Tổng hợp các thuật ngữ về lương và quy chế trả lương hiện hành

0
4361

Tính lương là một trong những mảng khó nhất của quản trị nhân sự nhưng cũng là quy trình đòi hỏi tính chính xác cao nhất. Do đó, nhân viên C&B (Compensation & Benefits) ở các công ty dù lớn hay nhỏ đều phải nắm thật rõ những quy định về tính lương của pháp luật Việt Nam để áp dụng vào doanh nghiệp. Để làm được điều này, trước hết hãy tìm hiểu các thuật ngữ về lương và quy chế trả lương hiện hành.

Các thuật ngữ về lương và phúc lợi

Sau đây là những thuật ngữ cơ bản về lương và phúc lợi mà tất cả nhân viên C&B đều phải nắm rõ.

Bậc lương – Pay rate

Đây là thuật ngữ về lương phổ biến. Bậc lương xuất hiện trong thang lương, dùng để phân biệt trình độ chuyên môn và thâm niên làm việc của người lao động. Số bậc trong thang lương còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc. Khoảng cách giữa các bậc thường được thiết kế tăng dần đều và ghi rõ những điều kiện kèm theo để có thể lên bậc.

thuật ngữ tính lương

Với số bậc càng cao thì mức lương mà người lao động nhận được càng cao. Ngoài ra, ở bậc lương cao hơn thì trách nhiệm công việc cũng sẽ nặng hơn. Điều này nhằm khuyến khích người lao động trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, cũng như kiến thức để thăng tiến trong công việc. 

Lương cơ bản – Basic pay, basic rate

Là mức lương mà người lao động được đảm bảo trả, chưa tính đến các khoản như thưởng, phụ cấp và làm ngoài giờ. Đối với doanh nghiệp nhà nước, cách tính lương cơ bản là lấy hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu. 

Đối với những doanh nghiệp ngoài nhà nước, mức lương này sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Lương cơ bản phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng trả lương chung của thị trường và phải được ghi rõ trong hợp đồng lao động.

Lương tối thiểu – Minimum wage/ salary

Đây là thuật ngữ về lương chỉ mức lương tối thiểu mà người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường sẽ được nhận. Tuy nhiên, mức lương này vẫn phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu cho người lao động và gia đình của họ. 

thuật ngữ tính lương

Thông thường, lương tối thiểu sẽ được quy định theo vùng, ngành và được xác định theo tháng, ngày, giờ. Đã có hơn 90% quốc gia trên thế giới ban hành luật tiền lương tối thiểu để đảm bảo mức sống cho người dân.

Quỹ lương/ Bảng lương – Payroll

Đây là danh sách bao gồm tất cả những nhân viên được nhận lương trong tháng và số tiền lương mà từng người nhận được. Ngoài lương, danh sách này cũng đề cập đến những khoản thưởng, phụ cấp kèm theo. Thuế tiền lương sẽ được xác định trên tổng quỹ lương của công ty.

Phụ cấp – Fringe benefits

Là những khoản tiền mà người lao động được hưởng thêm, ngoài lương cơ bản. Ví dụ: phụ cấp ăn trưa, tiền gửi xe, hỗ trợ tiền hưu trí, bảo hiểm nhân thọ. Ngoài ra, phụ cấp còn có những hình thức khác như vay vốn ưu đãi, mua cổ phiếu của công ty.

Tiền thưởng – Bonus

Tiền thưởng và phụ cấp là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tiền thưởng là khoản tiền mà người lao động được hưởng khi có thành tích xuất sắc, vượt kế hoạch. Tiền thưởng thường được trao theo dự án, theo quý, hoặc theo năm, dựa trên những đánh giá rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, còn có những loại tiền thưởng cố định như tiền thưởng sinh nhật, thưởng vào các ngày lễ lớn,…

Quy chế tiền lương

Những lưu ý về lương thưởng đều đã được quy định rõ trong Luật pháp Việt Nam. Các doanh nghiệp cần hiểu và tuân thủ những quy định này, tránh những sai sót không đáng có. 

Phạm vi áp dụng

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu những quy định về lương trong 

  • Nghị định Số 153/2016/NĐ-CP (Quy định về mức lương tối thiểu)

  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 (Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động)

  • Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13 (Quy định về bảo hiểm và trợ cấp)

  • Luật Doanh nghiệp – Luật số 68/2014/QH13 (Quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp)

Những quy định trên đã có hiệu lực từ ngày phê duyệt và được áp dụng cho tất cả người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp.

quy chế tính lương

Mẫu quy chế tiền lương trong doanh nghiệp

Dựa vào những quy định của Pháp luật, doanh nghiệp sẽ soạn lại quy chế tiền lương. Đây là lúc người làm Nhân sự cần phải cân nhắc về nguồn lực tài chính, quy mô công ty và những định hướng lâu dài để có những phương pháp phù hợp. Sau đây là một vài nội dung cơ bản trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp.

