiều tự do hoặc một hoạt động nhóm vui vẻ. Hãy đặt mindset coi các mục tiêu của nhóm như một hành trình thay vì là đích đến có thể giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra một nền văn hóa Doanh nghiệp nơi ưu tiên cả Phúc lợi toàn diện và Hiệu quả công việc. Mặc dù các Nhà quản lý có những áp lực riêng, nhưng họ cũng có thể tận dụng những Phúc lợi đó để mang lại sự cân bằng và lành mạnh hơn cho nơi làm việc.
Giúp nhân viên của bạn làm việc cùng nhau hiệu quả hơn đồng thời đạt được những kết quả công việc tốt
Trong khi thế giới công sở không ngừng đổi mới và phát triển, có một điều luôn chắc chắn là: Kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc cần có ở một môi trường làm việc hiện đại Kỹ năng giao tiếp không tự nhiên đến với ai một cách dễ dàng. Nó cần được học tập, trau dồi và thực hành như bất kỳ kỹ năng nào khác.