Mục lục
Nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên là cả quá trình dài. Dù nỗ lực thế nào thì bạn cũng không thể làm điều này 1 mình mà cần phải có sự tham gia tích cực, chủ động của nhân viên. Điều này có nghĩa là bạn phải giải phóng được nguồn năng lượng trong họ. Vậy phải làm thế nào? Cùng JobTest tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Chọn người phù hợp
Rất ít người hiểu được rằng để nâng cao năng lực của nhân viên thì trước tiên là phải chọn được người phù hợp. Bạn nên đánh giá tất cả ứng viên dựa trên bản đồ năng lực đã được thiết lập từ trước. Điều này tạo nên sự công bằng và khách quan cho quá trình tuyển chọn.
Ngoài ra, nhân viên chỉ thật sự phát huy hết khả năng của mình khi họ được làm việc ở vị trí và môi trường phù hợp với tính cách. Điều này rất khó để phát hiện trong buổi phỏng vấn. Do đó, các nhà tuyển dụng ngày nay thường dùng những bài đánh giá DISC để có được những phân tích khoa học nhất. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về ứng vên của mình để phân bố nguồn nhân lực chuẩn xác ngay từ ban đầu.
Tổ chức các buổi training bài bản, khoa học
Quá trình đào tạo là điều không thể thiếu để nâng cao năng lực nhân viên. Mỗi công ty sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh và vị trí công việc. Trong quá trình tuyển dụng, người Nhân sự cần phải xác định được nhân viên đang yếu về kiến thức hay kỹ năng gì để áp dụng chương trình đào tạo phù hợp. Việc này sẽ giúp nhân viên làm quen với công việc nhanh hơn. Từ đó, giúp nâng cao năng lực làm việc.
Có chiến lược giao việc phù hợp
Người quản lý nên giao việc cho nhân viên 1 cách phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, công việc giao xuống phải đúng với năng lực làm việc của nhân viên. Mỗi người nhân viên đều có thế mạnh nhất định và khi được giao công việc phù hợp, họ sẽ phát huy hết năng lực làm việc của mình. Ngoài ra, người quản lý cũng nên để nhân viên của mình thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Điều này sẽ làm tăng hứng thú trong công việc. Hơn nữa, nhân viên sẽ cảm thấy được trân trọng và phấn đấu hơn trong công việc.
Không những thế, người quản lý cần phải khéo léo tăng dần độ khó cũng như khối lượng công việc của nhân viên. Tuy nhiên, việc này cần phải có thời gian để nhân viên quen việc, tránh khiến họ bị quá tải và mất động lực làm việc.
Gắn kết nhân viên mới với các nhân viên cũ
Nhân viên mới và cũ sẽ không thể nào hòa hợp với nhau ngay được. Đây là lúc mà người quản lý cần thể hiện vai trò gắn kết của mình. Có thể là thông qua những buổi ăn chung, những buổi trò chuyện để mọi người trong nhóm có thể hiểu nhau hơn. Quá trình này diễn ra càng nhanh thì càng tốt. Điều này sẽ tạo tiền đề cho sự phối hợp làm việc nhịp nhàng trong công việc. Khi đó, mọi người sẽ sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau, giúp cho năng lực làm việc của cả nhóm đều được nâng cao.
Cân bằng thời gian cho nhân viên
Để nâng cao năng lực làm việc, trước hết, bạn cần thấu hiểu nhân viên của mình. Hãy đối xử công bằng với tất cả nhân viên và nhìn nhận sự cố gắng của họ. Đừng giao cho họ quá nhiều việc khiến cuộc sống cá nhân của họ bị ảnh hưởng do phải cố gắng chạy Deadline. Ngoài những lúc làm việc, hãy chia sẻ với nhân viên về cuộc sống và sự nghiệp. Điều này khiến người quản lý gần gũi hơn với nhân viên và góp phần khích lệ tinh thần làm việc của họ.
Chủ động khuyến khích, động viên
Những lời khen và động viên là điều vô cùng cần thiết để thúc đẩy năng lực làm việc của nhân viên. Đây chính là “liều thuốc tinh thần” hiệu quả để họ nỗ lực nhiều hơn. Ngoài những lời động viên, người quản lý cũng nên đưa ra các tiêu chí khen thưởng để nhân viên có động lực phát triển.
Trên đây là những gợi ý giúp nâng cao năng lực làm việc cho nhân viên mà các doanh nghiệp có thể áp dụng. Những phương pháp trên sẽ mất chút ít thời gian. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó đem lại thì rất đáng để các nhà quản lý cân nhắc. Trong quá trình áp dụng, nếu bạn thấy có bất kỳ khó khăn gì thì hãy liên hệ ngay JobTest để được hỗ trợ kịp lúc nhé.