Phân loại tiền lương

Tùy theo những vị trí làm việc trong công ty, sẽ có những chế độ trả lương khác nhau

Lương chính: Là mức lương người lao động được hưởng với điều kiện lao động bình thường, không thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng và theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Lương thử việc: 85% lương chính thức

Lương khoán: Lương được trả căn cứ theo khối lượng công việc và thời gian hoàn thành. Hợp đồng giao khoán giữa doanh nghiệp và nhân viên cần quy định rõ: Công việc giao khoán, yêu cầu thành phẩm, thời gian thực hiện, mức tiền lương,…

Lương theo sản phẩm: lương được trả căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm.

Tùy theo từng hình thức trả lương, sẽ có những cách tính tiền lương khác nhau. Trong quy chế tiền lương của doanh nghiệp cũng cần ghi rõ công thức tính lương tương ứng.

Quy định về phụ cấp

Những khoản phụ cấp và trợ cấp cũng cần phải quy định rõ ngay từ đầu. Sau đây là một vài ví dụ: 

Các nhân viên giữ vị trí quản lý sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Giám đốc thì phụ cấp trách nhiệm là 6.000.000 VND/tháng, với vị trí Phó giám đốc thì phụ cấp trách nhiệm là 5.000.000 VND/tháng.

Nhân viên Kinh doanh sẽ được hưởng phụ cấp tiền xăng xe và điện thoại là 1.000.000 VND/tháng/nhân viên.

Toàn thể nhân viên được hưởng phụ cấp ăn trưa là 750.000 VND/tháng/nhân viên. 

quy chế tính lương

Quy định về tiền thưởng

Tùy theo tình hình tài chính của doanh nghiệp mà sẽ có những hình thức thưởng cho nhân viên khác nhau. Ví dụ như

Thưởng đạt doanh thu, thưởng theo dự án: Nếu doanh thu vượt từ 1% – 5% kế hoạch đề ra thì những nhân sự tham gia sẽ được thưởng số tiền bằng 2% lợi nhuận thực tế của dự án. Nếu doanh thu vượt 6% – 10% kế hoạch đề ra thì những nhân sự tham gia sẽ được thưởng số tiền bằng 5% lợi nhuận thực tế của dự án.

Thưởng cuối năm: Căn cứ vào hiệu quả công việc trong năm, nhân viên sẽ nhận được những mức thưởng tương ứng. Nhân viên được xếp loại A được thưởng 10.000.000 VND, loại B được thưởng 6.000.000 VND, loại C được thưởng 2.000.000 VND.

Thưởng vào các dịp lễ lớn: 30/4 & 1/5, Ngày Quốc khánh, Tết Dương lịch, toàn thể nhân viên được thưởng 200.000 VND/ nhân viên. 

Quy định xét tăng lương

Việc tăng lương thường được căn cứ vào hai yếu tố: thâm niên làm việc của nhân viên và hiệu quả công việc đạt được. Mỗi công ty sẽ có những quy định khác nhau, ví dụ

Chế độ xét tăng lương: Công ty tiến hành xét tăng lương 2 lần/ năm. Mỗi lần cách nhau 6 tháng. Cụ thể là vào tháng 3 và tháng 9 của năm.

Niên hạn trong diện xét tăng lương: Tất cả nhân viên làm việc trên 6 tháng tính từ ngày ký hợp đồng lao động chính thức.

Đối tượng trong diện xét tăng lương: Tất cả nhân viên chính thức của công ty, không vi phạm quy định làm việc trong 6 tháng và đạt được những thành tích nổi bật trong công việc.

Thủ tục xét tăng lương: Phòng hành chính nhân sự sẽ tổng hợp danh sách những nhân viên trong diện xét tăng lương để trình lên Ban lãnh đạo. Sau khi được xét duyệt, những nhân viên được tăng lương sẽ nhận Quyết định tăng lương từ phòng Hành chính nhân sự.

Mỗi bậc lương chênh lệch nhau 5%.

Bạn có thể tải bản quy chế trả lương mẫu TẠI ĐÂY.

Việc tính lương cũng như lập các quy chế trả lương là một quy trình khá phức tạp. Để có được một quy chế hoàn chỉnh, bạn bắt buộc hiểu rõ những quy định luật pháp cũng như biết cách cân đối với tình hình tài chính và quy mô doanh nghiệp hiện tại. Để giảm bớt những gánh nặng về chế độ lương cho doanh nghiệp, JobTest đã xây dựng dịch vụ tính lương được chuẩn hóa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí để giúp doanh nghiệp xây dựng quy chế tính lương phù hợp với đặc thù kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần thêm bất cứ sự hỗ trợ gì nhé.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here